TT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015
1 Doanh thu Triệu đồng 75,773 67,191 60,204 70,538 2 Các khoản chi phí Triệu đồng 71,125 65,952 64,244 71,971 2 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 4,648 1,239 (4,040) (1,433) 3 Tổng thu nhập
BQ/tháng Triệu đồng 9,161 8,801 8,802 8,656 (Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính, Đài PT-TH Kiên Giang) Qua bảng 4.2 ta thấy:
- Tình hình Doanh thu: đã giảm sút liên tục qua các năm, năm 2013 chỉ đạt 88.67% so với năm 2012 giảm 11.33% tương đương 8,582 tỷ đồng; năm 2014: chỉ có 79.45% so với 2012 và 89.6% so với 2013 tương đương doanh thu năm 2014
giảm:15,569 tỷ đồng so với 2012 và 6,987 tỷ đòng so với 2013; năm 2015 doanh thu có phần chuyển biến tăng lại đạt 93.09% so với năm 2012 và 117.16% so với năm 2014. Năm 2014 doanh thu đã suy giảm trầm trọng làm Đài mất cân đối thu-chi, vì thế đã chi trả chậm tiền nhuận bút và các khoản chi khác cũng bị ngưng trệ, cơng nợ tăng lên, tình hình tài chính cuả Đài những năm qua vơ cùng khó khăn.
- Về chi phí và lợi nhuận: Năm 2012 nguồn thu đảm bảo cân đối thu-chi và đã dư ra khoản lợi nhuận 4,648 tỷ đồng, đảm bảo cho Đài thực hiện trích lập các quỹ và Ban giám đốc đài thơng qua cơng đồn đã trích ra 3 tỷ đồng để chi thu nhập tăng thêm cho người lao động. Tuy năm 2013 nguồn thu giảm sút nhưng trên tinh thần tiết kiệm và quản lý tài chính chặc chẽ nên lợi nhuận vẫn được đảm bảo. Riêng năm 2014 so với năm 2012 (doanh thu giả đến : 20.55% tương đương: 15,569 tỷ đồng, nhưng chi phí giảm: 9.67% tương đương: 6,881 tỷ đồng) và so với năm 2013 (doanh thu giảm 10.4% tương đương 6,987 tỷ đồng nhưng chi phí chỉ giảm 2.59% tương đương giảm: 1,708 tỷ đồng) và nên đã lỗ -4,040 tỷ đồng; năm 2015 tuy doanh thu có tăng (tăng 17.16% tương đương 10,334 tỷ đồng so với 2014) nhưng chi phí lại khơng giảm (mà tăng 12% tường đương 7,727 tỷ đồng) nên vẫn còn lỗ -1,433 tỷ đồng. Số lỗ của năm 2014 và 2015 sẽ mang sang các năm sau phải gánh chịu.
- Thu nhập bình quân của người lao động:
So với các năm thì năm 2012 thu nhập của người lao động cao nhất. Năm 2013,2014,2015 thu nhập bình qn khá ổn định khơng có sự chênh lệch đáng kể. Tuy vậy, trên thực tế thu nhập phân bổ khơng đồng đều, những người có thu nhập cao chủ yếu là Ban Giám đốc, đa số lãnh đạo các phịng, Trung tâm, và một số phóng viên, biên tập, quay phim đã có thâm niên cơng tác, cịn những Viên chức khối văn phòng, kỹ thuật, phát sóng và viên chức mới khác….thu nhập của họ chỉ ở mức từ 3-5 triệu/tháng, do mức lương cơ bản thấp, mà mức lương cơ bản thấp cũng kéo theo tiền phụ cấp làm thêm giờ thấp và tiền nhuận bút thấp;
Nhìn chung: Tình hình hoạt động và doanh thu của Đài qua các năm bị giảm sút, mất cân đối thu-chi và không đạt hiệu quả. Đội ngũ cán bộ viên chức tuy có tăng lên, nhưng so với yêu cầu thực tiễn chưa đáp ứng. Đội ngũ khối nội dung, chuyên môn chủ lực như: Biên kịch, biên tập cho các thể loại, đạo diễn, quay phim, âm thanh, ánh
sáng… thiếu tính chuyên sâu, phần lớn chỉ qua tập huấn ngắn hạn chưa được đào tạo bài bản.
Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý điều hành từng bộ phận, từng khâu chưa đáp ứng về kỹ năng và trình độ quản lý, thiếu tính chun nghiệp và tính thực tiễn, việc quy hoạch đào tạo bồi dưỡng không đúng kế hoạch, không kịp thời, không đáp ứng yêu cầu thực tế… gây mất cân đối nguồn lực và hạn chế phát huy được năng lực, sở trường, tài năng, sức sáng tạo của cán bộ, viên chức và người lao động.
Trang thiết bị vẫn chưa đạt theo yêu cầu, chưa đồng bộ, máy móc thiết bị, phương tiện phục vụ chuyên môn chậm được chuẩn hóa, một số thiết bị kỹ thuật xuống cấp, việc chuẩn bị cho lộ trình số hóa truyền hình cịn lúng túng,
Trước xu thế cạnh tranh trong lĩnh vực truyền thông, kế hoạch tăng thu cịn lúng túng, nguồn thu khơng bền vững, trong khi chi cho bộ máy quá lớn so với khả năng và điều kiện hoạt động, cơng tác quản lý tài chính cân đối các khoản chi chưa được chặt chẽ và hiệu quả. Thu nhập không đồng đều, không cân bằng nên phần nào đã ảnh hưởng đến thái độ tinh thần cũng như động lực làm việc của người lao động.
4.1.2. Về đặc điểm cơng việc của ngành truyền hình
Báo chí là phương tiện thơng tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Ngày nay, từ góc nhìn hiện đại, các loại hình báo chí (báo giấy, tạp chí, truyền hình, phát thanh, báo ảnh, báo điện tử, hãng thông tấn) được coi là lĩnh vực chủ chốt của truyền thông đại chúng.
Để hoạt động thông tin tuyên truyền có hiệu quả, để báo chí ngày càng trở thành phương tiện tuyên truyền, tiếng nói của Đảng, Nhà nước, diễn đàn thực sự tin cậy của các tầng lớp nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhà báo có đủ số lượng, cơ cấu hợp lý đồng bộ, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, năng lực, trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp, từng bước đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của báo chí hiện đại. Động lực làm việc của người lao động tại Đài là sự khao khát và tự nguyện để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt được nhu cầu của bản thân, mục tiêu của tổ chức trong quá trình lao động, quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
Để đánh giá thực trạng việc sử dụng các công cụ của CSĐN và ảnh hưởng của nó đến động lực làm việc của người lao độnng tại Đài PT-TH KG, tác giả tiến hành khảo sát đối tượng trả lời bảng hỏi là 203 cán bộ, viên chức, thuộc 10 phòng và 2 Trung tâm và đài truyền thanh thành phố Rạch Giá. Kết quả thu về được 187 bảng khảo sát hợp lệ và đưa vào phân tích.
Với hoạt động đặc thù của Đài, các vấn đề liên quan đến CSĐN được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của Đài và trong qui ước của Công đoàn cơ sở Đài. Các qui chế này được điều chỉnh bổ sung hàng năm cho phù hợp với tình hình chung của xã hội và điều kiện tài chính của Đài theo ý kiến đóng góp của các phịng tổng hợp gửi về Phịng TH-HC.
4.2. Thực trạng Chính sách đãi ngộ thơng qua các cơng cụ tài chính của đài PT-TH Kiên Giang TH Kiên Giang
4.2.1. Tiền lương, tiền cơng
• Tiền lương cơ bản theo ngạch bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp theo lương
Tiền lương ngạch bậc, chức vụ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ - CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, các khoản phụ cấp lương của viên chức trong biên chế và hợp đồng dài hạn theo các quy định của nhà nước được Đài đảm bảo chi trả hàng tháng gồm:
- Lương cơ bản theo hệ số ngạch bậc. - Phụ cấp chức vụ hưởng theo chức danh
- Phụ cấp thâm niên vượt khung đối với những viên chức công tác tại Đài lâu năm và bậc lương được hưởng đã vượt khung lương qui định của nhà nước.
- Phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với những công việc theo quy định.
Tiền lương, tiền công chi trả cho viên chức hàng tháng tại Đài được tính theo cơng thức sau:
Lcn= Ltt x (H1 + H2+ H3 + H4 +H5)
Trong đó:
+ Lcn: Lương cá nhân.
