Đánh giá của người dân về hiệu quả xã hội của cơng trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư cơ bản của ngân sách nhà nước tỉnh cà mau từ 2010 2014 (Trang 67 - 86)

Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn người dân, năm 2015

Hình 4.8 cho thấy, các cơng trình xây dựng đã góp phần làm cải thiện các yếu tố về thông tin liên lạc (3.83 điểm); chất lượng khơng khí xung quanh (4.00 điểm); chăm sóc y tế (4.00 điểm); điều kiện học tập (4.05 điểm); vui chơi, giải trí (3.75 điểm). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, do các cơng trình này giúp cho việc đi lại thuận tiện hơn, việc tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh, vui chơi giải trí, học tập và giao lưu văn hóa của người dân tốt hơn nên góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, tác động của các cơng trình này đối với việc làm giảm các loại bệnh về đường hơ hấp (2.00 điểm) và bệnh về đường tiêu hóa (0.75 điểm) là không đáng kể do điểm số gần với mức không thay đổi (3.00 điểm).

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Chương này tổng hợp các kết quả sau khi nghiên cứu, bao gồm những kết quả quan trọng của đề tài nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tỉnh Cà Mau. Đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế của đề tài, gợi ý những đề tài chuyên sâu hơn.

5.1. KẾT LUẬN

5.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Cà Mau

Công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 – 2014 đạt được những kết quả khá cao. Số vốn đầu tư XDCB được giải ngân hàng năm so với kế hoạch vốn đạt tỷ lệ rất cao và tăng dần từ mức 83,2% năm 2010 lên mức 97,8% năm 2014.

Kết quả khảo sát ý kiến người dân cho thấy, người dân đánh giá cao việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB. Các dự án sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả về kinh tế - xã hội, góp phần làm tăng thu nhập hộ gia đình, giảm chi phí và thời gian đi lại; cải thiện điều kiện học tập, chăm sóc y tế, vui chơi giải trí của người dân trong vùng dự án.

Tuy nhiên, vẫn cịn tình trạng các dự án bị chậm tiến độ và công tác quy hoạch, kế hoạch hóa đầu tư chưa được thực hiện tốt, điều này cũng đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, gây lãng phí cho NSNN.

5.1.2. Tác động của vốn đầu tư XDCB đến kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau

Tốc độ tăng trưởng vốn XDCB từ nguồn ngân sách của tỉnh bình quân là 61,6%/năm. Hệ số ICOR giai đoạn này là 4,1 có nghĩa là dùng 4,1 đồng vốn XDCB từ NSNN của tỉnh thì mới đóng góp cho tăng trưởng kinh tế 1 đồng. Hệ số ICOR có xu hướng tăng dần do xuất phát điểm của tỉnh Cà Mau thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật nghèo nàn, giai đoạn 2010 – 2014 là giai đoạn tập trung đầu tư XDCB nhằm tạo điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng tạo điều kiện phát triển kinh tế của huyện.

Từ đó đã gián tiếp tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo thu nhập cho người dân trên địa bàn, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật

về quy mô và nâng cao về chất lượng nước sạch phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân trên địa bàn huyện. Hệ thống các trạm y tế, trường học trên địa bàn huyện được đầu tư, nâng cấp đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khoẻ, học tập cho người dân.

Các cơng trình cơng cộng khác đưa vào sử dụng đã tạo ra nơi làm việc khang trang, rộng rãi, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác chuyên môn của các cơ quan nhà nước, tạo ra nơi vui chơi giải trí cho các tầng lớp nhân dân, từ đó góp phần củng cố lịng tin của nhân dân với Đảng và chính quyền các cấp.

