CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ PHI TÀI CHÍNH
CV Bản thân công việc
CV1 Công việc phù hợp với năng lực và kiến thức, trình độ chun mơn của tơi CV2 Cơng việc của tơi có cơ hội thăng tiến và phát triển
CV3 Công việc không quá áp lực đối với tôi.
CV4 Công việc của tôi dễ được cấp trên thấy rõ kết quả hồn thành cơng việc
DK Điều kiện làm việc
DK1 Tôi được trang bị đầy đủ công cụ, phương tiện cần thiết để làm việc tại Đài và tác nghiệp ở hiện trường.
DK2 Môi trường lao động an toàn, đảm bảo sức khỏe.
DK3 Phịng làm việc của tơi rộng rãi thoáng mát đủ ánh sáng và tiện nghi. DK4 Giờ giấc làm việc ở đơn vị uyển chuyển, linh hoạt.
DK5 Các quy định, quy trình hướng dẫn cơng việc cụ thể, rõ ràng.
CT Cấp trên
CT1 Cấp trên công bằng, dân chủ trong phân công công việc và đối xử với cấp dưới. CT2 Cấp trên ln sẵn lịng hướng dẫn chia sẻ kinh nghiệm cho tôi.
CT3 Cấp trên lắng nghe ý kiến của tôi và tơn trọng tơi.
CT4 Cấp trên có trình độ chuyên môn và năng lực lãnh đạo tốt
CT5 Cấp trên luôn quan tâm cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho người lao động CT6 Tôi nhận được sự quan tâm cất nhắc và cơ hội thăng tiến
DN Đồng Nghiệp
DN1 Các đồng nghiệp phối hợp công việc rất tốt với tôi và ngược lại. DN2 Đồng nghiệp quan tâm, hỗ trợ và cho lời khuyên khi cần thiết. DN3 Đồng nghiệp của tôi rất thân thiện và đáng tin cậy.
CS Chính sách đào tạo – phúc lợi
CS1 Tôi được Đài tạo điều kiện cho đi tham quan du lịch, học hỏi kinh nghiệm thực tế. CS2 Chính sách đào tạo rõ ràng, đáp ứng yêu cầu công việc và năng lực chuyên môn của
tôi.
CS3 Đài thực hiện tốt việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
Tóm tắt chương 2
Ở chương 2 tác giả đã trình bày khái quát cơ sở lý thuyết về chính sách đãi ngộ và động lực làm việc của người lao động để làm cơ sở đánh giá thực trạng về chính sách đãi ngộ cho CBVC đang làm việc tại Đài PT-TH tỉnh Kiên Giang. Chương này cũng sơ lược các nghiên cứu trước đây về tạo động lực làm việc thơng qua chính sách đãi ngộ của các tác giả trong và ngoài nước. Trong chương này tác giả đã áp dụng mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thân về các yếu tố của một chương trình lương bổng và đãi ngộ. Tác giả cũng đã thảo luận với bộ phận Kế toán tài vụ, Lao động tiền
lương của Phịng Tổ chức-Hành chính và qua trao đổi với một số cán bộ quản lý, Viên chức có thâm niên cơng tác và có kinh nghiệm, đưa ra các yếu tố chính trong chính sách nhân sự tại Đài PT-TH Kiên Giang. Có hai nhóm đãi ngộ chính đó là: đãi ngộ Tài chính và Phi tài chính trong đó: có 12 yếu tố với 45 biến quan sát. Qua phân tích, đã xác định được có 1 yếu tố Động lực làm việc nói chung và 11 yếu tố của chính sách đãi ngộ ảnh hưởng đến động lực làm việc của CBVC đơn vị, bao gồm: (1) Tiền lương; (2) tiền thưởng; (3) tiền phụ cấp; (4) thu nhập tăng thêm;(5) Tiền nhuận bút;(6) phúc lợi;(7) bản thân công việc;(8) điều kiện làm việc;(9) cấp trên;(10) đồng nghiệp;(11) Chính sách đào tạo- phúc lợi.
Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ mơ tả chi tiết q trình thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
CHƯƠNG 3.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (Mixed Methods approach) và được tiến hành theo hai giai đoạn bao gồm: giai đoạn nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính) và giai đoạn nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng).
