Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của người dân tỉnh hậu giang giai đoạn 2004 2014 (Trang 56 - 75)

Nguồn: UBND tỉnh Hậu Giang (2014)

của vùng đồng bằng sơng Cửu Long; phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía đơng giáp tỉnh Vĩnh Long và sơng Hậu có nhiều tiềm năng lớn về cung cấp nƣớc ngọt, vận tải sông biển, khai thác cát sông san lấp mặt bằng – là trục đƣờng thủy chính vào cảng quốc tế Cái Cui, Cần Thơ; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.

Diện tích tự nhiên 1.601 km2, chia ra 07 đơn vị hành chính, bao gồm 5 huyện: Châu Thành A, Châu Thành, Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ và thị xã Ngã Bảy, thành phố tỉnh lỵ Vị Thanh với 54 đơn vị cấp xã, 20 phƣờng, thị trấn.

Địa hình tỉnh Hậu Giang có cao độ trung bình. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và từ đơng sang tây. Nhìn chung địa hình tồn tỉnh có dạng lịng chảo vùng ven sơng rạch, các tuyến lộ giao thông thƣờng cao và thấp dần về xa.

Khí hậu tỉnh Hậu Giang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Độ m hơn 75%, ít chịu tác động của bão tố nên khá thuận lợi cho sản xuất. Nhiệt độ khơng khí thay đổi theo mùa trong năm, 2 mùa rõ rệt mùa mƣa từ tháng 05 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 04. Nhiệt độ trung bình 26,6C. Vùng ĐBSCL trong đó có Hậu Giang sẽ bị ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng sẽ làm vùng bị ngập đến 37,8% diện tích (nếu ngập 1m). Đồng thời ở thƣợng nguồn sông Mê Kông, Trung Quốc đang xây dựng đập thủy điện lớn, làm lƣu lƣợng nƣớc sông Mê Kơng giảm sẽ dẫn đến những diện tích canh tác lớn sẽ bị ngập lụt nặng, xâm nhập mặn sâu, đất đai hoá phèn… tác động rất lớn đến sản xuất và đời sống.

Từ năm 2005 đến nay, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh theo hƣớng tăng nhanh sử dụng đất phi nông nghiệp và giảm đất nông nghiệp, đây là quy luật chung của quá trình cơng nghiệp hóa. Nhóm đất nơng nghiệp 131.840 ha chiếm tỷ trọng lớn nhất 82% diện tích tự nhiên, giảm 7.141 ha; trong đó, đất sản xuất nơng nghiệp có quy mơ lớn nhất 123.858 ha, chiếm 77% diện tích tự nhiên, giảm 8.716 ha.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Dân số và lao động

ngƣời kinh chiếm 99,44%; ngƣời Hoa chiếm 1,14%, ngƣời Khơme chiếm 2,38%; các dân tộc khác chiếm 0,04%. Khu vực thành thị 159.395 ngƣời, nông thôn 643.402. Mật độ dân số 478 ngƣời/km2, mật độ dân cƣ nội thị 1.007 ngƣời/km2, mật độ dân cƣ ngoại thị 440 ngƣời/km2.

Thực tế cho thấy ngƣời dân sống tập trung ở nông thôn 75% dân số so với thành thị do Hậu Giang là tỉnh thuần nông chủ yếu là trồng lúa, cây ăn quả, chăn nuôi. Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động là 544.988 ngƣời, trong đó lao động làm việc cho các thành phần kinh tế là 438.913 ngƣời (nguồn: Niên giám thông kế 2014)