Giai đoạn 2010 – 2014, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng lớn theo hướng bất lợi từ các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế (lãi suất, giá cả vật liệu xây dựng, chi phí nhân cơng, lạm phát, …). Ngồi ra, tình hình nợ đọng trong đầu tư XDCB trên địa bàn huyện dù chưa đến mức căng thẳng, nhưng đang có chiều hướng gia tăng đã ảnh hưởng đáng kể đến chi phí và tiến độ thi cơng cơng trình, gây khó khăn cho việc cân đối thu chi, xử lý dứt điểm nợ đọng XDCB. Từ đó ảnh hưởng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện.

5.1.3. Tác động của vốn đầu tư XDCB đến phúc lợi của hộ gia đình

Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa các nhóm hộ mặc dù có sự khác nhau về dân tộc, ngành nghề nhưng cùng hưởng lợi như nhau từ việc cải thiện y tế, giáo dục sau khi cơng trình xây dựng hồn thành. Như vậy tất cả các hộ dân trong vùng dự án đều cùng được hưởng lợi như nhau về y tế và giáo dục đối với các cơng trình xây dựng, thể hiện sự bình đẳng trong việc tiếp cận, khai thác các cơng trình xây dựng, đây cũng là mục tiêu mà chính quyền tỉnh Cà Mau mong muốn đạt được.

Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy thu nhập và tài sản của hộ gia đình tăng theo tần suất sử dụng cơng trình, tần suất sử dụng cơng trình càng nhiều thì hộ gia đình có thu nhập và giá trị tài sản càng cao.

5.1.4. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Được sự quan tâm, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh trong việc điều hành thực hiện công tác XDCB.

Do có sự cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư xây dựng, trong đó có việc rà sốt, cơng bố, bãi bỏ các thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ chế một cửa liên thông giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đầu

tư, xây dựng.

5.1.5. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và yếu kém

Nguyên nhân của tồn tại, yếu kém về quản lý đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Cà Mau thời gian qua (Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau, 2015) như sau:

Giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng vẫn ở mức cao, nhân công tăng do nâng lương cơ bản từ tháng 5/2012, trong khi quy định của nhà nước không được điều chỉnh bổ sung tổng mức đầu tư, dẫn đến các nhà thầu thi công cầm chừng hoặc không thực hiện để chờ Nhà nước điều chỉnh chính sách.

Nhiều cơng trình chưa hồn thành bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng đã đề nghị cho đấu thầu và khởi cơng, gây khó khăn cho các nhà thầu, tiến độ thi công phải kéo dài, phải ra hạn hợp đồng nhiều cơng trình.

Năng lực và trách nhiệm của một số cán bộ trong quản lý đầu tư và xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu. Chất lượng thẩm định hồ sơ dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế - dự tốn … cịn hạn chế.

Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn vẫn còn thiếu hoặc chưa cập nhật kịp thời với tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại nên nhiều lúc vẫn còn sử dụng các định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn cũ, lạc hậu.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lập và thẩm định thiết kế - dự toán chưa được quy định cụ thể, rõ ràng bằng những chế tài về pháp luật - kinh tế.

Chưa có cơ chế bảo hành sản phẩm thiết kế và cơ chế thưởng phạt vật chất hoặc có các chế tài xử phạt ở mức cao hơn đối với nhà thiết kế nhằm nâng cao trách nhiệm;

Chi phí thiết kế được tính theo giá trị xây lắp: thiết kế càng dư thừa nhà thầu càng dễ bớt xén vật liệu thi cơng cơng trình đồng thời càng làm giảm trách nhiệm của mình đối với sản phẩm thiết kế.