Đầu tiên, tác giả tổng quan vấn đề nghiên cứu về đánh giá chính sách đãi ngộ nhằm tạo động lực làm việc cho cán bộ viên chức tại Đài PT-TH tỉnh Kiên Giang. Tác giả đặt mục tiêu nghiên cứu là xác định và phân tích các yếu tố thuộc chính sách đãi ngộ ảnh hưởng đến động lực làm việc, để từ đó đánh giá chính sách đãi ngộ và tạo động lực làm việc cho cán bộ viên chức.
Tiếp theo, tác giả thực hiện nghiên cứu các lý thuyết về tạo động lực làm việc. Sau đó, tác giả đã thảo luận với bộ phận Kế toán tài vụ, Lao động tiền lương của Phịng Tổ chức-Hành chính và qua trao đổi với một số cán bộ quản lý, Viên chức có thâm niên cơng tác và có kinh nghiệm, đưa ra các yếu tố chính trong chính sách nhân sự tại Đài PT-TH Kiên Giang có ảnh hưởng đến việc tạo động lực cho người lao động. Bước tiếp theo, tác giả xác định phương pháp thu thập thông tin phù hợp với nghiên cứu. Ở đây là phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong bước nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành thảo luận tay đơi với 6 người đang làm việc tại đài và 2 người đã nghỉ việc, và tiến hành phỏng vấn nhóm chuyên gia gồm 9 người nhằm xác định lại các yếu tố thuộc chính sách đãi ngộ và thực trạng ảnh hưởng của những yếu tố này đến động lực làm việc. Kết quả nghiên cứu định tính sẽ được dùng để xây dựng bảng câu hỏi dùng trong bước tiếp theo. Trong bước nghiên cứu định lượng, tác giả tiến hành phát bản câu hỏi khảo sát cho toàn thể cán bộ viên chức tại Đài, kết quả thu về có 187 bản khảo sát đạt yêu cầu.
Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả tiến hành phân tích thơng qua phương pháp thống kê mô tả, so sánh đánh giá và thảo luận với các nhân viên trong đài, rồi thảo luận với ban giám đốc nhằm tìm ra những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến động lực làm việc và ưu tiên đề ra giải pháp kiến nghị cho nhóm yếu tố này.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn
Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn nhằm tổng hợp các báo cáo về tình hình cán bộ của Phịng Tổ chức Hành chính; tình hình thực hiện quy chế làm
việc của Đài; Quy chế chi tiêu nội bộ và tình hình thu chi tài chính của Phịng TC-HC bộ phận kế toán Tài vụ; và một số báo cáo, kết quả đã nghiên cứu có liên quan cũng như các tài liệu, giáo trình, internet….
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung mơ hình giả thiết cũng như các biến quan sát dùng để đo lường các thành phần của nó. Các bước thực hiện:
- Dựa vào các lý thuyết về động viên và sự thỏa mãn công việc của người lao động như: Maslow, Herzbeg, ... các công cụ đo lường sự thỏa mãn như JDI, JSS… và các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước, tác giả đã điều chỉnh, bổ sung và xây dựng thang đo về chính sách đãi ngộ của Đài PT-TH Kiên Giang.
Trong phần này, tác giả tiến hành thảo luận tay đôi nhằm ghi nhận những đóng góp về chính sách đãi ngộ ảnh hưởng đến động lực làm việc tại đài, và tiến hành phỏng vấn nhóm chuyên gia nhằm xác định lại những yếu tố chính của chính sách đãi ngộ, và độ phù hợp – dễ hiểu của ngơn ngữ sử dụng.
• Thảo luận tay đôi
Tác giả đã sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu về chính sách đãi ngộ tạo động lực làm việc của cán bộ viên chức hiện đang làm việc tại đài (chọn người từ các phòng ban khác nhau, phỏng vấn đến khi khơng cịn tìm ra điểm mới) và người lao động đã nghỉ việc (do khơng có điều kiện tiếp xúc, nên chỉ phỏng vấn 2 người) bằng phương pháp thảo luận tay đôi. Việc nghiên cứu này nhằm ghi nhận những ý kiến đóng góp về chính sách đãi ngộ của người lao động đã và đang làm việc tại đài PT-TH tỉnh Kiên Giang.
