Loại nước cho gà uống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà tập trung của hộ nông dân huyện châu thành a tỉnh hậu giang (Trang 49)

Nước uống Mẫu Tỷ lệ Tổng

Nước sông 48 25.26 25.26

Nước máy 139 73.16 98.42

Nước giếng 3 1.58 100.00

Cộng 190 100.00

Nguồn: số liệu điều tra năm 2015

Bảng kết quả điều tra cho thấy, có 25,26 % hộ ni sử dụng nước sơng cho gà uống và 73,16% là hộ sử dụng nước máy cho gà uống, còn lại 1,58% là sử dụng nước giếng. Có nhiều hộ cho rằng trong giai đoạn úm gà tuy sử dụng nước giếng hoặc nước máy nhưng phải nấu cho gà uống hay khử trùng nước trước khi cho gà uống để tránh

gà bị bệnh. Nếu sử dụng nguồn nước không đảm bảo sẽ dẫn đến nguy cơ gà mắc phải các bệnh về đường ruột.

Trong các vụ nuôi vừa qua, đa phần gà của các hộ đều không mắc phải dịch bệnh nghiêm trọng mà chỉ thường xuất hiện các loại gà bệnh quen thuộc như: viêm đường hơ hấp mãn tính, bệnh cầu trùng, bệnh gumboro. Trong ba loại bệnh này thì bệnh gumboro mà gà nhiễm phải sẽ khó trị hơn. Vì thế, khi gà nhiễm phải bệnh này nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến thiệt hại rất lớn, có hộ hao hụt đến 30% như đã phân tích ở bảng 3.2. Và giải pháp của hộ khi có gà chết vì bệnh là đem chơn.

3.1.6. Tình hình tiêu thụ hiện nay

Khi gà được 90 ngày tuổi thì có thể xuất chuồng, tất cả các hộ đều bán cho thương lái và bán lẽ. Khó khăn khi tiêu thụ đó là thương lái chỉ mua một số, số còn lại họ mang ra chợ bán lẻ từng con, hộ nuôi cho rằng số lượng nuôi trong vụ nuôi gần tết là cung vượt cầu, ít có thương lái đi mua. Ở đây nơng hộ tự ni và cũng khơng có cơng ty bao tiêu sản phẩm. Khi có gà xuất chuồng, chủ trại tự liên hệ với thương lái. Khi mua thì thương lái đều đến tận chuồng ni để xem gà và chọn mua. Cách thức thanh tốn thì có hai hình thức là trả ngay bằng tiền mặt hoặc mua chịu nhưng chủ yếu vẫn là thanh toán ngay. Giá bán thường do hai bên thỏa thuận với nhau, chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm và trọng lượng gà đạt chuẩn 1,2 – 1,3 kg/con sẽ bán được giá hơn. Về việc nắm bắt thông tin thị trường, hầu hết các chủ hộ đều có sự quan tâm đến vấn đề này. Thông tin được cập nhật qua bạn bè, người thân cũng như người bán là chủ yếu.

Qua những bảng phân tích về tình hình chăn ni, kỹ thuật chăn ni và tình hình tiêu thụ gà của nơng hộ thì đa số hộ gặp phải những khó khăn về kỹ thuật, giá thức ăn và đầu ra của sản phẩm. Nhưng theo số liệu điều tra thực tế của 190 hộ chăn ni gà thì tất cả đều muốn tiếp tục chăn nuôi. Mặc dù chăn nuôi gà tận dụng được lao động nhà và mang lại lợi nhuận khá cao nhưng do tình hình dịch bệnh trong thời gian gần đây thường diễn biến phức tạp, giá thức ăn tăng cao, đầu ra khơng ổn định nên có 29,47% số hộ không muốn mở rộng thêm quy mô.