Chủ đầu tư vì mục đích nhằm phục vụ tiến độ giải ngân kế hoạch năm, đã bỏ qua những sai sót, bất hợp lý của hồ sơ thiết kế; một số chủ đầu tư không đủ năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức để thẩm định, khắc phục những sai sót của hồ sơ, thường có tư tưởng khốn trắng cho tư vấn, thẩm định trong khi trên thực tế

được sự kỳ vọng của các chủ đầu tư; Sản phẩm thiết kế có nhiều sai lệch so với thực tế triển khai do khâu chuẩn bị đầu tư khơng thực hiện nghiêm, có những cơng trình phương án thi cơng và mức đầu tư không khả thi;

Chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia vào cơng tác thẩm định dự án cịn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

5.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB TẠI TỈNH CÀ MAU VỐN ĐẦU TƯ XDCB TẠI TỈNH CÀ MAU

5.2.1. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

Các quy hoạch về địa giới hành chính, quy hoạch từng lĩnh vực ngành nghề phải gắn với tiềm lực phát triển của tỉnh phân cấp cho các đơn vị để xây dựng và tổ chức thực hiện. Các ngành, các cấp của tỉnh phải có trách nhiệm điều phối và gắn kết các quy hoạch đó để đảm bảo sự thống nhất, hài hoà và cân đối.

Hệ thống quy hoạch phải đi trước một bước và phải nghiên cứu để xây dựng, thẩm định, phê duyệt chặt chẽ trên cơ sở phát huy tiềm năng của các ngành, vùng. Từ đó, xây dựng các đề án phát triển vùng kinh tế, cụm công nghiệp, dân cư... Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, trước hết ở các vùng trọng điểm. Mỗi quy hoạch phải tính tới sự đồng bộ giữa các bước: đầu tư mới, vận hành, bảo dưỡng, duy tu sau đầu tư...

Khẩn trương hoàn thành các quy hoạch của huyện gắn kết với quy hoạch tổng thể của tỉnh Cà Mau. Mỗi quy hoạch phê duyệt phải đảm bảo được tính ổn định; có tầm nhìn lâu dài; có đầy đủ luận cứ phù hợp với thực tế và phải cơng khai hố để nhân dân biết và thực hiện, làm yên tâm các nhà đầu tư.

Khi quy hoạch phải lường trước mọi vấn đề bất khả kháng có thể xảy ra, để từ đó có mọi biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục các tổn thất (nếu có); từ đó hạn chế tối đa và điều chỉnh kịp thời các dự án nằm trong vùng quy hoạch bị treo.

5.2.2. Tập trung vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm

Phải tập trung cho các dự án trọng điểm của huyện. Hỗ trợ hoặc tham gia cùng các thành phần kinh tế khác đầu tư vào các dự án có khả năng thu hồi vốn để tạo sức hấp dẫn thu hút các nguồn vốn khác...

Đối với các dự án trọng điểm của huyện phải có sự phân loại để tập trung đầu tư. Những dự án này phải có ý nghĩa chiến lược, có tác động mạnh đến các ngành,

vùng và thu hút các nguồn vốn đầu tư như: các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và những vùng ngành có nhiều tiềm năng. Mặt khác, trong q trình thực hiện, địi hỏi các ngành các cấp phải có sự ưu tiên, chú trọng và tuân thủ đúng trình tự thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian thi cơng để sớm đưa cơng trình vào sử dụng, khai thác.

Đối với các lĩnh vực tỉnh Cà Mau có nhiều lợi thế, cần lập phát triển quy hoạch đồng bộ. Trên cơ sở đó, sử dụng nguồn vốn NSNN để đầu tư cơ sở hạ tầng (đầu tư thông qua việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư...). Mặt khác, phải có cơ chế khuyến khích đầu tư hợp lý như: ưu đãi thuế, tín dụng, về đầu tư chuyển giao cơng nghệ... để từ đó thu hút các nguồn vốn khác cùng đầu tư. Có thể nói, mơi trường đầu tư kinh doanh thơng thống cùng với cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ là những điều kiện quan trọng để thu hút các nguồn nội lực và ngoại lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Hiện nay, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, từ các doanh nghiệp tư nhân và dân cư trên địa bàn huyện còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác tốt. Trong những năm tới phải thông qua vốn đầu tư từ NSNN của tỉnh để tập trung thu hút các nguồn vốn này.