4.1.2.2. Kết cấu hạ tầng

Tỉnh Hậu Giang có hệ thống giao thơng thủy, bộ thuận tiện nối liền các mạch giao thông với các tỉnh ĐBSCL nên có khả năng giao lƣu thúc đ y và phát triển kinh tế- xã hội các Tỉnh vùng Nam sông hậu và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt là tuyến đƣờng bộ nối thị xã Vị Thanh, thị trấn Một Ngàn và thành phố Cần Thơ là cầu nối quan trọng giữa thành phố Cần Thơ với Tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu, tạo đà phát triển, giao lƣu hàng hóa giữa Hậu Giang và các tỉnh trong khu vực. Ngồi các cơng trình do trung ƣơng đầu tƣ trên địa bàn nhƣ: Quốc lộ IA, đƣờng Nam Sông Hậu, quốc lộ 61, cầu Cái Tƣ, tuyến lộ Bốn Tổng – Một Ngàn, tuyến lộ Quản lộ – Phụng Hiệp, đƣờng nối Vị Thanh – Cần Thơ, nạo vét 2 tuyến đƣờng thủy quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – Kiên Lƣơng và thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau, kênh Nàng Mau 2, dự án Ơ Mơn – Xà No... Tỉnh đã tập trung đầu tƣ nâng cấp, cải tạo các tuyến đƣờng tỉnh, huyện, hệ thống đƣờng nội ô thành phố Vị Thanh, Ngã Bảy, các thị trấn, để tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội. Giao thông nông thôn cũng phát triển đáng kể theo hƣớng sửa chữa, làm mới trãi thảm bê tơng nhựa nóng, đầu tƣ hệ thống cầu vĩnh cửu. Hiện có 69/74 xã, phƣờng, thị trấn có đƣờng ơ tơ đến trung tâm (các xã còn lại do mới chia tách). Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở một số địa phƣơng; nâng cấp mở rộng Trung tâm dạy nghề tại các huyện, tập trung xây dựng mới các bệnh viện tuyến huyện và phòng khám đa khoa khu vực, bệnh viện đa khoa tỉnh; chƣơng trình

kiên cố hóa trƣờng học giai đoạn 1 và 2, lớp học xóa phịng học tre lá, đã hoàn tất các dự án ADB về y tế nông thôn bằng nguồn vốn ODA cùng nhiều cơng trình cơng cộng phúc lợi khác ở các địa phƣơng.

Hệ thống điện, nƣớc, bƣu điện: Tỉnh đã triển khai xây dựng hệ thống điện, nƣớc, bƣu chính, viễn thơng cho trung tâm tỉnh lỵ và các cụm thị trấn, huyện, xã,…Đồng thời gắn với quy hoạch đô thị và xây dựng nông thôn mới: thị xã Vị Thanh qui hoạch theo hƣớng đô thị loại III, phát triển dọc theo Kinh Xáng Xà No và phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh tỉnh lỵ Vị Thanh.

4.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội qua các năm

Bảng 4.1: Cơ cấu GDP Hậu Giang (2005 – 2014)

Cơ cấu Năm 2005 Năm 2008 Năm 2011 Năm 2014

Nông lâm, thuỷ sản (%) 43,88 40,34 31,73 25,76

Công nghiêp, xây dựng (%) 28,72 29,21 31,32 33,38

Dịch vụ (%) 27,40 30,45 36,95 40,87

Nguồn: Niên giám thống kê Hậu Giang, năm 2005 - 2014

Cơ cấu GDP

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế GDP của 3 khu vực đều tăng, giai đoạn (2005- 2014) bình quân đạt 8,2%/năm. GDP bình quân đầu ngƣời của tỉnh Hậu Giang năm 2014 là triệu đồng 31,3 triêu đồng. So với GDP bình quân đầu ngƣời của thành phố Cần Thơ 70,2 triệu đồng (UBND thành phố Cần Thơ, 2014) thì GDP đầu ngƣời của Hậu Giang chỉ bằng 0,45 lần.

Nền kinh tế phát triển theo hƣớng tích cực, chất lƣợng từng bƣớc tăng trƣởng đang đƣợc cải thiện, nội bộ các ngành kinh tế phát triển theo hƣớng đa dạng hóa sản ph m, ngành nghề phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của thành phố.

Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, Hậu Giang luôn chú trọng tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng, lợi thế theo hƣớng phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Đến hết năm 2014, trong

cơ cấu GDP, ngành dịch vụ chiếm 40,87%; công nghiệp – xây dựng chiếm 33,38%; nông nghiệp 25,76%. Nếu so với thành phố Cần Thơ thì cơ cấu kinh tế của Hậu Giang có sự dịch chuyển chậm hơn, cụ thể lĩnh vực nông nghiệp của Cần Thơ năm 2014 chỉ chiếm 7,27% GDP (UBND thành phố Cần Thơ, 2014), trong khi công nghiệp và dịch vụ chiếm đến 92,73%.

Tỉnh Hậu Giang tiếp tục ƣu tiên khuyến khích đầu tƣ xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hạ tầng du lịch, hoàn thiện mạng lƣới giao thông thủy bộ, cấp điện, cấp thoát nƣớc ….nhằm đ y nhanh tốc độ tăng trƣởng và phát triển kinh tế.

4.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh Hậu Giang

4.1.3.1. Về phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (VA) bình quân 5 năm 2016 – 2020 là 16 – 17%/năm. Trong đó, khu vực I tăng 5 – 5,5%; khu vực II tăng 18 – 19%; khu vực III 18 – 19%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời/VA theo giá hiện hành đến cuối năm 2020 đạt 2.800 – 3.000USD, tăng gấp 1,6 lần so năm 2015.

Cơ cấu ngành kinh tế đến cuối năm 2020: Tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng khu vực II và III, giảm tƣơng đối tỷ trọng khu vực I. Tỷ trọng khu vực I là 12 – 14%, tỷ trọng khu vực II là 39 – 41%, tỷ trọng khu vực III là 46 – 47%.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn phấn đấu đến cuối năm 2020 là 12.000 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so năm 2015, chiếm 19,1% VA, trong đó thu từ kinh tế địa phƣơng 2.265 tỷ đồng, tăng bình quân 17 – 18%/năm, chiếm 4%/VA. Tổng chi ngân sách địa phƣơng đến cuối năm 2020 theo giá hiện hành 8.000 tỷ đồng gấp 1,6 lần so năm 2015, trong đó chi đầu tƣ phát triển chiếm 58,7% tổng chi ngân sách địa phƣơng. Tỷ lệ chi ngân ngân sách/VA là 12,8%.

Tổng mức đầu tƣ toàn xã hội trên địa bàn trong 5 năm theo giá hiện hành ƣớc đạt khoảng 173.300 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so 5 năm trƣớc. Kim ngạch xuất kh u hàng hóa, dịch vụ thu ngoại tệ đến cuối năm 2020 đạt 983 triệu USD, tăng bình

quân 19,7%/năm, gấp 2,5 lần; kim ngạch nhập kh u năm 2020 đạt 370 triệu USD, tăng bình quân 30%, gấp 3,7 lần năm 2015.

4.1.3.2. Về văn hóa - xã hội – mơi trường

Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chu n nghèo mới năm 2010 xuống còn <10% tổng số hộ vào năm 2020.

Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng còn 3 – 5%; tỷ lệ trẻ em tử vong dƣới 01 tuổi còn 0,4 – 0,5%; tỷ lệ trẻ em tử vong dƣới 05 tuổi còn 8 – 10%o; số bác sỹ trên vạn dân là 8 bác sĩ; số giƣờng bệnh trên 1 vạn dân là 30 giƣờng; số trạm y tế đạt chu n quốc gia và có bác sĩ là 100%. Mức giảm sinh bình quân 0,3%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 0,1%.

