Thành phần kinh tế 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Gia nhập thị trường 7.58 8.73 8.09 6.29 8.7 8.89 8.09 8.88 8.63
Tiếp cận đất đai 5.83 5.51 4.97 4.46 5.65 5.79 6.26 5.32 5.38
Tính minh bạch 5.64 6.48 5.72 5.23 5.25 5.85 5.42 5.89 6.37
Chi phí thời gian 5.91 6.04 5.65 4.79 6.02 5.73 5.47 6.5 6.22
Chi phí khơng chính thức 5.66 6.29 4.63 5.47 4.78 6.19 4.82 4.42 4.28
Tính năng động 2.84 4.51 3.32 4.16 4.47 3.16 6.05 4.4 4.48
Hỗ trợ doanh nghiệp 3.81 7.24 6.05 6.57 4.76 3.98 5.5 6.28 6.02
Đào tạo lao động 5.27 3.57 4.41 5.35 4.86 4.85 5.68 6.2 5.81
Thiết chế pháp lý 5.06 3.69 4.59 5.2 5.61 2.45 4.89 5.27 5.58
Cạnh tranh bình đẳng N/A N/A N/A N/A N/A N/A 4.87 4.97 5.25
PCI 49.76 48.46 52.56 52.38 55.46 54.36 55.83 58.82 58.47
Xếp hạng các năm 50/63 43/63 56/63 54/63 49/63 46/63 46/63 28/63 32/63 Xếp hạng trong các tỉnh duyên hải miền Trung 9/12 8/12 11/12 11/12 11/12 11/12 10/12 8/12 8/12
Tuy nhiên, so với khu vực duyên hải Miền Trung, Nghệ An vẫn cịn là tỉnh có chỉ số PCI thấp, nằm ở những tỉnh cuối danh sách. Chỉ số PCI cũng chưa được nâng lên một cách ổn định, chưa tạo ấn tượng mạnh đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt là các chỉ số mà nhà đầu tư quan tâm nhất đang ở điểm số và thứ bậc thấp (nằm trong nhóm 20 tỉnh thành phố có điểm số thấp nhất năm2013) gồm: Chi phí khơng chính thức (60/63), Tiếp cận đất đai (51/63);Thiết chế pháp lý (51/63), Chi phí Thời gian (50/63); Cạnh tranh bình đẳng (46/63) và tính minh bạch (44/63). Rõ ràng, những chỉ số trên là rào cản cho sự thu hút nguồn lực đầu tư bên ngoài vào tỉnh.
Bảng 4.10 Điểm các chỉ số thành phần PCI của Nghệ An qua 5 năm 2011- 2015
Nguồn: VCCI, Chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI) từ các năm 2010 đến 2015
4.2.2 Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh
Một chỉ số khác đánh giá về chính quyền địa phương là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh (PAPI). Chỉ số PAPI đã lắng nghe ý kiến đánh giá và phản ánh trải nghiệm của người dân trên khắp mọi miền đất nước về chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính cơng cấp tỉnh. Giúp chính quyền nhận thức được đánh giá của người dân về hoạt động của bộ máy và có những biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng quản trị và hành chính cơng.
Bảng 4.11 Điểm các chỉ số thành phần PAPI của Nghệ An qua 5 năm 2011- 2015
Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Công khai minh bạch 5.9 6.1 5.8 6.1 5,9 Trách nhiệm giải trình với người dân 6.3 6.2 5.9 6.2 6,0 Kiểm soát tham nhũng 5.4 5.8 5.8 5.5 5,5 Thủ tục hành chính cơng 6.8 7.0 7.2 7.0 6,9 Cung ứng dịch vụ công 6.4 6.5 6.6 6.7 6,7
Nguồn: CECODES, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh (PAPI) từ các năm 2011 đến 2014.
Nghệ An trong bảng xếp hạng chỉ số PAPI năm 2015 xếp thứ 15/63 tỉnh thành, tăng 12 bậc so với năm 2014 (Năm 2011 xếp thứ 19; Năm 2012 xếp thứ 22; Năm 2013 xếp thứ 46; Năm 2014 xếp thứ 27).
Bảng 4.12 Xếp hạng các chỉ số thành phần của Nghệ An năm 2015
Nguồn: CECODES, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh (PAPI) từ các năm 2011 đến 2014.
Bình diện chung Nghệ An có xếp hạng khá so với các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, xét riêng tiêu chí Kiểm sốt tham nhũng và cung ứng dịch vụ cơng. Nghệ An có thứ hạng rất thấp. Năm 2013, chỉ số kiểm soát tham nhũng xếp 46/63 tỉnh; cung ứng dịch vụ công xếp 51/63 tỉnh. Điều này có sự tương đồng với chỉ số PCI về các chỉ tiêu: chi phí khơng chính thức hay chi phí thời gian.
Như vậy, mặc dù đã có sự cố gắng cải thiện về chất lượng môi trường kinh doanh. Tuy nhiên bình diện chung, mơi trường kinh doanh Nghệ An cịn thấp. Đặc biệt tỉnh chưa có sự nỗ lực trong việc giảm thiểu chi phí khơng chính thức, kiểm sốt tham nhũng. Chính những điều này gây khó khăn cho thu hút nguồn lực từ bên ngoài vào đầu tư tại tỉnh.
