Đánh giá chất lượng môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá về tình hình cân đối ngân sách tỉnh nghệ an giai đoạn 2005 2014 (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

6. Cấu trúc luận văn

4.2 Đánh giá chất lượng môi trường kinh doanh

Thu hút đầu tư là một giải pháp có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh đầu tư công ngày càng cắt giảm, cần phải huy động nguồn vốn tổng lực từ nhiều nguồn. Việc thu hút các dự án đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Là động lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH-HĐH. Một trong những thước đo về môi trường kinh doanh đối với doanh nghiệp và phản ánh chất lượng quản lý nhà nước đối với kinh tế ở cấp tỉnh.

Mặc dù trong những năm qua, Nghệ An đã có những bước để cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh của hướng tới sự thơng thống, thuận lợi. Từ năm 2009, đã tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến đầu tư quan trọng như Hội nghị xúc tiến đầu tư Bắc Trung Bộ, gặp mặt nhà đầu tư đầu Xuân, Xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Anh Quốc; Hội nghị xúc tiến đầu tư Hàn Quốc. Tỉnh cũng đã tiếp xúc và làm việc với tổ chức, đối tác quan trọng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Séc; nhiều Tập đồn lớn như Samsung, Tơn Hoa Sen, Becamex Bình Dương và VSIP, Nguyễn Kim, FPT, Vinakansai, Tập đoàn dệt may Việt Nam; phối hợp xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp Nhật Bản với tổ chức JETRO, Tập đồn Thái Bình Dương và Cơng ty CP V.I.P; ký kết hợp tác xúc tiến đầu tư Hàn Quốc với KOTRA.

Tuy nhiên, thu hút đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh; số lượng dự án, giá trị đầu tư thấp, chủ yếu có quy mơ vừa và nhỏ, ít sử dụng cơng nghệ tiên tiến. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng và phát triển đô thị chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lĩnh vực đầu tư (chiếm 68,35% số lượng và 86,06% số vốn đăng ký đầu tư của tồn bộ). Nhưng trong đó, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực bất động sản, khai thác và chế biến khoáng

Một phần nguyên nhân được UBND tỉnh xác định là thiếu quỹ đất sạch đón nhà đầu tư,hầu hết các nhà đầu tư chờ giải quyết mặt bằng, có những dự án là mất nhiều năm. Trong khi đó chi phí đầu tư tại Nghệ An cao do chi phí giải phóng mặt bằng và san nền cao, đã ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa bàn ưu tiên đầu tư của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.

4.2.1 Chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh

Trong những năm gần đây, chỉ số PCI của Nghệ An đã có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt năm 2014 đã có sự tiến bộ vượt bậc từ vị trí 46/63 tỉnh năm 2013 đến vị trí 28/63 năm 2014. Có 7/10 chỉ số có điểm số tăng so với năm 2013. Đặc biệt, tiêu chí gia nhập thị trường của Nghệ An được đánh giá rất tốt. Sau nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư. Chỉ số đào tạo lao động cũng được đánh giá khá tốt, năm 2013 đạt 5.68 điểm, năm 2014 tăng lên 6.2 điểm. Đánh giá như vậy có tính khách quan khi Nghệ An đang là tỉnh có dân số đơng và đang trong thời kỳ dân số vàng với cơ cấu số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn (gần 1,9 triệu người trong độ tuổi lao động/3,1 triệu dân), tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 42%. Khơng chỉ có nguồn lao động dồi dào, Nghệ An còn là trung tâm của các trường đào tạo nghề của khu vực, là điểm sáng của cả nước về công tác đào tạo nghề với hệ thống trường nghề từ trung cấp đến đại học.

Bảng 4.9 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Thành phần kinh tế 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Gia nhập thị trường 7.58 8.73 8.09 6.29 8.7 8.89 8.09 8.88 8.63

Tiếp cận đất đai 5.83 5.51 4.97 4.46 5.65 5.79 6.26 5.32 5.38

Tính minh bạch 5.64 6.48 5.72 5.23 5.25 5.85 5.42 5.89 6.37

Chi phí thời gian 5.91 6.04 5.65 4.79 6.02 5.73 5.47 6.5 6.22

Chi phí khơng chính thức 5.66 6.29 4.63 5.47 4.78 6.19 4.82 4.42 4.28

Tính năng động 2.84 4.51 3.32 4.16 4.47 3.16 6.05 4.4 4.48

Hỗ trợ doanh nghiệp 3.81 7.24 6.05 6.57 4.76 3.98 5.5 6.28 6.02

Đào tạo lao động 5.27 3.57 4.41 5.35 4.86 4.85 5.68 6.2 5.81

Thiết chế pháp lý 5.06 3.69 4.59 5.2 5.61 2.45 4.89 5.27 5.58

Cạnh tranh bình đẳng N/A N/A N/A N/A N/A N/A 4.87 4.97 5.25

PCI 49.76 48.46 52.56 52.38 55.46 54.36 55.83 58.82 58.47

Xếp hạng các năm 50/63 43/63 56/63 54/63 49/63 46/63 46/63 28/63 32/63 Xếp hạng trong các tỉnh duyên hải miền Trung 9/12 8/12 11/12 11/12 11/12 11/12 10/12 8/12 8/12

Tuy nhiên, so với khu vực duyên hải Miền Trung, Nghệ An vẫn cịn là tỉnh có chỉ số PCI thấp, nằm ở những tỉnh cuối danh sách. Chỉ số PCI cũng chưa được nâng lên một cách ổn định, chưa tạo ấn tượng mạnh đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt là các chỉ số mà nhà đầu tư quan tâm nhất đang ở điểm số và thứ bậc thấp (nằm trong nhóm 20 tỉnh thành phố có điểm số thấp nhất năm2013) gồm: Chi phí khơng chính thức (60/63), Tiếp cận đất đai (51/63);Thiết chế pháp lý (51/63), Chi phí Thời gian (50/63); Cạnh tranh bình đẳng (46/63) và tính minh bạch (44/63). Rõ ràng, những chỉ số trên là rào cản cho sự thu hút nguồn lực đầu tư bên ngoài vào tỉnh.

