Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư cơ bản của ngân sách nhà nước tỉnh cà mau từ 2010 2014 (Trang 36 - 43)

Nghiên cứu được tiến hành qua các bước sau: (1) Xác định vấn đề ng hiên cứu; (2) Tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp; (3) Phân tích số liệu; (4) Tiến hành xây dựng các giải pháp.

3.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN XDCB TỪ NSNN

3.2.1. Chỉ tiêu tiến độ giải ngân vốn XDCB từ NSNN

Tiến độ giải ngân được tính bằng tỷ số vốn đã giải ngân trên tổng số vốn kế hoạch được giao hàng năm, thường được tính theo tỷ lệ % và được xác định bằng công thức sau:

Vấn đề nghiên cứu

Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp

Phân tích số liệu

Tỷ lệ giải ngân vốn XDCB: Tổng số vốn đã giải ngân

= x 100%

Tổng số vốn kế hoạch năm

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả giải ngân nguồn vốn của một ngành hoặc địa phương tại một một thời điểm. Chỉ số này cũng phản ánh tổng hợp nhiều yếu tố, công đoạn, nhiều chủ thể liên quan mà kết quả cuối cùng thể hiện ở khối lượng XDCB và sản phẩm XDCB hoàn thành được giải ngân.

Chỉ số này có ưu điểm là cách lấy số liệu thống kê tính tốn đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, bảo đảm tính trung thực cao. Cũng có thể dùng để phân tích, so sánh hoạt động kinh tế trong một thời kỳ hoặc nhiều thời kỳ với nhau.

3.2.2. Nhóm các tiêu chí xác định thất thốt, lãng phí trong đầu tư XDCB 3.2.2.1. Thất thốt, lãng phí do chủ trương đầu tư 3.2.2.1. Thất thốt, lãng phí do chủ trương đầu tư

Việc xác định đúng chủ trương đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc sử dụng vốn đầu tư XDCB. Xác định sai chủ trương đầu tư khơng những dẫn đến đầu tư khơng có hiệu quả, hoặc hiệu quả đầu tư kém mà cịn dẫn đến hậu quả khó lường, cản trở đến phát triển kinh tế, xã hội của một vùng, một khu vực. Sai lầm về chủ trương đầu tư sẽ gây ra lãng phí, thất thốt nghiêm trọng vốn đầu tư. Lãng phí, thất thốt vốn trong chủ trương đầu tư thể hiện ở những nội dung cụ thể sau:

Đầu tư khơng có quy hoạch, khơng theo quy hoạch hoặc quy hoạch sai không phù hợp với đặc điểm kinh tế, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân số lao động,... dẫn đến không phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lựa chọn địa điểm đầu tư sai: Gây ra lãng phí, thất thốt vốn đầu tư. Xác định quy mô dự án, lựa chọn thiết bị, cơng nghệ khơng chính xác. Cơng tác thẩm định dự án trước khi ra quyết định đầu tư chưa đầy đủ.

3.2.2.2. Thất thốt, lãng phí trong khâu chuẩn bị xây dựng

Thất thốt lãng phí do khâu thiết kế: Hồ sơ thiết kế khơng theo đúng các quy phạm, quy chuẩn về kỹ thuật của nhà nước, xa rời tình hình thực tế về điều kiện tự nhiên, địa hình, nguồn nhân lực,... dẫn đến những sai sót gây hậu quả về thất thốt,

Thất thoát trong khâu lập và quản lý dự tốn: Đây khơng chỉ là khơng gây ra lãng phí và thất thốt về vốn đầu tư mà cịn là khâu nhạy cảm gây ra sơ hở dẫn đến phát sinh tiêu cực trong hoạt động đầu tư. Thất thoát ở khâu này cần xem xét trên các tiêu chí sau: Sử dụng sai định mức kinh tế - kỹ thuật của nhà nước ban hành cho từng loại cơng trình; Áp dụng sai giá cả theo từng loại vật tư thiết bị đã được thơng báo; Tính tốn sai các loại chi phí theo định mức; Thất thốt, lãng phí xảy ra trong khâu đền bù, giải phóng mặt mặt bằng.

3.2.2.3. Thất thốt, lãng phí trong khâu lựa chọn nhà thầu

Việc chuẩn bị tổ chức đấu thầu, công tác đấu thầu không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến thất thốt lãng phí về vốn và tài sản trong hoạt động đầu tư XDCB.

3.2.2.4. Thất thốt, lãng phí trong thi cơng cơng trình

Việc thi cơng cơng trình khơng đảm bảo chất lượng dẫn đến thất thoát vốn của nhà nước, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn NSNN cho XDCB.

