Tăng cường hội nhập kinh tế đi đôi với ổn định nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 61)

1.1.2 .Phân loại tỷ giá hối đoái

3.1. Giải pháp gia tăng ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mơ tích cực

3.1.1. Tăng cường hội nhập kinh tế đi đôi với ổn định nền kinh tế

3.1.1.1. Khuyến khích xuất khẩu bền vững

Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mở nền kinh tế có tác động tích cực đối với tỷ giá hối đối thực đa phương. Để gia tăng tác động tích cực của độ mở nền kinh tế thì đầu tiên phải gia tăng xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Thực tế, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thế giới đã tăng hơn gấp 3 lần trong 15 năm từ mức 0,25 năm 2001 lên tới 0,8 năm 2015, đặc biệt là nhóm hàng nơng sản Việt Nam. Mặc dù tỷ trọng đóng góp cịn ở mức thấp song điều này cho thấy mức độ tham gia ngày càng sâu và rộng của Việt Nam trong chuỗi giá trị thế giới, cải thiện đáng kể vị thế của Việt Nam nói chung và hàng hóa Việt Nam nói riêng.

Tuy nhiên cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều bất cập, 70 -80% đầu vào của mặt hàng xuất khẩu là nhập khẩu, trong khi xuất khẩu lại lệ thuộc vào biến động trên thị trường quốc tế về điều kiện thương mại cũng như biến động giá cả. Do xuất khẩu nhiều, nhưng hầu hết ở dạng thô, giá trị gia tăng trên từng đơn vị xuất khẩu khơng cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhập siêu giảm chủ yếu do sự suy giảm của sản xuất trong nước (bao gồm giảm kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng nguyên phụ liệu sản xuất , máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng). Để cải thiện tình hình này thì cần phải:

- Tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng đầu tư có hiệu quả hơn. Trong đó, việc định hướng lại cơ cấu đầu tư là rất cần thiết để đưa vốn vào các ngành có độ lan tỏa kinh tế cao và ít kích thích nhập khẩu. Trong nhiều năm qua, Việt Nam duy trì tăng trưởng bằng cách dựa vào vốn đầu tư nhưng hiệu quả đầu tư còn chưa cao. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, nhóm ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo

khơng tạo ra nhiều giá trị gia tăng mà chỉ làm tăng thâm hụt thương mại. Trong khi đó, nhóm ngành nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trở thành khu vực trụ đỡ cho nền kinh tế. Việt Nam hiện đang tiến hành chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và việc tập trung cho nông nghiệp cần đặt lên hàng đầu.

- Đổi mới mơ hình tăng trưởng xuất khẩu. Để nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, cần phải nhanh chóng thay đổi mơ hình tăng trưởng xuất khẩu. Bởi, trong những năm qua, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu theo chiều rộng nghĩa là dựa vào lợi thế so sánh sẵn có về tài ngun và lao động rẻ. Vì vậy, cần xây dựng mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào khai thác lợi thế cạnh tranh để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh cải cách thể chế, sử dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, thực hiện chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong và ngồi nước đầu tư vào lĩnh vực cơng nghệ cao phục vụ xuất khẩu và đẩy mạnh hoạt động marketting quốc tế.

- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Phát triển công nghiệp hỗ trợ là điều kiện quan trọng để đảm bảo tính chủ động trong việc khai thác nguồn lực trong nước, giảm xuất khẩu sản phẩm thô và nhập khẩu nguyên liệu, là điều kiện để nâng cao giá trị gia tăng của các ngành hàng/mặt hàng xuất khẩu chế biến. Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ phụ thuộc vào trình độ cơng nghệ, tiến bộ khoa học cơng nghệ, khả năng tài chính, các quan hệ liên kết kinh tế khu vực và thế giới trong chuỗi giá trị tồn cầu. Căn cứ vào trình độ phát triển hiện tại và những điều kiện bảo đảm để phát triển công nghệ, cần khuyến khích phát triển cơng nghiệp hỗ trợ cho các ngành: dệt may, da giày, cơ khí chế tạo, điện tử, tin học.

- Nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế. Thực vậy, chất lượng sản phẩm là lợi thế cạnh tranh có tính quyết định trong thế kỷ XXI. Tầm quan trọng của chất lượng hàng hóa là giúp giữ thị trường cũ, thâm nhập thị trường mới. Trong điều kiện Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào các thị trường các châu lục khác nhau, chất lượng hàng hóa phải đạt chuẩn mực quốc tế đối với từng ngành hàng/mặt hàng cụ thể. Để làm được điều này, thì cần phải:

Đưa ra tiêu chuẩn cho các loại hàng hố và kiểm sốt thường xun. Ứng dụng cơng nghệ điện tử, tăng cường năng lực khai thác, tiếp nhận, phân tích, xử lý, dự báo thơng tin trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông.