Bảng 4.10 Điểm các chỉ số thành phần PCI của Nghệ An qua 5 năm 2011- 2015

Nguồn: VCCI, Chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI) từ các năm 2010 đến 2015

4.2.2 Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh

Một chỉ số khác đánh giá về chính quyền địa phương là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh (PAPI). Chỉ số PAPI đã lắng nghe ý kiến đánh giá và phản ánh trải nghiệm của người dân trên khắp mọi miền đất nước về chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính cơng cấp tỉnh. Giúp chính quyền nhận thức được đánh giá của người dân về hoạt động của bộ máy và có những biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng quản trị và hành chính cơng.

Bảng 4.11 Điểm các chỉ số thành phần PAPI của Nghệ An qua 5 năm 2011- 2015

Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Công khai minh bạch 5.9 6.1 5.8 6.1 5,9 Trách nhiệm giải trình với người dân 6.3 6.2 5.9 6.2 6,0 Kiểm soát tham nhũng 5.4 5.8 5.8 5.5 5,5 Thủ tục hành chính cơng 6.8 7.0 7.2 7.0 6,9 Cung ứng dịch vụ công 6.4 6.5 6.6 6.7 6,7

Nguồn: CECODES, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh (PAPI) từ các năm 2011 đến 2014.

Nghệ An trong bảng xếp hạng chỉ số PAPI năm 2015 xếp thứ 15/63 tỉnh thành, tăng 12 bậc so với năm 2014 (Năm 2011 xếp thứ 19; Năm 2012 xếp thứ 22; Năm 2013 xếp thứ 46; Năm 2014 xếp thứ 27).

Bảng 4.12 Xếp hạng các chỉ số thành phần của Nghệ An năm 2015

Nguồn: CECODES, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh (PAPI) từ các năm 2011 đến 2014.

Bình diện chung Nghệ An có xếp hạng khá so với các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, xét riêng tiêu chí Kiểm sốt tham nhũng và cung ứng dịch vụ cơng. Nghệ An có thứ hạng rất thấp. Năm 2013, chỉ số kiểm soát tham nhũng xếp 46/63 tỉnh; cung ứng dịch vụ công xếp 51/63 tỉnh. Điều này có sự tương đồng với chỉ số PCI về các chỉ tiêu: chi phí khơng chính thức hay chi phí thời gian.

Như vậy, mặc dù đã có sự cố gắng cải thiện về chất lượng mơi trường kinh doanh. Tuy nhiên bình diện chung, mơi trường kinh doanh Nghệ An cịn thấp. Đặc biệt tỉnh chưa có sự nỗ lực trong việc giảm thiểu chi phí khơng chính thức, kiểm sốt tham nhũng. Chính những điều này gây khó khăn cho thu hút nguồn lực từ bên ngoài vào đầu tư tại tỉnh.

Để tăng nguồn thu ngân sách cho tính, việc thu hút đầu tư là nhiệm vụ quan trọng. Mặc dù Nghệ An đã có những nỗ lực trong cải thiện mơi trường đầu tư. Tuy nhiên, với vị trí địa lý nằm cách 300-500 km so với vùng kinh tế trung tâm là Hà Nội ở phía Bắc và Đà Nẵng ở phía Nam. Dẫn đến chi phí vận tải lớn, thời gian đi lại quá dài dẫn đến việc thu hút vốn đầu tư khó khăn so với các tỉnh trên cả nước.

Chính sách phát triển kinh tế của Nghệ An đến năm 2020 là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nơng nghiệp. Tuy nhiên chính sách thu hút đầu tư chưa phù hợp với định hướng phát triển kinh tế: Thu hút đầu tư mới chỉ tập trung cách ngành khai thác tiềm năng tự nhiên sẵn có của tỉnh như xi măng, đá, vật liệu xây dựng, thủy năng. Chưa thu hút được những ngành cơng nghiệp có triển vọng lâu dài, có sự định hướng phát triển trong tương lai như công nghệ thông tin, công nghiệp sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hóa chưa phát triển.

Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế: thành phần kinh tế ngồi nhà nước đóng vai trị chủ đạo, quan trọng với sự phát triển kinh tế của tỉnh với tỷ trọng trung bình cho giai đoạn 2005-2014 là 67%. Tuy nhiên, doanh nghiệp ngồi nhà nước cịn manh mún, nhỏ lẻ, dễ bị tổn thương bởi các chính sách kinh tế. Trong khi đó thành phần kinh tế nhà nước có sự giảm về tỷ trọng cũng như sự đóng góp trong nền kinh tế của tỉnh. Đi ngược với định hướng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Số lượng việc làm do thành phần kinh tế nhà nước tạo ra cũng không tương xứng với cơ cấu GDP của khu vực tạo ra.

Mặc dù, Nghệ An đã có những bước để cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh. Tuy nhiên, rào cản thiết chế pháp lý, tính minh bạch trong mơi trường đầu tư, chi phí về đất đai và tham nhũng là rào cản thu hút đầu tư tại tỉnh. Tỉnh cần có sự nỗ lực để cải thiện mơi trường kinh doanh, từ đó thu hút được nguồn lực bên ngoài đầu tư tại tỉnh trong điều kiện nguồn lực của địa phương còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá về tình hình cân đối ngân sách tỉnh nghệ an giai đoạn 2005 2014 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)