Hiệu quả sử dụng vốn đầutư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh cà mau (Trang 41 - 42)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG ĐẦUTƯ CÔNG Ở CÀ MAU GIAI ĐOẠN 1995-2014

4.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn đầutư

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của tỉnh Cà Mau được phản ánh qua chỉ số ICOR, hệ số ICOR càng lớn có nghĩa là cần sử dụng nhiều vốn hơn để tạo ra tăng trưởng GDP.Bảng 4.2 cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của tỉnh Cà Mau giai đoạn 1995 - 2014 thấp hơn so với cả nước, thể hiện ở ICOR của Cà Mau cao hơn cả nước. Trong đó, giai đoạn 1995– 2004, ICOR của Cà Mau là 6,4 lần, nghĩa là Cà Mau cần 6,4 đồng vốn đầu tư (cả nước là 5,3 đồng) để tạo ra 1 đồng GDP; Giai đoạn 2005 – 2014, ICOR của Cà Mau là 6,7 lần nghĩa là Cà Mau cần 6,7 đồng đầu

tư (cả nước là 6,0 đồng) để tạo ra 1 đồng GDP. Bảng 4.2: Hệ số ICOR tỉnh Cà Mau 1995 - 2014 Stt ICOR 1995-2004 2005-2014 Giai đoạn 1995 - 2014 1 Cà Mau 6,4 6,7 6,6 2 Cả nước 5,3 6,0 5,7 3 Cà Mau/Cả nước 1,2 1,1 1,2

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu thống kê và tổng hợp từ internet, 2016

Mặc dù hệ số ICOR của Cà Mau cao nhưng lại có xu hướng tăng theo thời gian (ICOR giai đoạn 2005 – 2014 là 6,7 cao hơn so với ICOR 6,4 của giai đoạn 1995 – 2004) cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đang có chiều hướng giảm, cần phải sử dụng nhiều vốn để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế. Điều này xuất phát từ nguyên nhân, giai đoạn 2005 - 2014 tỉnh Cà Mau đầu tư nhiều cho các cơng trình trọng điểm đã nêu trên dẫn đến tốc độ tăng vốn đầu tư lớn hơn tốc độ tăng GDP.Hơn nữa, vốn đầu tư cần có độ trễ về thời gian nghĩa là phải mất một thời gian thì vốn đầu tư mới phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh cà mau (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)