Trước mắt, tỉnh Cà Mau nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng cần thơng qua chính sách thuế, tài chính và các chính sách khác để khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm tài trợ vốn đầu tư để xây dựng các cơng trình hạ tầng, kiên cố hố kênh mương, giao thơng nơng thơn, các cơng trình điện nước, phát triển thêm ngành nghề và sản xuất các sản phẩm mới...

5.2.3. Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác thanh, quyết tốn vốn đầu tư

Gắn trách nhiệm vật chất đối với những nhà thầu, chủ đầu tư chậm thanh toán, quyết toán. Ngay từ khi triển khai dự án phải đảm bảo đầy đủ và thực hiện đúng trình tự, thủ tục đầu tư XDCB theo quy định. Phải thường xun đơn đốc, kiểm tra q trình thực hiện dự án.

Nên bố trí một nguồn vốn dự phịng để thanh tốn cho các dự án đã quyết toán xong mà thiếu vốn, vừa tránh tổn thất cho nhà thầu do phải chịu lãi suất các tổ chức tín dụng, vừa khuyến khích chủ đầu tư khẩn trương lập báo cáo quyết toán.

5.2.4. Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra. Chống thất thốt, lãng phí trong đầu tư XDCB

Nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tư XDCB nội bộ tại các cấp. Tại mỗi bộ phận quản lý vốn cần có quy trình, quy chế cụ thể để giám sát trong công việc, trên cơ sở giao quyền và trách nhiệm cụ thể. Giám sát, kiểm tra nội bộ là công việc thường xuyên của các đơn vị quản lý và thực hiện vốn đầu tư XDCB.

Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra từ bên ngồi (Thanh tra tài chính, thanh tra nhà nước, kiểm tốn...) và đưa cơng tác này thực sự trở thành một công cụ đắc lực của huyện trong quản lý đầu tư XDCB. Công tác này phải được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch. Các tổ chức kiểm tra, thanh tra phải chủ động tập trung vào những dự án có nhiều vướng mắc.

5.2.5. Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng cơng trình

Tiếp tục nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng cơng trình thơng qua việc đảm bảo tiến độ thi cơng, hồn thành cơng trình. Trong khai thác chú trọng đến cơng tác duy tu, bảo trì nhằm đảm bảo khai thác hết cơng suất, cơng năng của cơng trình.

Đối với các cơng trình giao thơng, cần kết hợp với các cơng trình thủy lợi để phục vụ đồng thời cho việc đi lại của người dân và nuôi trồng thuỷ sản xen ruộng lúa, nuôi trồng thuỷ sản tập trung.

Trong điều kiện biến đổi khí hậu dẫn đến khan hiếm nguồn nước ngọt, nước biển dâng cao, mặn xâm nhập sâu vào nội đồng gây khó khăn cho việc lấy nước phục vụ sản xuất, cần ứng dụng công nghệ giám sát nồng độ mặn tự động tại các cửa cống trên cả tuyến sông tại tỉnh Cà Mau. Hệ thống giám sát nồng độ mặn tự động bao gồm các thiết bị quan trắc độ mặn tại cửa cống hoạt động trên nguyên tắc cảm ứng với độ mặn của nước, phân tích và truyền số liệu qua mạng internet về cho người quản lý để có thể quyết định thời điểm đóng, mở cửa cống để lấy nước phục vụ sản xuất.

Đối với các cơng trình y tế: đầu tư mới trang thiết bị cho bệnh viện huyện đồng bộ, ưu tiên máy móc thiết bị cận lâm sàng, phòng mổ, cấp cứu. Đối với Trạm y tế xã. Tăng cường trang thiết bị và bác sỹ nhằm đảm bảo yêu cầu phục vụ người dân khám, chữa bệnh tại chỗ để tăng số lượng người dân đến khám chữa bệnh. Cần ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế để

giảm bớt thủ tục và rút ngắn thời gian khám, chữa bệnh cho người dân, qua đó nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư cơ bản của ngân sách nhà nước tỉnh cà mau từ 2010 2014 (Trang 67 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)