Tỷ lệ thất thoát, lãng phí do từng nguyên nhân (chủ trương đầu tư, khâu chuẩn bị xây dựng, khâu lựa chọn nhà thầu, thi cơng cơng trình) được tính bằng tỷ số giữa số tiền thất thốt, lãng phí trên tổng số vốn đầu tư đã thực hiện, thường được tính theo tỷ lệ % và được xác định bằng công thức sau:

Số tiền thất thốt, lãng phí

Tỷ lệ thất thốt, lãng phí = x 100%

Tổng số vốn đầu tư đã thực hiện

3.3. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ XDCB VỐN ĐẦU TƯ XDCB

3.3.1. Chỉ tiêu

Hiệu quả của đầu tư XDCB nguồn NSNN là hiệu quả tổng hợp của hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và đảm bảo môi trường trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển bền vững nhằm hướng tới chất lượng phát triển. Việc đánh giá hiệu quả đầu tư phải bao gồm cả đánh giá định tính và định lượng, cả tầm mức vĩ mơ và vi mô.

3.3.1.1. Chỉ tiêu vĩ mô * Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế của đầu tư XDCB nguồn NSNN là tổng thể các yếu tố về lợi ích kinh tế đo được bằng việc giá trị hoá các yếu tố kinh tế thu được so với chi phí bỏ ra để đầu tư. Hiệu quả kinh tế đầu tư XDCB nguồn NSNN được phản ánh bởi các chỉ tiêu đo lường về kinh tế như ICOR, GDP, GNI, ... Trong đó: ICOR là hệ số tỷ lệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội.

* Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là chênh lệch giữa các lợi ích mà xã hội thu nhận được và chi phí nguồn lực mà xã hội phải bỏ ra để đầu tư. Hiệu quả xã hội của đầu tư XDCB nguồn NSNN là tổng thể các yếu tố lợi ích về xã hội do thực hiện công việc đầu tư XDCB nguồn NSNN mang lại. Hiệu quả xã hội phải đặt trong mối liên hệ với hiệu quả kinh tế và sự cân đối hài hoà giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, đảm bảo định hướng phát triển kinh tế xã hội, bản chất, mơ hình của nền kinh tế.

Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đầu tư đối với việc thực hiện các mục tiêu chung phát triển của nền kinh tế. Những sự xem xét này mang tính chất định tính, như: Đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách Nhà nước, đảm bảo cơng bằng xã hội, giảm nghèo bền vững. Hoặc đo lường bằng các tính tốn định lượng như: Mức tăng thu ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ, mức tăng thu hút vốn đầu tư toàn xã hội so với vốn đầu tư từ NSNN...

* Hiệu quả về mặt môi trường

Hiệu quả về mặt môi trường của đầu tư XDCB nguồn NSNN là song song với việc tăng cường, phát triển đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo môi trường. Nghĩa là mơi trường sinh thái phải được duy trì trong tầm mức, tiêu chuẩn quy định, không ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN được xem xét theo ba góc độ:

Một là, các dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN (hay bất cứ nguồn vốn nào khác) phải đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường, suy thối mơi trường.

Hai là, Nhà nước phải ưu tiên vốn để đầu tư cơng trình, dự án về mơi trường, bởi đây là lĩnh vực cơng ích, ít lợi nhuận, các nhà đầu tư khác không muốn đầu tư.

Ba là, đầu tư từ nguồn vốn NSNN ngồi việc phải đảm bảo có hiệu quả về mặt mơi trường cịn có vai trị hỗ trợ, dẫn dắt, thúc đẩy,... toàn xã hội hướng tới môi trường xanh hơn, sạch hơn.

* Hiệu quả về phát triển bền vững

Hiệu quả về phát triển bền vững là việc đầu tư đem lại sự tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội cùng với việc đảm bảo môi trường và phát triển phải bền vững. Đầu tư từ nguồn vốn NSNN có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định trong phát triển bền vững. Nó được thể hiện ở chỗ trước hết đầu tư từ nguồn vốn NSNN phải gương mẫu trong việc phát triển bền vững. Sau đó là việc Nhà nước phải ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn NSNN phát triển bền vững.

Bởi chỉ có Nhà nước mới quan tâm nhiều hơn đến phát triển bền vững, ổn định vĩ mơ, khắc phục khuyết tật thị trường,... cịn các nhà đầu tư khác quan tâm nhiều hơn đến lợi ích kinh tế.

* Hiệu quả tổng hợp

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư nói trên có mức độ, phạm vi và điều kiện tác động khác nhau. Khi tổ hợp các tác động này có những yếu tố bổ sung làm tăng sự tác động tích cực của yếu tố khác nhưng cũng có những yếu tố lại tác động tiêu cực đến yếu tố khác khi cùng tác động. Do vậy để đánh giá một cách chung nhất hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB nguồn NSNN cần phải xét hiệu quả tổng hợp. Có nhiều phương pháp để tính tốn hiệu quả tổng hợp. Đơn giản thì có phương pháp cho điểm, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Phức tạp hơn có phương pháp hồi quy, phương pháp số bình quân đa chiều, ... Sử dụng phương pháp này, phương pháp khác hoặc tổ hợp các phương pháp là tuỳ thuộc người đánh giá lựa chọn trong những trường hợp cụ thể.

3.3.1.2. Chỉ tiêu vi mô

Chỉ tiêu vi mơ là phúc lợi hộ gia đình, là các lợi ích bao gồm sự cải thiện về điều kiện y tế, giáo dục và sự tăng thêm của thu nhập của hộ sau khi dự án đầu tư XDCB được đưa vào sử dụng.