Xúc tiến đầu tư phát triển cơng nghiệp nhằm góp phần nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa chất lượng tốt, hợp thị hiếu, giá cả hợp lý làm phong phú quỹ hàng hóa, kích thích người tiêu dùng.

3.1.1.2. Tăng cường ổn định kinh tế

Từ năm 2000 đến năm 2015, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu không thể phủ nhận trong việc ổn định kinh tế: tăng trưởng GPD ở mức trung bình 5- 7 /năm, lạm phát được kiểm soát ở mức 4-6 %, xuất khẩu tăng về số lượng lẫn chất lượng... Tuy nhiên, để duy trì nền kinh tế ổn định thì cần phải:

- Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh. Thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững; phát triển kinh tế tri thức. Tập trung thực hiện các giải pháp tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, khuyến khích phát triển mạnh doanh nghiệp khởi nghiệp.

- Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường nhập khẩu; khai thác có hiệu quả các lợi thế trong các hiệp định thương mại, sự hồi phục kinh tế thế giới và khu vực. Tiếp tục rà sốt, hồn thiện cơ chế chính sách và chỉ đạo tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính thực tiễn, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào xử lý công việc, tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

- Tăng cường chống thất thu ngân sách, chống chuyển giá; tập trung kiểm soát chi ngân sách nhà nước, bảo đảm triệt để tiết kiệm. Kiểm sốt chặt chẽ nợ cơng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo ra hàng hóa đa dạng, có chất lượng cho thị trường chứng khốn; đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, ngành xây dựng,

ngành giao thông... theo các đề án đã được duyệt của từng bộ, ngành, địa phương. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu để bảo đảm thực hiện theo đúng lộ trình.

- Ngân hàng Nhà nước bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát và tình hình kinh tế vĩ mơ, huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cho đầu tư phát triển; tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên; bảo đảm điều hành tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và phân bổ lao động hợp lý, khai thác tốt cơ hội dân số vàng. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề và giáo dục đại học; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới.

3.1.2. Nâng cao năng suất sản xuất đi kèm với tăng thu nhập của người dân

Kết quả nghiên cứu cho thấy chênh lệch năng suất lao động có tác động lớn đến tỷ giá hối đoái thực đa phương tại Việt Nam. Tuy Việt Nam là một trong những nước có nguồn lao động dồi dào tuy nhiên năng suất lao động còn thấp dẫn đến thu nhập của người lao động cũng không cao, đặc biệt lao động trong khu vực sản xuất hàng hóa mậu dịch ln có thu nhập thấp hơn khu vực sản xuất hàng hóa phi mậu dịch. Một phần các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa mậu dịch ở trong nước trang thiết bị máy móc lạc hậu, hư hỏng nhiều, lao động thủ công vẫn chiếm tỷ lệ cao. Điều này đã hạn chế sự phát triển của sản xuất, làm giảm năng suất lao động cũng như chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để triệt tiêu cách thức sản xuất lạc hậu thì đầu tiên phải áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, sản phẩm là kết quả của sự phối hợp sức lao động và tư liệu sản xuất. Lao động phải có trình độ văn hóa, chun mơn nhất định để nắm bắt khi có những thay đổi trong cơng nghệ. Trình độ văn hố của lao động càng cao thì khả năng tiếp thu và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất càng cao, qua đó ảnh hưởng tích cực tới năng suất lao động. Ngồi ra, trình độ chun

mơn càng sâu, nắm bắt các kỹ năng, kỹ xảo càng thành thạo thì thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm càng được rút ngắn, góp phần nâng cao năng suất lao động.

Tuy nhiên, việc đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam chưa gắn kết với nhu cầu của thị trường cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Theo báo cáo Phát triển Việt Năm 2014 của Ngân hàng Thế giới thì “Phần lớn người sử dụng lao động nói rằng tuyển dụng lao động là cơng việc khó khăn vì các ứng viên khơng có kỹ năng phù hợp hoặc vì sự khan hiếm người lao động trong một số ngành nghề”. Ngoài ra theo khảo sát Ngân hàng Thế giới về mức độ đáp ứng các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học so với yêu cầu của nhà tuyển dụng tại 7 quốc gia Đơng Á trong đó có Việt Nam thì thái độ làm việc được đánh giá ở mức thiếu hụt nghiêm trọng, các kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề thiếu hụt lớn. Điều này phản ánh một thực tế là chất lượng đào tạo ở Việt Nam thấp, do đó cần nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo. Để làm được điều này, thì cần phải:

- Có sự đổi mới cả về mục tiêu, chương trình và phương pháp dạy học từ bậc phổ thông đến đại học nhằm đảm bảo cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho hoạt động thực tiễn sau này của họ. Phương pháp dạy học phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo, gắn với nội dung và phù hợp với điều kiện của học sinh; rèn luyện và tạo điều kiện cho học sinh biểu đạt vấn đề theo quan điểm và cách nhìn của mình, tạo thói quen suy nghĩ độc lập cho người học.