+ Ltt: Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. + H1: Hệ số lương theo ngạch bậc của cá nhân. + H2: Hệ số phụ cấp chức vụ
+ H3: Hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung. + H4: Hệ số phụ trách nhiệm
+ H5: Hệ số phụ cấp độc hại nguy hiểm
- Riêng hợp đồng khốn việc, cơng nhật thì tiền cơng thanh tốn theo hợp đồng đã ký giữa Đài và người lao động.
4.2.2. Tiền thu nhập tăng thêm
Mức chi thu nhập tăng thêm (hệ số tăng thêm theo công việc của người lao động) và mức trích quỹ, do thủ trưởng đơn vị quyết định theo qui chế chi tiêu nội bộ.
Theo thông tư 71/2006/TT – BTC ngày 9/8/2006 của bộ Tài Chính hướng dẫn Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với Đơn vị sự nghiệp công lập nay là Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015
và các quyết định bổ sung của Bộ tài chính. Đơn vị căn cứ kết quả tài chính trong năm và nguồn tích lũy các năm trước để lập phương án trả thu nhập tăng thêm cho người lao động bao gồm lao động trong biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên. Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và đảm bảo nguyên tắc: người nào có hiệu suất cơng tác cao, đóng góp nhiều
cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn; và được chi trả vào cuối năm khi đã tổng kết tình hình hoạt động của năm.
- Phương án trả thu nhập tăng thêm do Giám đốc Đài quyết định, sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Cơng đồn và tập thể Cán bộ,Viên chức.
Phương án chi trả và tạm chi trước Thu nhập tăng thêm như sau:
• Tạm ứng chi trước thu nhập tăng thêm căn cứ vào khả năng nguồn chênh lệch thu - chi của từng quý, sau khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp nhà nước, Ban GĐ Đài trên cơ sở tham khảo ý kiến của Cơng đồn cơ sở Đài quyết định tạm ứng phần thu nhập tăng thêm tối đa không quá 60% tiền lương theo ngạch bậc và khoản phụ cấp chức vụ theo lương cho tất cả cán bộ, viên chức của Đài.
• Phương pháp tính trả thu nhập tăng thêm cho người lao động:
- Xác định tổng số trả thu nhập tăng thêm cho người lao động: Tổng số trả thu nhập tăng thêm = Tổng tiền lương theo ngạch bậc và phụ cấp chức vụ + Tổng hệ số tăng thêm x Số tiền trả cho một hệ số tăng thêm Trong đó:
+ Tổng số trả thu nhập tăng thêm : là tổng số tiền phải trả thu nhập tăng thêm cho người lao động
+ Tổng tiền lương theo ngạch bậc và phụ cấp chức vụ là tổng tiền lương cơ bản và phụ cấp chức vụ của Cán bộ, công chức lĩnh hàng tháng ;
+ Tổng hệ số tăng thêm : tổng hệ số tăng thêm của toàn thể cán bộ, viên chức của Đài trừ hợp đồng khoán việc và thử việc; hệ số tăng thêm được xây dựng trên nguyên tắc người nào có hiệu suất cơng tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được trả nhiều hơn;
+ Số tiền trả cho một hệ số tăng thêm là số tiền trả cho một hệ số tính bình qn
Số tiền trả cho một hệ số tăng thêm được xác định như sau : Số tiền trả chomột hệ số tăng thêm = Số tiền trích ra để trả
TNTT cho người LĐ - Tổng tiền lương và phụ cấp chức vụ theo qui định nhà nước Tổng hệ số tăng thêm
Số tiền trích ra để trả TNTT cho người lao động là: là khoản chênh lệch thu lớn hơn chi, sau khi trừ đi phần trích quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng và phúc lợi; phần cịn lại trích ra để trả TNTT cho NLĐ.
- Số Thu nhập tăng thêm trả cho từng người lao động: Số TNTT trả cho từng NLĐ = Lương ngạch bậc và phụ cấp chức vụ của từng người + Hệ số tăng thêm của từng người x Số tiền trả cho một hệ số tăng thêm
Trong đó: Hệ số tăng thêm của từng các nhân được thảo luận giữa trưởng các phịng và thơng qua Cơng đoàn, Giám đốc quyết định cụ thể từng hệ số.
