Nâng cao năng suất sản xuất đi kèm với tăng thu nhập của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 64 - 66)

1.1.2 .Phân loại tỷ giá hối đoái

3.1. Giải pháp gia tăng ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mơ tích cực

3.1.2. Nâng cao năng suất sản xuất đi kèm với tăng thu nhập của người dân

Kết quả nghiên cứu cho thấy chênh lệch năng suất lao động có tác động lớn đến tỷ giá hối đoái thực đa phương tại Việt Nam. Tuy Việt Nam là một trong những nước có nguồn lao động dồi dào tuy nhiên năng suất lao động còn thấp dẫn đến thu nhập của người lao động cũng không cao, đặc biệt lao động trong khu vực sản xuất hàng hóa mậu dịch ln có thu nhập thấp hơn khu vực sản xuất hàng hóa phi mậu dịch. Một phần các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa mậu dịch ở trong nước trang thiết bị máy móc lạc hậu, hư hỏng nhiều, lao động thủ công vẫn chiếm tỷ lệ cao. Điều này đã hạn chế sự phát triển của sản xuất, làm giảm năng suất lao động cũng như chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để triệt tiêu cách thức sản xuất lạc hậu thì đầu tiên phải áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, sản phẩm là kết quả của sự phối hợp sức lao động và tư liệu sản xuất. Lao động phải có trình độ văn hóa, chun mơn nhất định để nắm bắt khi có những thay đổi trong cơng nghệ. Trình độ văn hoá của lao động càng cao thì khả năng tiếp thu và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất càng cao, qua đó ảnh hưởng tích cực tới năng suất lao động. Ngồi ra, trình độ chuyên

môn càng sâu, nắm bắt các kỹ năng, kỹ xảo càng thành thạo thì thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm càng được rút ngắn, góp phần nâng cao năng suất lao động.

Tuy nhiên, việc đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam chưa gắn kết với nhu cầu của thị trường cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Theo báo cáo Phát triển Việt Năm 2014 của Ngân hàng Thế giới thì “Phần lớn người sử dụng lao động nói rằng tuyển dụng lao động là cơng việc khó khăn vì các ứng viên khơng có kỹ năng phù hợp hoặc vì sự khan hiếm người lao động trong một số ngành nghề”. Ngoài ra theo khảo sát Ngân hàng Thế giới về mức độ đáp ứng các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học so với yêu cầu của nhà tuyển dụng tại 7 quốc gia Đơng Á trong đó có Việt Nam thì thái độ làm việc được đánh giá ở mức thiếu hụt nghiêm trọng, các kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề thiếu hụt lớn. Điều này phản ánh một thực tế là chất lượng đào tạo ở Việt Nam thấp, do đó cần nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo. Để làm được điều này, thì cần phải:

- Có sự đổi mới cả về mục tiêu, chương trình và phương pháp dạy học từ bậc phổ thông đến đại học nhằm đảm bảo cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho hoạt động thực tiễn sau này của họ. Phương pháp dạy học phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo, gắn với nội dung và phù hợp với điều kiện của học sinh; rèn luyện và tạo điều kiện cho học sinh biểu đạt vấn đề theo quan điểm và cách nhìn của mình, tạo thói quen suy nghĩ độc lập cho người học.

- Chuẩn hoá đội ngũ giảng viên, đảm bảo sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn với phương pháp sư phạm hiện đại, có tư cách đạo đức tốt, phương pháp tư duy khoa học… Đồng thời, Nhà nước cần có sự đầu tư thoả đáng nhằm hồn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu ở các trường cao đẳng và đại học.

- Cần chuẩn hố chương trình và giáo trình đào tạo đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội, xác định ngành nghề mũi nhọn nhằm đào tạo đội ngũ

chun gia có trình độ cao. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên.

Ngoài ra, để đảm bảo thu nhập của người lao động trong khu vực hàng hóa mậu dịch thì cần phải đẩy mạnh cơng cuộc cải cách chính sách tiền lương, lấy tiền lương làm động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động. Điều chỉnh nhanh hơn mức lương tối thiểu khu vực sản xuất hàng hóa mậu dịch sao cho mức lương tối thiểu vùng đối với khu vực sản xuất hàng hóa phải bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người lao động theo từng vùng. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tiền lương đối với khu vực sản xuất hàng hóa theo nguyên tắc thị trường. Tiền lương phải gần với vị trí việc làm và hiệu quả cơng việc, tạo động lực cho việc tăng năng lực sản xuất.

Thiết kế thang lương, bảng lương đảm bảo bản chất là thước đo giá trị lao động xã hội, phản ánh mức độ phức tạp của công việc mà người lao động đảm nhận, được dùng làm căn cứ xếp lương cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo chức danh, tiêu chuẩn công việc đang làm và khi điều động, luân chuyển. Ngoài ra, cần xây dựng quy định, nguyên tắc điều động, luân chuyển công khai, minh bạch, đảm bảo mục tiêu hiệu quả công việc, không sử dụng mức lương làm mục đích, căn cứ để điều động, luân chuyển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ giá hối đoái tại việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)