Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Giá trị kiểm định Mức ý nghĩa (Sig F) Độ phóng đại phương sai (VIF) Đầu tư công (IG) ***0,103 0,028 3,66 ***0,00 3,76 Đầu tư tư nhân (IP) ***0,119 0,038 3,12 ***0,00 3,76
Hằng số ***118,557 29,197 4,06 ***0,00
Mức ý nghĩa kiểm định mơ hình Prob > F: ***0,00
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu, 2016 ***: có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%
Kết quả tại bảng 4.8 cho thấy, biến đầu tư tư nhân và đầu tư cơng đều có ý nghĩa thống kê và phù hợp với kỳ vọng dấu. Như vậy, các kiểm định phương trình
hồi quy 4.2 ở trên cho thấy mơ hình hồi quy đưa ra là phù hợp cho việc ước lượng tương quan giữa đầu tư công (IG), đầu tư tư nhân (IP) đối với tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh Cà Mau và cả 2 đầu tư công (IG), đầu tư tư nhân (IP) đều có ý nghĩa về mặt thống kê.
Phương trình hồi quy tác động của vốn đầu tư công, đầu tư tư nhân tới tăng trưởng kinh tế được viết lại là ∆GDPt = 118,557 + 0,103*IGt + 0,119*IPt + (4.2).
4.2.2. Mức độ tác động đầu tư công, đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế
Dựa vào phương trình 4.2 ta thấy:
Vốn đầu tư cơng (IG) có hệ số hồi quy là (+) 0,103. Như vậy, vốn đầu tư cơng có quan hệ cùng chiều với tăng trưởng kinh tế và trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, trung bình khi vốn đầu tư công tăng thêm 100 tỷ đồng thì GDP tăng thêm 10,3 tỷ đồng.
Vốn đầu tư tư nhân (IP) có hệ số hồi quy là (+) 0,119. Như vậy, vốn đầu tư tư nhân có quan hệ cùng chiều với tăng trưởng kinh tế và trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, trung bình khi vốn đầu tư tư nhân tăng thêm 100 tỷ đồng thì GDP tăng thêm 11,9 tỷ đồng. Như vậy, đầu tư cơng có tác động đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với đầu tư tư nhân, nghĩa là hiệu quả của đầu tư công thấp hơn so với đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể.
Các yếu tố khác không đề cập trong mơ hình có ảnh hưởng đến GDP một giá trị cố định (hằng số) 118,557 tỷ đồng.
4.3. QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG Ở CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2005 - 2014 4.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công tỉnh Cà Mau 4.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư cơng tỉnh Cà Mau
Sử dụng chu trình dự án để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các dự án đầu tư công do tỉnh Cà Mau trực tiếp quản lý.
4.3.1.1. Xác định mục tiêu kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực
Từ năm 2010 đến 2014, tỉnh đã phê duyệt mới và phê duyệt điều chỉnh 62 đồ án quy hoạch (01 quy hoạch tổng thể, 10 dự án quy hoạch điều chỉnh quy hoạch
Trung tâm huyện, thành phố; 17 dự án quy hoạch ngành, 14 quy hoạch thuộc các lĩnh vực khác); nâng tổng số đồ án quy hoạch còn thời hạn thực hiện trên địa bàn tỉnh lên 103 đồ án.
Nhìn chung, cơng tác lập quy hoạch được chính quyền địa phương rất quan tâm. Tất cả các ngành, lĩnh vực then chốt đều có quy hoạch để định hướng đầu tư song hầu hết các đồ án quy hoạch chỉ dừng lại ở quan điểm, mục tiêu, định hướng đầu tư và các giải pháp chung có tính ngun tắc để phục vụ cơng tác quản lý. Một số đồ án có xác định các dự án đầu tư cụ thể, dự kiến tổng mức vốn đầu tư nhưng chưa chỉ ra địa chỉnguồn vốn đầu tư và giải pháp huy động vốn.