• Một số quy định chung khác về trả thu nhập tăng thêm :
- Đối với cán bộ được cử đi dự các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, thời gian 03 tháng đầu, căn cứ theo kết quả học tập từ loại khá trở lên được hưởng 100% định suất; từ trung bình đến TB khá được hưởng 80%; từ tháng thứ tư trở đi thì được hưởng 70% định suất thu nhập tăng thêm;
- Nghỉ trị bệnh 3 tháng đầu được hưởng 100% định suất, từ tháng thứ tư trở đi được hưởng 60% định suất thu nhập tăng thêm (không quá 01 năm)
- Nghỉ chế độ thai sản được hưởng 100% định suất thu nhập tăng thêm cho 3 tháng đầu, từ tháng thứ ba trở đi hưởng 70% định suất thu nhập tăng thêm;
Thu nhập hàng tháng của viên chức được Đài thanh toán bao gồm: Tiền lương, tiền công và Tiền thu nhập tăng thêm. Được chuyển khỏan vào tài khoản tại ngân hàng PVcombank CN Kiên giang của từng cá nhân khoảng từ ngày 01-05 hàng tháng.
Tiền lương bình quân của người lao động tại Đài qua các năm gần đây thể hiện trong bảng 4.3
Bảng 4. 3 Thu nhập bình quân của CBVC tại Đài Kiên Giang (2012-2015)
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phịng TC-HC Đài PT-TH Kiên Giang)
Có thể nói, dù ở thời đại nào thì nhìn chung tiền lương vẫn giữ một vai trò quan trọng đối với người lao động, dù có thể nó khơng phải là tất cả nhưng đó là nguồn thu nhập chính của họ. Tiền lương cao hay thấp có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người lao động. Bởi tiền lương cao không những đảm bảo đời sống người lao động mà cịn kích thích người lao động làm việc hăng hái để tăng khả năng tích luỹ.
4.2.3. Tiền thưởng
Đối với mỗi người lao động thì tiền thưởng có ý nghĩa rất to lớn khơng chỉ về vật chất mà còn về tinh thần. Khi người lao động được thưởng điều đó có nghĩa là thành tích lao động của người đó được tun dương. Họ sẽ cảm thấy phấn khởi, tự hào,nhiệt tình, hăng say với cơng việc hơn. Chính vì vậy, tiền thưởng là một công cụ kinh tế tạo động lực rất tốt cho người lao động.
Hàng năm Đài chi khen thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc được hội đồng thi đua khen thưởng của Đài ra Quyết định. Nguồn kinh phí chi khen thưởng được trích từ nguồn thu sự nghiệp.
• Thưởng thường xuyên theo định kỳ:
- Ngày 30/4 và ngày 1/5: 200.000-500.000đ/người
STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năn 2013 Năm 2014 Năm 2015
1 Tiền lương cơ bản và phụ cấp lương
bình quân tại Đài/ người/tháng 3.250 3.752 3.925 4.340 2 Thu nhập tăng thêm bình quân tại Đài/
người/tháng 1.404 0 0 0
3 Tổng thu nhập bình quân của CBVC
- Ngày quốc khánh 2/9: 200.000đ-500.000/người - Ngày 8/3 và 20/10(chỉ chi cho phụ nữ): 200.000đ/phụ nữ
- Tết dương lịch 1/1: 500.000đ-1.000.000/người
- Tết Nguyên đán từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ/người, mức cụ thể do Giám đốc quyết định trên cơ sở số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng của năm và sau khi thống nhất với Chủ tịch Cơng đồn Đài(tùy thuộc vào tình hình kinh phí-nếu doanh thu đả bảo).
Lao động thử việc, lao động theo hợp đồng mùa vụ, hợp đồng có thời hạn <12 tháng, nếu có mặt tại các thời điểm trên thì được hưởng 50% mức quy định.
Nhưng trên thực tế, từ năm 2012 cho đến nay tiền thưởng thường xuyên định kỳ này đã không được đảm bảo; CBVC Đài đã không nhận được tiền thưởng vào các dịp lễ do doanh thu giảm sút, Đài mất cân đối thu-chi qua các năm nên khơng có số dư để