Bảng 4.2: Các lĩnh vực ƣu tiên của tỉnh Hậu Giang (2015 – 2020)

Hƣớng ƣu tiên đột phá Thứ tự ƣu tiên Phát triển KCN, cụm CN tập trung 1

Phát triển nguồn nhân lực 2 Nông nghiệp, thuỷ sản công nghệ cao 3 Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông 4

Phát triển đô thị 5

Phát triển du lịch 6

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang (2015)

Đến cuối năm 2020 tỷ lệ xã, phƣờng, thị trấn đạt chu n văn hoá chiếm 80 – 90%, xã nông thôn mới chiếm 50% tổng số xã. Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghề 50 – 55% tổng số lao động đang làm việc; giảm tỷ lệ lao động khơng có việc làm đến năm 2020 là 0,3%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện 99% tổng số hộ, trong đó khu vực nơng thơn 97% số hộ. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nƣớc sạch 100% tổng số hộ, trong đó khu vực nơng thơn 95% số hộ.

Đến cuối năm 2020, tỷ lệ thu gom và xử lý chất thỉ rắn theo chu n vệ sinh môi trƣờng ở đô thị 95% và nông thôn 85%. Tỷ lệ các khu, cụm cơng nghiệp có hệ thống xử lý nƣớc thải đạt tiêu chu n qui định 100%.

4.1.4. Tình hình chung về ODA khu vực ĐBSCL

ĐBSCL đƣợc mệnh danh là “vựa” lúa, cá và trái cây của cả nƣớc. Năm 2014, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của vùng đạt 9,98%, sản lƣợng lúa đạt hơn 24 triệu tấn; xuất kh u đạt 10 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt hơn 32 triệu đồng/ngƣời/năm (Tổng Cục thống kê, 2015).

ĐBSCL có nhiều lợi thế so sánh nhƣng vẫn khó thu hút vốn đầu tƣ. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2015), gần 20 năm, từ năm 1993 – 2012, vùng ĐBSCL chỉ mới đƣợc các nhà tài trợ ký kết thông qua các Hiệp định tài trợ vốn ODA cho cả vùng, với tổng giá trị khoảng 3,95 tỷ USD, chiếm 6,77% so với tổng nguồn vốn ODA của cả nƣớc.

Tổng giá trị thu hút vốn ODA thấp cùng với tiến độ giải ngân chậm, nên việc tìm kiếm nguồn vốn ODA mới cho đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL lại càng gặp nhiều khó khăn hơn. Lũy kế giải ngân đến hết quý II/2013 của các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL đối với các chƣơng trình, dự án đang thực hiện đạt 186 triệu USD. Mức giải ngân này tƣơng đối thấp do một số chƣơng trình, dự án ODA mới ký năm 2012 và 2013.

Năm 2013, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đƣợc bố trí 1.993,4 tỷ đồng, trong đó vốn nƣớc ngồi 1.348,2 tỷ đồng, dự kiến giải ngân đến 31/12/2013 là 1.821,4 tỷ đồng, trong đó vốn nƣớc ngồi 1.239,97 tỷ đồng.

Năm 2014 vốn ODA cho vùng cũng còn thấp, một số chƣơng trình, dự án ODA sẽ ký hiệp định do Hàn Quốc tài trợ cho các địa phƣơng vùng ĐBSCL, gồm dự án cấp nƣớc tỉnh Trà Vinh trị giá 25,5 triệu USD; dự án Bệnh viện Đa khoa Bến Tre trị giá 50 triệu USD.

Tuy nhiên, Chính phủ đã dành quan tâm đặc biệt nhằm thúc đ y sự phát triển của vùng thông qua việc xây dựng quy hoạch, đầu tƣ phát triển hạ tầng, cảng biển, cảng hàng khơng, năng lƣợng…Nhiều cơng trình hạ tầng giao thơng và sản xuất đã đƣợc triển khai và đƣa vào sử dụng; mặt khác việc thu hút ODA vào ĐBSCL dự báo sẽ tăng lên trong thời gian tới do sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế,

đặc biệt là trong vấn đề giải quyết ứng phó biến đổi khí hậu.