3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mẫu nghiên cứu 3.2.1. Theo phương pháp thống kê đa nhóm 3.2.1. Theo phương pháp thống kê đa nhóm

Lợi nhuận/chi phí đầu tư của các hộ chăn ni gà ở mức trung bình là 26,47%, thấp nhất là 1,95% và lợi nhuận cao nhất là ở mức 53,37% thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.8: Tỷ lệ % lợi nhuận/chi phí đầu tư của nơng hộ

Tên biến Mẫu Trung bình Sai số Nhỏ nhất Lớn nhất

loinhuanvon 190 26.47749 12.44097 1.950207 53.37374

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015

Để phân tích hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà tập trung của mẫu nghiên cứu, căn cứ kết quả ở bảng 3.8 các hộ được phân thành 3 nhóm như sau: nhóm có tỷ lệ % lợi nhuận/chi phí đầu tư < 15%, từ 15% đến 30% và từ 30% trở lên. Bên cạnh đó 190 mẫu nghiên cứu cũng được phân thành từng nhóm như sau: Nhóm theo quy mơ đàn gà (Lớn: trên 1.000 con, vừa: từ 500 đến 1.000 con, nhở: dưới 500 con), theo quy mô đầu tư (dưới 10 triệu, từ 10 – 20 triệu, trên 20 triệu), theo số lao động (chỉ 1 lao động, từ 2- 3 lao động, trên 3 lao động), theo vốn vay (không vay, vay đến 5 triệu, vay trên 5 triệu), theo gia bán gà thịt (dưới 70.000 đồng/kg, từ 70.000-75.000 đồng/kg, trên 75.000 đồng/kg). Kết quả thống kê theo nhóm được thể hiện như các bảng sau:

Bảng 3.9: Thống kê hộ theo lợi nhuận/chi phí và quy mơ đàn gà Lợi nhuận/vốn (%)

Dưới 15 Từ 15 – 30 Trên 30 Tổng Quy mô đàn gà (con)

Dưới 500 25 69 78 172

Từ 500 – 1.000 0 0 9 9

Trên 1.000 0 2 7 9

Tổng 25 71 94 190

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015

Bảng 3.9a: Thống kê tỷ lệ hộ theo lợi nhuận/chi phí và quy mơ đàn gà Lợi nhuận/vốn (%)

Dưới 15 Từ 15 – 30 Trên 30 Tổng Quy mô đàn gà (con)

Dưới 500 13,2 36,3 41,1 90,5

Từ 500 – 1.000 0 0 4,7 4,7

Trên 1.000 0 1,1 3,7 4,7

Tổng 13,2 37,4 49,5 100

Theo kết quả thống kê trên cho thấy tất cả 190 hộ được khảo sát đều có lợi nhuận, khơng có trường hợp thua lỗ, chỉ có lợi nhuận ít hoặc nhiều mà thơi. Cụ thể có 25/190 (13,15%) hộ có lợi nhuận ít hơn 15% cịn lại 165/190 (86,85%) hộ có lợi nhuận từ 15% trở lên. Có thể nói chăn nuôi gà là công việc mang lại thu nhập cao cho nông dân giúp nông dân tăng thêm thu nhập, giải quyết việc làm nhàn rỗi ở khu vực nông thôn, giúp họ ổn định cuộc sống, tuy nhiên vẫn có một số ít hộ chăn nuôi hiệu quả chưa cao do trong q trình chăn ni gặp phải dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt con giống nhiều và con giống chậm tăng trọng do môi trường nuôi nhốt. Nếu xét theo quy mô thì tất cả các hộ có quy mơ vừa và lớn (từ 500 con trở lên) đều có mức lợi nhuận từ 15% trở lên, khơng có hộ dưới 15%, trong số 25 hộ có lợi nhuận dưới 15% đều là các hộ có quy mơ nhỏ dưới 500 con. Do đó, chăn ni gà mang lại lợi nhuận cao và đối với những hộ có quy mơ lớn hơn thì lợi nhuận sẽ cao hơn.

Do trên địa bàn huyện Châu Thành A chỉ có tất cả là 18 hộ chăn nuôi gà quy mô 500 con trở lên và đã được khảo sát trong số 190 hộ, còn lại rất nhiều hộ chăn nuôi quy mô dưới 500 con mà tác giả chỉ chọn 172 hộ đại diện để khảo sát, do đó để phân tích cụ thể hiệu quả chăn nuôi của những hộ chăn nuôi dưới 500 con này ta tiếp tục chia thành 3 nhóm nhỏ để phân tích.