Mục đích:
- Hoạt động phỏng vấn các đối tượng là cán bộ lãnh đạo cấp Trưởng, phó phịng và Phóng viên, nhân viên văn phòng đang làm việc tại Đài nhằm thu thập những thông tin liên quan thực trạng cũng như các biện pháp để hồn thiện chính sách đãi ngộ tạo động lực làm việc cho CBVC hiện nay tại Đài PT-TH Kiên Giang.
- Hoạt động phỏng vấn các đối tượng là các CBVC đã nghỉ việc tại Đài Kiên Giang nhằm thu thập những thông tin liên quan thực trạng, những yếu tố trong chính sách đãi ngộ gây bất mãn ảnh hưởng tới động lực làm việc, cũng như các biện pháp
cần sửa đổi, bổ sung để nâng cao động lực làm việc đối với những NLĐ làm việc tại Đài hiện nay.
Danh sách tham gia thảo luận tay đôi:
1. Nguyễn Quang Tuấn 2. Phạm Thị Hồ 3. Lê Thị Bích
4 Nguyễn Tiên Trung 5. Lê Thanh Thừa 6. Đặng Quốc Bảo
7. Nguyễn Tuyết Vinh (đã nghỉ việc) 8. Ngô Hữ Hiền
Nội dung dàn bài thảo luận tay đôi người lao động đang làm việc và đã nghỉ việc lần lượt được trình bày ở phụ lục 1 và phụ lục 2. Kết quả phỏng vấn từng cá nhân được trình bày trong phụ lục 3 và phụ lục 4.
Theo đó, các cá nhân đánh giá điều kiện làm việc của đài chưa đáp ứng được nhu cầu, trang thiết bị còn thiếu và chưa đồng bộ, cơ sở vật chất đang dần xuống cấp. Chính sách lương theo quy định của nhà nước, thu nhập tăng thêm và nhuận bút chưa thanh toán kịp thời và còn nhiều bất cập – còn thấp, khen thưởng cịn hình thức nên chưa tạo được động lực. Chính sách đào tạo đã đi vào bài bản nhưng chưa chuyên sâu, cơ hội thăng tiến với phụ nữ ít được quan tâm, bố trí vị trí cơng tác cịn chưa đúng với trình độ chun mơn và kinh nghiệm thực tế. Mối quan hệ công tác đã được cải thiện nhưng cịn hiện tượng bằng mặt khơng bằng lịng, quan hệ đồng nghiệp tốt nhưng giữa cấp trên và cấp dưới chưa có sự lắng nghe.
• Thảo luận nhóm chuyên gia
Buổi thảo luận nhóm được bắt đầu vào lúc 9 giờ ngày 01/08/2016. Tại Hội trường nhỏ Đài PT-TH Kiên Giang.
Sau mỗi câu hỏi, những người được phỏng vấn sẽ thảo luận với nhau và đưa ra kết quả cuối cùng cho mỗi câu hỏi, nhằm xác định lại các yếu tố thuộc chính sách đãi ngộ ảnh hưởng đến động lực làm việc và đánh giá – chỉnh sửa việc sử dụng ngơn từ có phù hợp chưa nhằm điều chỉnh thang đo cho phù hợp.
- Trưởng Phịng Tổ chức – Hành chính. - Trưởng Phịng Thơng tin – Điện Tử. - Trưởng Phịng Kỹ thuật Cơng nghệ
- Trưởng Phịng Biên tập chương trình Truyền hình - Trưởng Phịng Chuyên đề
- 01 chuyên viên Tổ chức – Hành chính. - 01 chuyên viên khối nội dung.
Nội dung dàn bài thảo luận nhóm và kết quả được trình bày trong phụ lục 5. Thơng qua phỏng vấn nhóm chuyên gia, tác giả nhận thấy đa số các ý kiến cho rằng (1) mối liên hệ giữa Chính sách đãi ngộ của Đài và động lực làm việc của Người lao động tại Đài ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc chung, (2) người lao động quyết định làm việc tại Đài vì u thích cơng việc, thu nhập tốt hơn những đơn vị sự nghiệp hành chính, có cơ hội thăng tiến, (3) các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến động lực làm việc: chế độ chi trả nhuận bút, lương, thưởng, phúc lợi; môi trường làm việc, tác nghiệp chuyên nghiệp; kế hoạch quy hoạch đào tạo, cơ hội thăng tiến; Cấp trên có trình độ và hiểu biết về lĩnh vực chun mơn, việc đánh giá hiệu quả công việc một cách rõ ràng, chính xác.
