Thất thốt, lãng phí trong đầu tư XDCB tỉnh Cà Mau 2010 – 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư cơ bản của ngân sách nhà nước tỉnh cà mau từ 2010 2014 (Trang 60)

STT Chỉ tiêu Đvt Năm Tổng

2010 2011 2012 2013 2014

1 Số tiền thất thốt lãng phí tỷ đồng 3 8 7 5 10 33

Do chủ trương đầu tư tỷ đồng 5 5

Do khâu chuẩn bi xây dựng tỷ đồng 1 1 2 2 6

Do lựa chọn nhà thầu tỷ đồng 3 6 9

Do thi công cơng trình tỷ đồng 2 3 4 3 2 14 2 Tổng số vốn đã thực hiện tỷ đồng 493 454 1.301 1.424 1.480 5.152

3 Tỷ lệ thất thoát % 0,6 1,8 0,6 0,3 0,6 0,7

Do chủ trương đầu tư % 1,1 0,1

Do khâu chuẩn bi xây dựng % 0,2 0,1 0,1 0,1 0,1

Do lựa chọn nhà thầu % 0,2 0,4 0,2

Do thi cơng cơng trình % 0,4 0,7 0,3 0,2 0,1 0,3

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kiểm tra đầu tư XDCB tỉnh Cà Mau 2010 - 2014

Bảng 4.5 cho thấy thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB từ NSN tỉnh Cà Mau do các nguyên nhân khác nhau. Có thể thấy tỷ lệ thất thốt, lãng phí trong đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Cà Mau qua các năm đều ở mức thấp, năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 lần lượt là 0,6%; 1,8%; 0,6%; 0,3%; 0,6%. Nguyên nhân thất thốt, lãng phí lớn nhất là do khâu thi cơng cơng trình, đứng thứ nhì là do khâu chuẩn bị xây dựng. Trong giai đoạn 2010 - 2014, tổng số tiền thất thốt, lãng phí là 33 tỷ đồng; tỷ lệ thất thốt, lãng phí là 0,7%, trong đó tỷ lệ thất thốt do khâu thi cơng cơng trình là 0,3%; do khâu chuẩn bị xây dựng là 0,1%.

35%1 thì tỷ lệ thất thốt lãng phí tại tỉnh Cà Mau là ở mức rất thấp.Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là tỷ lệ này tính tốn từ các báo cáo có thể khác biệt so với thực tế.

4.3.2.5. Khép kín trong đầu tư xây dựng

Vấn đề khép kín trong đầu tư xây dựng: Có nhiều dự án chủ đầu tư là người quản lý vốn, tự lập và thẩm tra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi cơng – dự tốn, cũng đồng thời là bên mời thầu, tự thành lập tổ chuyên gia xét thầu, tư vấn giám sát lại là một đơn vị trực thuộc của chủ đầu tư. Sự khép kín trên làm suy giảm khả năng kiểm sốt lẫn nhau giữa các cơ quan liên quan, không khoa học trong quản lý đầu tư xây dựng là điều kiện dẫn tới thất thoát vốn Nhà nước, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng cơng trình.

4.3.3. Hiệu quả sử dụng các cơng trình XDCB

Theo quy định, các sở quản lý cơng trình xây dựng chun ngành của tỉnh Cà Mau có trách nhiệm quản lý chất lượng cơng trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn: Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm đối với cơng trình xây dựng hạ tầng cơ sở giao thơng; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đối với cơng trình xây dựng: đê điều, thủy lợi, phát triển nông thôn, nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản; Sở Công Thương chịu trách nhiệm đối với cơng trình xây dựng thương mại (đường dây tải điện, trạm cấp, chuyển tải, biến áp, nhà máy phát điện, nhà máy sản xuất cơng nghiệp, các cơng trình xăng dầu, khí đốt, chợ); Sở giáo dục đào tạo quản lý các cơng trình trường học; Sở y tế quản lý các cơng trình bệnh viện, trạm y tế.UBND tỉnh Cà Mau được giao trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng trên địa bàn tồn huyện.