3.3.2. Đánh giá tác động

Đối với nền kinh tế: tăng trưởng kinh tế và dịch chuyển cơ cấu kinh tế.

Đối với phúc lợi hộ gia đình: Sử dụng thống kê mơ tả, phân tích bảng chéo và hệ số tương quan trên 2 khía cạnh: (i) Đánh giá của hộ về lợi ích của cơng trình và (ii) Chỉ số phúc lợi (thu nhập, tài sản, sức khỏe).

Thực hiện kiểm định sự khác biệt trung bình 2 mẫu độc lập và kiểm định Chi bình phương giữa các nhóm hộ có đặc điểm khác nhau.

3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.4.1. Dữ liệu thứ cấp 3.4.1. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp bao gồm kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề tài; số liệu thống kê về đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh trong giai đoạn 2010 - 2014; tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 - 2014 và quy hoạch, định hướng phát triển của Tỉnh Cà Mau đến năm 2020, ...

Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua qua sách báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước; Niên giám thống kê, các báo cáo của UBND Tỉnh Cà Mau và từ Sở Tài chính của Tỉnh Cà Mau.

3.4.2. Dữ liệu sơ cấp

3.4.2.1. Chọn điểm điều tra

Các huyện và thành phố của tỉnh Cà Mau. Những năm gần đây, Tỉnh Cà Mau luôn chú trọng tăng cường đầu tư xây dựng nhiều cơng trình nhằm phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với những thuận lợi, khó khăn về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực và nguồn vốn NSNN sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

Đề tài chọn 4/8 huyện/thành phố trực thuộc Tỉnh Cà Mau để thu thập thông tin sơ cấp là thành phố Cà Mau, huyện Đầm Dơi, huyện Trần Văn Thời và huyện Năm Căn. Đây là 4 huyện, được NSNN Tỉnh Cà Mau đầu tư XDCB nhiều nhất trong giai đoạn 2010 - 2014.

3.4.2.2. Phương pháp thu dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những tác động của dự án đầu tư XDCB từ NSNN lên phúc lợi của hộ gia đình. Dữ liệu được thu thập thơng qua phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình

được hưởng lợi (hoặc bị thiệt hại) bằng bảng câu hỏi in sẵn. Điều tra viên đến nhà và phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc người đại diện của hộ gia đình.

Bảng câu hỏi gồm có những thơng tin chính như sau:

Thơng tin về hộ gia đình: thơng tin nhân khẩu, tài sản, thu nhập v.v.

Thông tin về cơng trình hạ tầng: thời điểm có cơng trình, khoảng cách đến hộ gia đình, cách thức sử dụng, tần suất sử dụng, đánh giá của hộ về cơng trình hạ tầng.

Thơng tin về tác động: thay đổi trong thu nhập, thay đổi trong tình trạng sức khỏe của các thành viên sau khi cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng.

3.4.2.3. Cỡ mẫu điều tra

Cỡ mẫu được tính theo cơng thức:

2 2 / 2 ) 1 ( Z MOE p p n (2) Trong đó:

p: tỷ lệ xuất hiện các phần tử trong đơn vị lấy mẫu (0 ≤ p ≤ 1) Z: độ tin cậy

MOE: tỷ lệ sai số ước lượng

Ở đây tác giả chọn p = 0,70; Z /2= 1,96 và sai số ước lượng MOE = 0,07 → n = 165. Cỡ mẫu của nghiên cứu được chọn là 165.

Để đảm bảo thu thập đủ số lượng quan sát cho nghiên cứu, đề tài tiến hành phỏng vấn 240 hộ dân để dự phòng thu đủ cỡ mẫu cần nghiên cứu.

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương này trình bày kết quả nghiên cứu để trả lời cho 2 câu hỏi: (1) Quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Cà Mau hiệu quả như thế nào? Và (2) Tác động của vốn đầu tư XDCB từ NSNN đến tình hình sản xuất và phúc lợi của hộ gia đình ở tỉnh Cà Mau như thế nào?

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Phần lãnh thổ đất liền của tỉnh Cà Mau nằm trong tọa độ từ 8o30' - 9o10' vĩ Bắc và 104o80' - 105o5' kinh Đông. Điểm cực Đông tại 105o24' kinh Đông thuộc xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi. Điểm cực Nam tại 8o33’ vĩ Bắc thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển. Điểm cực Tây tại 104o43' kinh Đông thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Điểm cực Bắc tại 9o33' vĩ Bắc thuộc xã Biển Bạch, huyện Thới Bình. Cà Mau là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển, phía Đơng giáp với Biển Đơng, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang.

Thành phố Cà Mau nằm trên trục đường quốc lộ 1A và quốc lộ 63, cách thành phố Cần Thơ 180 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 380 km. Đường biển của Cà Mau dài nhất Việt Nam gần 254 km, trong đó có 107 km bờ Biển Đơng và 147 km bờ Biển Tây. Biển Cà Mau tiếp giáp với vùng biển các nước như Thái Lan, Malaysia,Indonesia, và là trung tâm của vùng biển quốc tế ở Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư cơ bản của ngân sách nhà nước tỉnh cà mau từ 2010 2014 (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)