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp định lượng được tiến hành ngay sau khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu sơ bộ. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc khảo sát lấy ý kiến của CBVC đang làm việc tại Đài PT-TH Kiên Giang bằng phiếu khảo sát. Dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Dữ liệu sau khi được mã hóa và làm sạch sẽ được tiến hành phân tích qua các bước:
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm nhận diện các biến thành phần giải thích cho các nhân tố.
- Thống kê mô tả để xem xét mức độ hài lịng của CBVC về chính sách đãi ngộ của Đài PT-TH Kiên Giang.
Sau khi có kết quả phân tích, thực hiện báo cáo kết quả nghiên cứu và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp đối với Đài PT-TH Kiên Giang.
Tác giả đã thiết kế bảng câu hỏi định lượng, tiến hành điều tra, chọn mẫu bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đối tượng tham gia khảo sát là các cán bộ viên chức đang làm việc tại đài PTTH tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm phân tích dữ liệu.
3.3. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Nội dung phiếu khảo sát gồm 2 phần chính
- Phần 1: Những thơng tin chung về phân loại thông tin đối tượng phỏng vấn - Phần 2: Các câu hỏi để làm rõ sự ảnh hưởng của Chính sách đãi ngộ của Đài PT-TH Kiên Giang đối với người lao động
• Bảng hỏi được chia làm 2 bên:
- Bên trái: là các yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động gồm 2 thành phần:
+ Đối với cơng cụ tài chính: Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp,tiền nhuận bút, phúc lợi.
+ Đối với cơng cụ phi tài chính: Bản thân cơng việc, mơi trường làm việc. - Bên phải: đánh giá của người lao động về tác động của những yếu tố đó (CBVC có đồng ý về những yếu tố đó hay khơng). Trong đó, 1: Khơng đồng ý, 2: Ít đồng ý, 3: Trung lập, 4: Đồng ý, 5: Rất đồng ý.
• Bảng câu hỏi được thiết kế qua các giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên các nhân tố thành phần trong thang đo tác động đến Chính sách đãi ngộ tạo động lực làm việc của viên chức Đài.
- Giai đoạn 2: Sau khi thiết kế bảng câu hỏi tác giả đã trực tiếp phỏng vấn một số cám bộ,viên chức làm việc tại Đài để kiểm tra về hình thức cũng như nội dung của bảng câu hỏi.
- Giai đoạn 3: Chỉnh sửa và hoàn tất bảng câu hỏi trước khi tiến hành điều tra. Nội dung chi tiết của Bảng hỏi được trình bày ở Phụ lục 6.
3.4. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
Luận văn sử dụng dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
+ Dữ liệu thứ cấp: Các báo cáo về tình hình cán bộ; tình hình thực hiện qui chế làm việc của Đài; Qui chế chi tiêu nội bộ và tình hình thu chi tài chính của Phịng TC-
HC; và một số báo cáo, kết quả đã nghiên cứu có liên quan cũng như các tài liệu,giáo trình, internet…
+ Dữ liệu sơ cấp: tác giả sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp, trong đó:
- Dữ liệu định tính: được sử dụng trong nghiên cứu khám phá: Phân tích dữ liệu dựa trên các thông tin, số liệu đã thu thập được.
- Dữ liệu định lượng: tác giả sử dụng kỹ thuật thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS phiên bản 20 nhằm đánh giá thực trạng và đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục để có thể từ đó đưa ra một số các giải pháp nhằm hồn thiện CSĐN đối với người lao động tại Đài Kiên Giang.
Tóm tắt chương 3
Chương này tác giả đã trình bày cụ thể các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu như: Phương pháp phân tích thống kê mơ tả, phân tích kinh tế và so sánh tổng quan, Phương pháp nghiên cứu tại bàn, Phương pháp nghiên