Về đánh giá của người dân đối với chất lượng cơng trình, kết quả khảo sát tại hình B15 cho thấy, người dân đánh giá khá cao về chất lượng của các cơng trình với 85% ý kiến cho rằng cơng trình đạt u cầu về chất lượng và hinh B18 với 98% ý cho rằng cơng trình có ảnh hưởng tốt đến cuộc sống của người dân trong vùng.

98% 85%

75% 80% 85% 90% 95% 100%

Ảnh hưởng tốt đến cuộc sống người dân Đạt yêu cầu về chất lượng

Hình 4.4: Ý kiến của người dân về chất lượng và tác động cơng trình

Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn hộ dân, năm 2015

4.3.4. Tác động đối với kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau 4.3.4.1. Hiệu quả kinh tế 4.3.4.1. Hiệu quả kinh tế

Hoạt động đầu tư phát triển nói chung và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản luôn là hoạt động đầu tư tiên phong, tạo tiền đề, cơ sở cho hoạt động đầu tư phát triển khác được tiến hành, góp phần quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư vào địa bàn tỉnh Cà Mau, làm cho nền kinh tế phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

Hoạt động đầu tư XDCB nhằm tạo ra cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, những cơng trình phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động thương mại, giao lưu bn bán giữa các vùng trong và ngồi tỉnh. Các cơng trình đầu tư XDCB hầu hết đều là những cơng trình khơng đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, nó mang tính chất xã hội cao, địi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài.

Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản còn thể hiện ở các cơng trình: tỉnh được Trung ương quan tâm đầu tư xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh (đoạn Năm Căn - Đất Mũi) và các tuyến đường ôtô đến trung tâm xã (quy mô cấp VI đồng bằng), xây dựng cầu bắc qua sông Cửa Lớn nối liền 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, đường vành đai đi Kiên Giang, Quảng lộ Phụng Hiệp đi các tỉnh Miền tây Nam Bộ sẽ tạo điều kiện giao thương hàng hoá, thu hút đầu tư. Hiện nay, Cà Mau đang xúc tiến các bước quy hoạch cụ thể các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, cụm kinh tế biển, dịch vụ hậu cần nghề khai thác và nuôi thuỷ sản... nhằm mục tiêu phát triển ngành kinh tế thuỷ sản xứng tầm với tiềm năng, thế mạnh sẵn có

Đầu tư ngành điện đảm bảo 100% số xã phường trên địa bàn có điện lưới quốc gia. Sản lượng điện thương phẩm phục vụ sản xuất đời sống tăng bình quân 14 %/năm. Đảm bảo ổn định điện phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt. Nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện đến thời điểm 31/12/2014 là 189.202 hộ, đạt 96,38% (kế hoạch 96,07%), Phối hợp khảo sát đầu tư xây dựng mới nhiều tuyến điện các xã và tăng cường công suất, cải tạo đường dây trung, hạ thế tuyến điện từ nguồn vốn ngân hàng thế giới.

Trong giai đoạn 2010 - 2014, cùng với sự phát huy tác dụng của các cơng trình xây dựng từ những năm trước và một loạt các dự án mới được phê duyệt, kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đã phát triển thu được những kết quả to lớn, hiệu quả kinh tế, xã hội mà các cơng trình đem lại là khơng thể phủ nhận. Tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng với tốc độ nhanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả theo hướng tích cực.

4.3.4.2. Hiệu quả xã hội

Hoạt động đầu tư XDCB là tiền đề, tạo đà cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Từ đó đã gián tiếp tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm trên địa bàn huyện đều tăng. Trong giai đoạn 2010 – 2014, bình quân mỗi năm tạo thêm việc làm cho 35.000 lao động, đảm bảo thu nhập cho người dân trên địa bàn, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người lao động. Trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2014 có 1.087 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế trong đó có 121 hợp tác xã. Thu nhập bình quân một lao động là 36 triệu đồng/năm.

Các cơng trình cơng cộng, giao thơng, y tế, giáo dục đã góp phần tăng hiệu quả xã hội rõ rệt, từ đó cũng làm nâng cao điều kiện sống, sinh hoạt của người dân.