Bảng 3.10: Thống kê hộ theo lợi nhuận/chi phí và quy mơ đàn gà Lợi nhuận/vốn (%) Lợi nhuận/vốn (%)

Dưới 15 Từ 15 – 30 Trên 30 Tổng Quy mô đàn gà (con)

Dưới 200 7 0 3 10

Từ 200 – 300 16 52 17 85

Trên 300 đến dưới 500 2 17 58 77

Tổng 25 69 78 172

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015

Bảng 3.10a: Thống kê tỷ lệ hộ theo lợi nhuận/chi phí và quy mơ đàn gà Lợi nhuận/vốn (%)

Dưới 15 Từ 15 – 30 Trên 30 Tổng Quy mô đàn gà (con)

Dưới 200 4,1 0 1,7 5,8

Từ 200 – 300 9,3 30,2 9,9 49,4

Trên 300 đến dưới 500 1,2 9,9 33,7 44,8

Tổng 14,5 40,1 45,3 100

Kết quả thống kê cho thấy đa phần hộ nông dân nuôi gà quy mô từ 200 con trở lên, chỉ có 10/172 (5,8%) hộ chăn ni quy mô dưới 200 con. Trong 10 hộ quy mơ rất nhỏ này có đến 7 hộ có lợi nhuận dưới 15% (có những hộ gần như khơng có lợi nhuận). Trong 85 hộ quy mơ từ 200 – 300 con thì có 16 hộ có lợi nhuận dưới 15%, và có 2 hộ lợi nhuận dưới 15% trong số 77 hộ có quy mơ trên 300 con đến dưới 500 con. Có thể nói số hộ có lợi nhuận ít sẽ giảm khi quy mô tăng lên.

Bảng 3.11: Thống kê hộ theo lợi nhuận/chi phí và số lao động Lợi nhuận/vốn (%) Lợi nhuận/vốn (%) Dưới 15 Từ 15 – 30 Trên 30 Tổng Số lao động (người) Chỉ 1 17 31 41 89 Từ 2 – 3 8 40 51 99 Trên 3 0 0 2 2 Tổng 25 71 94 190

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015

Bảng 3.11a: Thống kê tỷ lệ hộ theo lợi nhuận/chi phí và số lao động Lợi nhuận/vốn (%) Lợi nhuận/vốn (%) Dưới 15 Từ 15 – 30 Trên 30 Tổng Số load động (người) Chỉ 1 8,9 16,3 21,6 46,8 Từ 2 – 3 4,2 21,1 26,8 52,1 Trên 3 0,0 0,0 1,1 1,1 Tổng 13,2 37,4 49,5 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015

Bảng thống kê cho thấy số hộ sử dụng trên 3 lao động cho việc ni gà là rất ít chỉ có 2/190 (1,05%) hộ cịn lại là sử dụng từ 1 đến 3 lao động và 100% số hộ được phỏng vấn cho biết họ không sử dụng lao động thuê chỉ sử dụng lao động nhà cho việc chăn ni gà. Vì ni gà khơng cần nhiều lao động cũng có thể làm được vì vậy những lao động khác sẽ tìm việc làm khác, nếu sử dụng nhiều lao động sẽ kém hiệu quả do chi phí lao động tăng lên. Mặt khác, có 51/190 (26,84%) hộ sử dụng 2 – 3 lao động và có lợi nhuận trên 30%, có 41/190 (21,58%) hộ chỉ sử dụng 01 lao động nhưng vẫn đạt mức lợi nhuận trên 30% và có 71/190 (37,36%) hộ sử dụng 1 – 3 lao động đạt mức lợi nhuận từ 15% - 30%, nhìn chung với quy mô nuôi dưới 500 con người nuôi chỉ sử dụng từ 1 – 3 lao động là hiệu quả nhất và đạt được lợi nhuận từ 15% trở lên.

