Tăng cường ổn định kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 63 - 64)

1.1.2 .Phân loại tỷ giá hối đoái

3.1. Giải pháp gia tăng ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mơ tích cực

3.1.1.2. Tăng cường ổn định kinh tế

Từ năm 2000 đến năm 2015, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu không thể phủ nhận trong việc ổn định kinh tế: tăng trưởng GPD ở mức trung bình 5- 7 /năm, lạm phát được kiểm soát ở mức 4-6 %, xuất khẩu tăng về số lượng lẫn chất lượng... Tuy nhiên, để duy trì nền kinh tế ổn định thì cần phải:

- Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh. Thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững; phát triển kinh tế tri thức. Tập trung thực hiện các giải pháp tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, khuyến khích phát triển mạnh doanh nghiệp khởi nghiệp.

- Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường nhập khẩu; khai thác có hiệu quả các lợi thế trong các hiệp định thương mại, sự hồi phục kinh tế thế giới và khu vực. Tiếp tục rà sốt, hồn thiện cơ chế chính sách và chỉ đạo tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính thực tiễn, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào xử lý công việc, tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

- Tăng cường chống thất thu ngân sách, chống chuyển giá; tập trung kiểm soát chi ngân sách nhà nước, bảo đảm triệt để tiết kiệm. Kiểm sốt chặt chẽ nợ cơng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo ra hàng hóa đa dạng, có chất lượng cho thị trường chứng khốn; đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, ngành xây dựng,

ngành giao thông... theo các đề án đã được duyệt của từng bộ, ngành, địa phương. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu để bảo đảm thực hiện theo đúng lộ trình.

- Ngân hàng Nhà nước bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát và tình hình kinh tế vĩ mơ, huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cho đầu tư phát triển; tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên; bảo đảm điều hành tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và phân bổ lao động hợp lý, khai thác tốt cơ hội dân số vàng. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề và giáo dục đại học; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)