Hệ thống cấp nước sạch trên địa bàn huyện đang được mở rộng về quy mô và nâng cao về chất lượng nước sạch phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân trên địa bàn huyện, tỷ lệ dân cư sử dụng nước giếng khoan, nối mạng đạt 100%, nâng cao sức khoẻ cho mọi người dân tỉnh Cà Mau, đây là hiệu quả thiết thực cho lợi ích cộng đồng.

huyện, trụ sở các ban ngành, trung tâm thể thao huyện, cây xanh và các cơng trình cơng cộng khác tiếp tục được đầu tư và đưa vào sử dụng đã tạo ra nơi làm việc khang trang, rộng rãi, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác chun mơn của các cơ quan nhà nước, tạo ra nơi vui chơi giải trí cho các tầng lớp nhân dân, từ đó góp phần củng cố lịng tin của nhân dân với Đảng và chính quyền các cấp.

Đầu tư các lĩnh vực y tế cũng dần phát huy được hiệu quả xã hội. Đã nâng cấp cải tạo các cơ sở y tế khơng để tình trạng xuống cấp, chống q tải trong bệnh viện huyện, các trạm y tế xã đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ở cấp cơ sở. Số xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế đến hết năm 2014 là 50/70 đơn vị.

Về giáo dục đào tạo, các trường học xây dựng đủ điều kiện phục vụ cho học tập và giảng dạy, nâng cao cả về quy mô và chất lượng giảng dạy trên địa bàn, cơ bản phục vụ tốt yêu cầu quản lý và dạy học. Năm học 2013 - 2014, 99,93% học sinh lớp 5 hồn thành chương trình tiểu học; 96,43% học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS; 95,92% học sinh đậu tốt nghiệp THPT. Trên địa bàn đã thành lập thêm một số trường dạy nghề kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu học tập, học nghề của mọi lứa tuổi trong dân cư. Hệ thống thông tin liên tục đến tận thơn xóm - đời sống nhân dân từng bước được cải thiện nâng cao. Các cụm làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển với tốc độ khá nhanh, hệ thống giao thơng rất thuận lợi. Từ đó đã góp phần làm tăng tiềm năng du lịch của huyện.

4.3.5. Tác động đối với phúc lợi của người dân tỉnh Cà Mau 4.3.5.1. Hiệu quả khai thác cơng trình đầu tư XDCB 4.3.5.1. Hiệu quả khai thác cơng trình đầu tư XDCB

Bảng 4.6: Tần suất sử dụng các cơng trình xây dựng của người dân

Tần suất sử dụng, khai thác Số lượng quan sát Tỷ lệ (%) Lũy kế tỷ lệ (%)

Rất ít 3 1,5 1,5 Ít 17 8,5 10,0 Trung bình 30 15,0 25,0 Nhiều 110 55,0 80,0 Rất nhiều 40 20,0 100,0 Tổng 200 100,0

dụng ở mức nhiều và rất nhiều là 75%, tỷ lệ sử dụng ít và rất ít là 10% và sử dụng ở mức trung bình là 15% (Bảng 4.6)

Số lượng quan sát Tỷ lệ (%) Lũy kế tỷ lệ (%) Giảm đi nhiều so với

khi chưa có cơng trình 80 40.0 40.0

Không thay đổi 120 60.0 100.0

Tổng 200 100.0

Bảng 4.7: Tỷ lệ chi phí đi lại của gia đình người dân

Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn người dân, năm 2015

Số lượng quan sát Tỷ lệ (%) Lũy kế tỷ lệ (%)

Không thay đổi 70 35,0 35,0

Tăng thêm nhiều so với khi

chưa có cơng trình 80 40,0 75,0

Tăng thêm rất nhiều so với

khi chưa có cơng trình 50 25,0

Tổng 200 100,0

Bảng 4.8: Tỷ lệ thu nhập của gia đình người dân

Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn người dân, năm 2015

Kết quả phân tích tại bảng 4.7 cho thấy 80% người được khảo sát cho rằng chi phí đi lại giảm nhiều so với chưa có cơng trình, bảng 4.8 cho thấy, tỷ lệ số hộ có thu nhập tăng thêm nhiều và rất nhiều là 65% cho thấy các cơng trình đã góp phần cải thiện thu nhập của hộ.