Bảng 3.12: Thống kê hộ theo lợi nhuận/chi phí và vốn vay Lợi nhuận/vốn (%) Lợi nhuận/vốn (%) Dưới 15 Từ 15 – 30 Trên 30 Tổng Vốn vay (triệu đồng) Không vay vốn 7 24 82 113 Đến 5 triệu 17 43 3 63 Trên 5 triệu 1 4 9 14 Tổng 25 71 94 190

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015

Bảng 3.12a: Thống kê tỷ lệ hộ theo lợi nhuận/chi phí và vốn vay Lợi nhuận/vốn (%) Lợi nhuận/vốn (%) Dưới 15 Từ 15 – 30 Trên 30 Tổng Vốn vay (triệu đồng) Không vay vốn 3,7 12,6 43,2 59,5 Đến 5 triệu 8,9 22,6 1,6 33,2 Trên 5 triệu 0,5 2,1 4,7 7,4 Tổng 13,2 37,4 49,5 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015

Người nông dân nuôi gà với quy mơ nhỏ thì khơng cần nhiều vốn đầu tư và vốn đầu tư họ cũng có thể tự tích lũy trước đó hoặc mượn người thân, bạn bè được cũng có thể họ sẽ vay vốn tại ngân hàng, theo số liệu điều tra có đến 113/190 (59,47%) hộ khơng vay vốn ở ngân hàng và có 77/190 (40,53%) hộ có vay vốn trong đó có tới 63 hộ vay tối đa 5 triệu đồng và chỉ có 14 hộ vay trên 5 triệu đồng. Về lợi nhuận thì có 82/190 (43,15%) hộ có lợi nhuận trên 30% mà khơng cần vay vốn ngân hàng và có 43/190 (22,63%) hộ chỉ vay tối đa 5 triệu nhưng vẫn đạt mức lợi nhuận từ 15% - 30%. Nói chung vay vốn tại ngân hàng hầu như khơng ảnh hưởng gì nhiều đến hiệu quả chăn nuôi gà, việc tiếp cận tín dụng của người ni gà chưa được quan tâm đúng mức, người dân muốn mở rộng quy mô chăn nuôi nhưng không được vay vốn cũng là một khó khăn của người ni.

Bảng 3.13: Thống kê hộ theo lợi nhuận/chi phí và giá bán gà thịt Lợi nhuận/vốn (%) Lợi nhuận/vốn (%) Dưới 15 Từ 15 – 30 Trên 30 Tổng Giá bán (1.000 đồng/kg) Dưới 70 0 1 17 18 Từ 70 đến 75 25 70 11 106 Trên 75 0 0 66 66 Tổng 25 71 94 190

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015

Giá bán gà thịt mà hộ nông dân bán vụ gần nhất là từ 65.000 đ/kg đến 80.000 đ/kg theo kết quả khảo sát có 18 hộ bán với giá dưới 70.000 đ/kg, từ 70.000 – 75.000 đ/kg có 106 hộ bán và bán trên 75.000 đ/kg thì có 66 hộ.

Bảng 3.13a: Thống kê tỷ lệ hộ theo lợi nhuận/chi phí và giá bán gà thịt Lợi nhuận/vốn (%) Lợi nhuận/vốn (%) Dưới 15 Từ 15 – 30 Trên 30 Tổng Giá bán (1.000 đồng/kg) Dưới 70 0 0,5 8,9 9,5 Từ 70 đến 75 13,2 36,8 5,8 55,8 Trên 75 0 0 34,7 34,7 Tổng 13,2 37,4 49,5 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015

Giá bán ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của việc chăn ni nói chung và chăn ni gà cũng khơng ngoại lệ, có tất cả 66 hộ bán được giá trên 75.000 đ/kg đều đạt mức lợi nhuận trên 30%, trong 106 hộ bán được giá từ 70.000 – 75.000 đ/kg có 70 hộ đạt mức lợi nhuận từ 15% - 30% và có 11 hộ đạt lợi nhuận trên 30%, có 25 hộ đạt lợi nhuận dưới 15%.Tóm lại, giá bán càng cao thì lợi nhuận càng tăng và ngược lại.

