Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của người dân tỉnh hậu giang giai đoạn 2004 2014 (Trang 57 - 60)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

4.1.2.1. Dân số và lao động

ngƣời kinh chiếm 99,44%; ngƣời Hoa chiếm 1,14%, ngƣời Khơme chiếm 2,38%; các dân tộc khác chiếm 0,04%. Khu vực thành thị 159.395 ngƣời, nông thôn 643.402. Mật độ dân số 478 ngƣời/km2, mật độ dân cƣ nội thị 1.007 ngƣời/km2, mật độ dân cƣ ngoại thị 440 ngƣời/km2.

Thực tế cho thấy ngƣời dân sống tập trung ở nông thôn 75% dân số so với thành thị do Hậu Giang là tỉnh thuần nông chủ yếu là trồng lúa, cây ăn quả, chăn nuôi. Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động là 544.988 ngƣời, trong đó lao động làm việc cho các thành phần kinh tế là 438.913 ngƣời (nguồn: Niên giám thông kế 2014)

4.1.2.2. Kết cấu hạ tầng

Tỉnh Hậu Giang có hệ thống giao thơng thủy, bộ thuận tiện nối liền các mạch giao thông với các tỉnh ĐBSCL nên có khả năng giao lƣu thúc đ y và phát triển kinh tế- xã hội các Tỉnh vùng Nam sông hậu và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt là tuyến đƣờng bộ nối thị xã Vị Thanh, thị trấn Một Ngàn và thành phố Cần Thơ là cầu nối quan trọng giữa thành phố Cần Thơ với Tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu, tạo đà phát triển, giao lƣu hàng hóa giữa Hậu Giang và các tỉnh trong khu vực. Ngồi các cơng trình do trung ƣơng đầu tƣ trên địa bàn nhƣ: Quốc lộ IA, đƣờng Nam Sông Hậu, quốc lộ 61, cầu Cái Tƣ, tuyến lộ Bốn Tổng – Một Ngàn, tuyến lộ Quản lộ – Phụng Hiệp, đƣờng nối Vị Thanh – Cần Thơ, nạo vét 2 tuyến đƣờng thủy quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – Kiên Lƣơng và thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau, kênh Nàng Mau 2, dự án Ô Môn – Xà No... Tỉnh đã tập trung đầu tƣ nâng cấp, cải tạo các tuyến đƣờng tỉnh, huyện, hệ thống đƣờng nội ô thành phố Vị Thanh, Ngã Bảy, các thị trấn, để tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội. Giao thông nông thôn cũng phát triển đáng kể theo hƣớng sửa chữa, làm mới trãi thảm bê tơng nhựa nóng, đầu tƣ hệ thống cầu vĩnh cửu. Hiện có 69/74 xã, phƣờng, thị trấn có đƣờng ơ tơ đến trung tâm (các xã còn lại do mới chia tách). Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở một số địa phƣơng; nâng cấp mở rộng Trung tâm dạy nghề tại các huyện, tập trung xây dựng mới các bệnh viện tuyến huyện và phòng khám đa khoa khu vực, bệnh viện đa khoa tỉnh; chƣơng trình

kiên cố hóa trƣờng học giai đoạn 1 và 2, lớp học xóa phịng học tre lá, đã hoàn tất các dự án ADB về y tế nơng thơn bằng nguồn vốn ODA cùng nhiều cơng trình cơng cộng phúc lợi khác ở các địa phƣơng.

Hệ thống điện, nƣớc, bƣu điện: Tỉnh đã triển khai xây dựng hệ thống điện, nƣớc, bƣu chính, viễn thông cho trung tâm tỉnh lỵ và các cụm thị trấn, huyện, xã,…Đồng thời gắn với quy hoạch đô thị và xây dựng nông thôn mới: thị xã Vị Thanh qui hoạch theo hƣớng đô thị loại III, phát triển dọc theo Kinh Xáng Xà No và phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh tỉnh lỵ Vị Thanh.

4.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội qua các năm

Bảng 4.1: Cơ cấu GDP Hậu Giang (2005 – 2014)

Cơ cấu Năm 2005 Năm 2008 Năm 2011 Năm 2014

Nông lâm, thuỷ sản (%) 43,88 40,34 31,73 25,76

Công nghiêp, xây dựng (%) 28,72 29,21 31,32 33,38

Dịch vụ (%) 27,40 30,45 36,95 40,87

Nguồn: Niên giám thống kê Hậu Giang, năm 2005 - 2014

Cơ cấu GDP

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế GDP của 3 khu vực đều tăng, giai đoạn (2005- 2014) bình quân đạt 8,2%/năm. GDP bình quân đầu ngƣời của tỉnh Hậu Giang năm 2014 là triệu đồng 31,3 triêu đồng. So với GDP bình quân đầu ngƣời của thành phố Cần Thơ 70,2 triệu đồng (UBND thành phố Cần Thơ, 2014) thì GDP đầu ngƣời của Hậu Giang chỉ bằng 0,45 lần.

Nền kinh tế phát triển theo hƣớng tích cực, chất lƣợng từng bƣớc tăng trƣởng đang đƣợc cải thiện, nội bộ các ngành kinh tế phát triển theo hƣớng đa dạng hóa sản ph m, ngành nghề phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của thành phố.

Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, Hậu Giang luôn chú trọng tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng, lợi thế theo hƣớng phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Đến hết năm 2014, trong

cơ cấu GDP, ngành dịch vụ chiếm 40,87%; công nghiệp – xây dựng chiếm 33,38%; nông nghiệp 25,76%. Nếu so với thành phố Cần Thơ thì cơ cấu kinh tế của Hậu Giang có sự dịch chuyển chậm hơn, cụ thể lĩnh vực nông nghiệp của Cần Thơ năm 2014 chỉ chiếm 7,27% GDP (UBND thành phố Cần Thơ, 2014), trong khi công nghiệp và dịch vụ chiếm đến 92,73%.

Tỉnh Hậu Giang tiếp tục ƣu tiên khuyến khích đầu tƣ xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hạ tầng du lịch, hoàn thiện mạng lƣới giao thông thủy bộ, cấp điện, cấp thoát nƣớc ….nhằm đ y nhanh tốc độ tăng trƣởng và phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của người dân tỉnh hậu giang giai đoạn 2004 2014 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)