- Chuẩn hoá đội ngũ giảng viên, đảm bảo sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn với phương pháp sư phạm hiện đại, có tư cách đạo đức tốt, phương pháp tư duy khoa học… Đồng thời, Nhà nước cần có sự đầu tư thoả đáng nhằm hồn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu ở các trường cao đẳng và đại học.

- Cần chuẩn hố chương trình và giáo trình đào tạo đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội, xác định ngành nghề mũi nhọn nhằm đào tạo đội ngũ

chun gia có trình độ cao. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên.

Ngoài ra, để đảm bảo thu nhập của người lao động trong khu vực hàng hóa mậu dịch thì cần phải đẩy mạnh công cuộc cải cách chính sách tiền lương, lấy tiền lương làm động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động. Điều chỉnh nhanh hơn mức lương tối thiểu khu vực sản xuất hàng hóa mậu dịch sao cho mức lương tối thiểu vùng đối với khu vực sản xuất hàng hóa phải bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người lao động theo từng vùng. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tiền lương đối với khu vực sản xuất hàng hóa theo nguyên tắc thị trường. Tiền lương phải gần với vị trí việc làm và hiệu quả công việc, tạo động lực cho việc tăng năng lực sản xuất.

Thiết kế thang lương, bảng lương đảm bảo bản chất là thước đo giá trị lao động xã hội, phản ánh mức độ phức tạp của công việc mà người lao động đảm nhận, được dùng làm căn cứ xếp lương cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo chức danh, tiêu chuẩn công việc đang làm và khi điều động, luân chuyển. Ngoài ra, cần xây dựng quy định, nguyên tắc điều động, luân chuyển công khai, minh bạch, đảm bảo mục tiêu hiệu quả công việc, không sử dụng mức lương làm mục đích, căn cứ để điều động, luân chuyển.

3.1.3. Thu hút tài sản nước ngoài phù hợp với phát triển kinh tế

Kết quả nghiên cứu chỉ ra, tài sản nước ngồi có tác động nghịch biến với tỷ giá hối đoái thực đa phương tại Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang trên con đường hội nhập kinh tế, để ổn định được tỷ giá hối đối thì u cầu phải có lộ trình nhất định trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tes.

Giai đoạn 2000-2015 là giai đoạn thành công của Việt Nam trong việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Bằng việc ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt, là Việt Nam đã thành công gia nhập WTO, đánh dấu mốc phát triển sâu rộng về hội nhập kinh tế. Đi kèm với hội nhập sâu, thì Việt Nam là điểm đến của các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, bài toán đặt ra ở đây là làm sao

cân bằng giữa việc thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để kiểm soát được tài sản nước ngồi rịng tại Việt Nam trong thời gian tới nhằm ổn định các mục tiêu kinh tế trong đó có mục tiêu ổn định tỷ giá hối đối. Để làm được điều đó thì cần phải:

- Cần có một lộ trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài rõ ràng, cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, kết hợp chặt chẽ với các mục tiêu kinh tế vĩ mô, các biện pháp phát triển kinh tế.

Cần xác định chiến lược, mục tiêu, phương hướng thu hút đầu tư nước ngoài đúng đắn, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế. Trước tiên, Việt Nam phải cải thiện môi trường nội địa, dựa vào nội lực là chính, tiếp đó khơng ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường thế giới.

Cần kết hợp thu hút và kiểm sốt, giám sát dịng vốn đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả. Đồng thời với thu hút vốn đầu tư nước ngồi cần tính tốn những giải pháp quản lý phù hợp, kết hợp chặt chẽ với chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ, có những giải pháp hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của dòng vốn này với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

3.2. Các giải pháp hỗ trợ

3.2.1. Đối với Ngân hàng nhà nước - Cải thiện dự trữ ngoại hối - Cải thiện dự trữ ngoại hối

Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước, NHNN trực tiếp quản lý dự trữ ngoại hối và điều chỉnh tỷ giá. Nếu cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, NHNN phải sử dụng VND để mua lượng ngoại tệ dư đó nhằm cân bằng cung cầu ngoại tệ. Trong trường hợp ngược lại, khi cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)