Bảng 3.14: Thống kê hộ theo lợi nhuận/chi phí và kinh nghiệm ni gà Lợi nhuận/vốn (%)

Dưới 15 Từ 15 – 30 Trên 30 Tổng Kinh nghiệm (năm)

Dưới 3 17 70 74 161

Từ 3 đến 5 8 1 17 26

Trên 5 0 0 3 3

Tổng 25 71 94 190

Bảng 3.14a: Thống kê tỷ lệ hộ theo lợi nhuận/chi phí và kinh nghiệm ni Lợi nhuận/vốn (%)

Dưới 15 Từ 15 – 30 Trên 30 Tổng Kinh nghiệm (năm)

Dưới 3 8,9 36,8 38,9 84,7

Từ 3 đến 5 4,2 0,5 8,9 13,7

Trên 5 0,0 0,0 1,6 1,6

Tổng 13,2 37,4 49,5 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015

Bảng kết quả cho thấy có 161/190 (84,74%) hộ có dưới 3 năm kinh nghiệm ni gà, 26/190 (13,68%) hộ có từ 3 đến 5 năn kinh nghiệm và có 3/190 (1,58%) hộ có trên 5 năm kinh nghiệm ni gà. Đa số hộ nơng dân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăn ni gà vì chăn ni gà chỉ mới phát triển vài năm gần đây tuy nhiên hiệu quả mang lại khá cao do kỹ thuật chăn nuôi gà tương đối dễ đối với người nơng dân và có thể học hỏi từ những người nuôi trước là nuôi được. Mặc dù vậy nhưng kinh nghiệm cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chăn ni, trong 3 hộ có kinh nghiệm trên 5 năm thì đều đạt lợi nhuận trên 30%, trong 26 hộ có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm thì có tới 17 hộ có lợi nhuận trên 30%.

Bảng 3.15: Thống kê hộ theo lợi nhuận/chi phí và loại giống gà ni Lợi nhuận/vốn (%) Dưới 15 Từ 15 – 30 Trên 30 Tổng Loại giống Gà ta 9 0 44 53 Gà lai 16 71 50 137 Tổng 25 71 94 190

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015

Bảng 3.15a: Thống kê tỷ lệ hộ theo lợi nhuận/chi phí và loại giống gà nuôi Lợi nhuận/vốn (%) Dưới 15 Từ 15 – 30 Trên 30 Tổng Loại giống Gà ta 4,7 0,0 23,2 27,9 Gà lai 8,4 37,4 26,3 72,1 Tổng 13,2 37,4 49,5 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015

Bảng kết quả cho thấy đa số hộ nông dân nuôi giống gà lai 137/190 (72,1%) hộ, cịn lại 53/190 (27,9%) hộ là ni giống gà ta. Theo kinh nghiệm của nơng hộ thì gà lai

tăng trọng nhanh hơn gà ta nhưng lại bán giá thấp hơn gà ta vì vậy để rút ngắn thời gian ni thì nơng hộ đa số chọn ni giống gà lai.

Bảng 3.16: Thống kê hộ theo lợi nhuận/chi phí và tập huấn kỹ thuật Lợi nhuận/vốn (%) Dưới 15 Từ 15 – 30 Trên 30 Tổng Tập huấn kỹ thuật Có 7 22 22 51 Không 18 49 72 139 Tổng 25 71 94 190

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015

Bảng 3.16a: Thống kê tỷ lệ hộ theo lợi nhuận/chi phí và tập huấn kỹ thuật Lợi nhuận/vốn (%) Dưới 15 Từ 15 – 30 Trên 30 Tổng Tập huấn kỹ thuật Có 3,7 11,6 11,6 26,8 Không 9,5 25,8 37,9 73,2 Tổng 13,2 37,4 49,5 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015

Theo số liệu điều tra thì có 51/190 (26,8%) hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật và 139/190 (73,2%) hộ không được tham gia tập huấn kỹ thuật. Điều này cho thấy số hộ chưa được tiếp cận khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi gà là rất cao nhưng trong số 139 hộ khơng tham gia tập huấn kỹ thuật thì số hộ có tỷ lệ lợi nhuận dưới 15% là 18

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà tập trung của hộ nông dân huyện châu thành a tỉnh hậu giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)