Cụ thể, tổng nhu cầu vốn cho quy hoạch giai đoạn 2010 – 2014 là 90.000 tỷ đồng tương đương với 18.000 tỷ đồng/năm. Nhưng thực tế nguồn vốn huy động của tồn xã hội bình qn giai đoạn này là 10.500 tỷ đồng/năm, chỉ đáp ứng được 58,3% nhu cầu vốn. Do vậy, nhiều đồ án quy hoạch không được thực hiện do khơng bố trí được nguồn vốn, dẫn đến quy hoạch treo ngay từ giai đoạn thiết kế, phê duyệt quy hoạch.
4.3.1.2. Sự phù hợp của đề xuất dự án
Khảo sát 50 dự án khởi công mới giai đoạn 2010-2014 cho thấy, hầu hết dự án đầu tư đều phù hợp với quy hoạch nhưng có đến 18 dự án, tương đương tỷ lệ 36% dự án không nằm trong kế hoạch đầu tư công do UBND tỉnh phê duyệt. Lĩnh vực có dự án thực hiện ngồi kế hoạch nhiều nhất giao thông vận tải với 12 dự án (chiếm 66,7%), văn hóa xã hội có 4 dự án (chiếm 22,2%) và an ninh quốc phịng có 2 dự án (chiếm 11,1%).
4.3.1.3. Phân tích kinh tế dự án đầu tư
Tổng số dự án đầu tư công do cấp tỉnh Cà Mau quản lý trong giai đoạn 2010 – 2014 là 761 dự án. Số lượng dự án đầu tư chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và đi thẳng vào thiết kế bản vẽ thi công mà không tiến hành các phân tích lựa chọn phương án đầu tư, phân tích tài chính, kinh tế, xã hội và mơi trường là 541 dự án, chiếm 71,7%. Hình 4.1 cho thấy các lĩnh vực có tỷ lệ dự án khơng phân tích kinh tế
nhiều nhất là: (1) Quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng (84,1%); (2) Giáo dục (76,9%); (3) Y tế (76,6%); Văn hóa du lịch (76,5%). Đa số các dự án khơng phân tích phân tích tài chính, kinh tế, xã hội mơi trường đều có vốn dưới 15 tỷ đồng.
Hình 4.1: Tỷ lệ dự án đầu tư cơng có phân tích kinh tế
Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Cà Mau và tính tốn của tác giả, 2016
Như vậy, tỉnh Cà Mau cần xem xét lại chính sách đầu tư cơng, nên tập trung vốn vào những dự án lớn, trọng điểm, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh. Các dự án nhỏ, mức độ ảnh hưởng trong phạm vi hẹp thì giao về cho cấp huyện thực hiện.
Mặt khác, kết quả khảo sát từ Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở Tài chínhtỉnh Cà Maucũng cho thấy rằng, tất cả dự án đầu tư trên địa bàn không áp dụng khung logic trung lập, thẩm định, phê duyệt dự án và theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện dự án đầu tư công.
4.3.1.4. Năng lực thẩm định dự án đầu tư
Nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Cà Mau được giao cho Sở Kế hoạch Đầu tư phối hợp với Sở Xây dựng làm đầu mối thực hiện. Bộ máy thực hiện công tác thẩm định hiện có 11 người, trong đó có 3 thạc sĩ (2 xây dựng + 1
62.8% 74.4% 76.5% 76.9% 76.6% 67.4% 84.1% 52.2% 71.1% 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% Nơng nghiệp Giao thơng Văn hóa du lịch Giáo dục Y tế Hạ tầng khu đô thị, khu dân cư Quản lý nhà nước, an ninh quốc …
Khác Tổng số
Khơng Có
kinh tế), 8 kỹ sư, cử nhân (5 xây dựng, đất đai + 3 cử nhân kinh tế). Ngoại trừ được tập huấn các kiến thức pháp luật về đầu tư, đội ngũ này chưa qua đào tạo chuyên sâu về thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là thẩm định kinh tế.