4.1.5. Đặc điểm hộ gia đình đƣợc phỏng vấn

Đặc điểm của đối tƣợng phỏng vấn đƣợc trình bày tại bảng 4.3, cụ thể: Bảng 4.3: Đặc điểm cơ bản của hộ trả lời phỏng vấn

Stt Chỉ tiêu Số lƣợng quan sát Tỷ lệ (%) A Giới tính của chủ hộ 212 100,0 1 Nam 152 71,7 2 Nữ 60 28,3 B Độ tuổi 212 100,0 1 Đến 45 tuổi 113 53,3 3 Trên 45 tuổi 99 46,7 C Nghề nghiệp 212 100,0

1 Làm công ăn lƣơng 35 16,5

2 Nông nghiệp 151 71,2 3 Kinh doanh 26 12,3 D Số năm đi học 212 100,0 1 7 – 9 năm 85 40,6 2 10 – 12 năm 126 59,4 E Theo dân tộc 212 100,0 1 Kinh 199 93,9 2 Hoa, Khơ me 13 6,1 F Loại nhà sử dụng 212 100,0 1 Nhà xây 108 50,9 2 Nhà gỗ 45 21,2 3 Nhà gỗ lợp tranh 59 27,9 G Theo địa bàn phỏng vấn 212 100,0 1 Huyện Châu Thành 76 35,8 2 Huyện Châu Thành A 67 31,6 3 Thành phố Vị Thanh 69 32,6

Giới tính của chủ hộ: Trong tổng số 212 hộ đƣợc phỏng vấn, chủ hộ nam giới là 152 ngƣời, chiếm 71,7% và 60 ngƣời là nữ giới, chiếm 28,3%. Nhƣ vậy tỷ lệ nam và nữ trong nghiên cứu có sự chênh lệch nhiều.

Độ tuổi của chủ hộ: từ 45 tuổi trở xuống là 113 ngƣời, chiếm 53,3%; trên 45 tuổi là 99 ngƣời, chiếm 46,7%. Tuổi trung bình của chủ hộ là 53,9 tuổi.

Nghề nghiệp của chủ hộ: làm công ăn lƣơng là 35 ngƣời, chiếm 16,5%; nông nghiệp là 151 ngƣời, chiếm 71,2%; kinh doanh 26 ngƣời, chiếm 12,3%. Số năm đi học của chủ hộ: từ 7 – 9 năm là 85 ngƣời chiếm 40,6%; từ 10 – 12 năm là 126 ngƣời, chiếm 54,6%. Số năm đi học trung bình của chủ hộ là 10 năm.

Theo dân tộc: dân tộc Kinh là 199 hộ, chiếm 93,9%, còn lại dân tộc Hoa và Khơ me là 13 hộ, chiếm có 6,1%. Loại nhà sử dụng: nhà xây là 108 hộ, chiếm 50,9%; nhà gỗ 45 hộ, chiếm 21,2%; nhà gỗ vách tranh là 59 hộ chiếm 27,9%.

Số nhân kh u bình quân/hộ đƣợc phỏng vấn là 3,73 kh u/hộ. Theo địa bàn phỏng vấn: Huyện Châu Thành là 76 hộ, chiếm 35,8%. Huyện Châu Thành A là 67 hộ, chiếm 31,6%; thành phố Vị Thanh 69 hộ, chiếm 32,6%;

4.2. THỰC TRẠNG THU HÚT, SỬ DỤNG VỐN ODA TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2014 - 2014

4.2.1. Thực trạng thu hút, sử dụng vốn ODA

4.2.1.1. Tình hình vận động thu hút nguồn vốn ODA

Nguồn vốn ODA tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ 2005 – 2014 chiếm khoảng 1,13% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội, khoảng 3,16% tổng vốn đầu tƣ từ ngân sách tỉnh và đƣợc tập trung đầu tƣ vào các lĩnh vực chủ yếu: giao thông, y tế, môi trƣờng phát triển đô thị, giáo dục dạy nghề, và cải cách hành chính.

Nguồn vốn ODA của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2005 – 2014 còn ở mức khiêm tốn, chỉ chiếm 11,5% của vùng ĐBSCL và 0,56% so với cả nƣớc. Vốn ODA thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của người dân tỉnh hậu giang giai đoạn 2004 2014 (Trang 56 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)