2.00 2.00

3.25

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 Thời gian đi lại

Chi phí đi lại Tổng thu nhập của gia đình

Hình 4.5: Đánh giá của người dân về hiệu quả kinh tế của cơng trình

Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn người dân, năm 2015

Sử dụng thang đo từ 1 đến 5 (với 1 là giảm đi rất nhiều và 5 là tăng thêm rất nhiều) để đánh giá hiệu quả kinh tế của cơng trình mang lại cho người dân, hình 4-7 cho thấy điểm số của thu nhập là 3,25 (gần mức “tăng thêm nhiều”) nghĩa là các cơng trình này có tác động làm tăng thêm đáng kể thu nhập của hộ; chi phí đi lại và thời gian đi lại cũng giảm nhiều khi có điểm số đánh giá lần lượt là 2,00 và 2,00 (gần mức “giảm đi nhiều”).

4.3.5.2. Tác động của cơng trình đến cải thiện điều kiện sống của người dân

Sử dụng thang đo từ 1 đến 5 (với 1 là giảm đi rất nhiều và 5 là tăng thêm rất nhiều) để đánh giá hiệu quả xã hội của cơng trình mang lại cho người dân dựa trên các tiêu chí: (1) Cải thiện thơng tin liên lạc; (2) Cải thiện chất lượng khơng khí xung quanh: giảm thiểu khói bụi; (3) Giảm thiểu các bệnh về đường hơ hấp, tiêu hóa; (4) Cải thiện cơng tác chăm sóc y tế; (5) Cải thiện điều kiện học tập; (6) Cải thiện điều kiện sản xuất kinh doanh; (7) Cải thiện điều kiện vui chơi, giải trí.

3.75 3.38 4.05 4.00 0.75 2.00 4.00 3.83 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00

Vui chơi, giải trí Điều kiện sản xuất, kinh doanh Điều kiện học tập Chăm sóc y tế Bệnh về đường tiêu hóa Bệnh về đường hơ hấp Chất lượng khơng khí xung quanh Thơng tin liên lạc

Hình 4.6: Đánh giá của người dân về hiệu quả xã hội của cơng trình

Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn người dân, năm 2015

Hình 4.8 cho thấy, các cơng trình xây dựng đã góp phần làm cải thiện các yếu tố về thông tin liên lạc (3.83 điểm); chất lượng khơng khí xung quanh (4.00 điểm); chăm sóc y tế (4.00 điểm); điều kiện học tập (4.05 điểm); vui chơi, giải trí (3.75 điểm). Điều này hồn tồn phù hợp với thực tế, do các cơng trình này giúp cho việc đi lại thuận tiện hơn, việc tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh, vui chơi giải trí, học tập và giao lưu văn hóa của người dân tốt hơn nên góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, tác động của các cơng trình này đối với việc làm giảm các loại bệnh về đường hơ hấp (2.00 điểm) và bệnh về đường tiêu hóa (0.75 điểm) là khơng đáng kể do điểm số gần với mức không thay đổi (3.00 điểm).

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Chương này tổng hợp các kết quả sau khi nghiên cứu, bao gồm những kết quả quan trọng của đề tài nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tỉnh Cà Mau. Đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế của đề tài, gợi ý những đề tài chuyên sâu hơn.

5.1. KẾT LUẬN

5.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Cà Mau

Công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 – 2014 đạt được những kết quả khá cao. Số vốn đầu tư XDCB được giải ngân hàng năm so với kế hoạch vốn đạt tỷ lệ rất cao và tăng dần từ mức 83,2% năm 2010 lên mức 97,8% năm 2014.

Kết quả khảo sát ý kiến người dân cho thấy, người dân đánh giá cao việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB. Các dự án sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả về kinh tế - xã hội, góp phần làm tăng thu nhập hộ gia đình, giảm chi phí và thời gian đi lại; cải thiện điều kiện học tập, chăm sóc y tế, vui chơi giải trí của người dân trong vùng dự án.

Tuy nhiên, vẫn cịn tình trạng các dự án bị chậm tiến độ và công tác quy hoạch, kế hoạch hóa đầu tư chưa được thực hiện tốt, điều này cũng đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, gây lãng phí cho NSNN.

5.1.2. Tác động của vốn đầu tư XDCB đến kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư cơ bản của ngân sách nhà nước tỉnh cà mau từ 2010 2014 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)