Để tăng nguồn thu ngân sách cho tính, việc thu hút đầu tư là nhiệm vụ quan trọng. Mặc dù Nghệ An đã có những nỗ lực trong cải thiện mơi trường đầu tư. Tuy nhiên, với vị trí địa lý nằm cách 300-500 km so với vùng kinh tế trung tâm là Hà Nội ở phía Bắc và Đà Nẵng ở phía Nam. Dẫn đến chi phí vận tải lớn, thời gian đi lại quá dài dẫn đến việc thu hút vốn đầu tư khó khăn so với các tỉnh trên cả nước.
Chính sách phát triển kinh tế của Nghệ An đến năm 2020 là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nơng nghiệp. Tuy nhiên chính sách thu hút đầu tư chưa phù hợp với định hướng phát triển kinh tế: Thu hút đầu tư mới chỉ tập trung cách ngành khai thác tiềm năng tự nhiên sẵn có của tỉnh như xi măng, đá, vật liệu xây dựng, thủy năng. Chưa thu hút được những ngành cơng nghiệp có triển vọng lâu dài, có sự định hướng phát triển trong tương lai như công nghệ thông tin, công nghiệp sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hóa chưa phát triển.
Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế: thành phần kinh tế ngồi nhà nước đóng vai trị chủ đạo, quan trọng với sự phát triển kinh tế của tỉnh với tỷ trọng trung bình cho giai đoạn 2005-2014 là 67%. Tuy nhiên, doanh nghiệp ngồi nhà nước cịn manh mún, nhỏ lẻ, dễ bị tổn thương bởi các chính sách kinh tế. Trong khi đó thành phần kinh tế nhà nước có sự giảm về tỷ trọng cũng như sự đóng góp trong nền kinh tế của tỉnh. Đi ngược với định hướng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Số lượng việc làm do thành phần kinh tế nhà nước tạo ra cũng không tương xứng với cơ cấu GDP của khu vực tạo ra.
Mặc dù, Nghệ An đã có những bước để cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh. Tuy nhiên, rào cản thiết chế pháp lý, tính minh bạch trong mơi trường đầu tư, chi phí về đất đai và tham nhũng là rào cản thu hút đầu tư tại tỉnh. Tỉnh cần có sự nỗ lực để cải thiện mơi trường kinh doanh, từ đó thu hút được nguồn lực bên ngồi đầu tư tại tỉnh trong điều kiện nguồn lực của địa phương còn nhiều hạn chế.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
5.1. Kết luận
Qua phân tích cơ cấu thu chi ngân sách tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2014. Đồng thời phân tích, đánh giá chất lượng về mơi trường kinh doanh thơng qua chỉ số PCI; PAPI và chính sách phát triển kinh tế xã hội cho thấy: mặc dù Nghệ An có những sự nỗ lực trong thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế để cố gắng thu hẹp khoảng cách với các địa phương khác. Tuy nhiên, là tỉnh có xuất phát điểm kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng kém, diện tích lớn, điều kiện tự nhiên khó khăn. Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo.
Về cơ cấu thu ngân sách tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2005-2014: thu ngân sách tỉnh Nghệ An phụ thuộc phần lớn nguồn thu bổ sung từ ngân sách trung ương với tỷ lệ trung bình chiếm 63%. Đây là nguồn thu không ổn định. Thu ngân sách nội địa mặc dù có tốc độ tăng trưởng trung bình 14% năm tuy nhiên nguồn thu khơng ổn định. Thu từ bán quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu và là nguồn thu khơng ổn định với nguồn tài ngun có hạn. Trong khi đó các khoản thu bền vững như thu thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng nguồn thu. Mặt khác, việc khai thác tài nguyên thiên tập trung vào tiềm năng tự nhiên sẵn có của tỉnh như xi măng, đá, vật liệu xây dựng, thủy năng với trình độ cơng nghệ thấp, sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, giá trị thu được không cao làm nguồn thu thuế tài nguyên của tỉnh thấp. Nguồn thu từ thành phần kinh tế ngồi nhà nước đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong khi đó, mặc dù nhận được nhiều sự ưu ái trong đầu tư và phát triển, đóng góp của doanh nghiệp quốc doanh vào nền kinh tế của tỉnh còn hạn chế, chưa tương xứng với vai trò chủ đạo. Nguồn thu từ doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp. Tuy nhiên nguồn thu này tăng đều trong các năm.
Chính sách chi tiêu của tỉnh chưa thực sự hiệu quả. Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn với 58%. Từ đó dẫn đến chi đầu tư phát triển tỷ trọng khiêm tốn so với các địa phương có khả năng tự cân đối về ngân sách. Mặc dù tỉnh xác định trọng tâm phát triển khoa học công nghệ tuy nhiên chính sách chi tiêu khoa học công nghệ thấp. Điều đáng mừng từ năm
2010, tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng dần. Tỉnh cũng đã tăng dần các chi tiêu có hiệu quả như giáo dục, y tế, an sinh xã hội.
Về nguyên nhân làm mức độ tự chủ ngân sách của tỉnh Nghệ An thấp được xác định với yếu tố khách quan và chủ quan:
Ngun nhân khách quan: Là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, với khu vực miền núi rộng lớn và địa hình phức tạp. Vì vậy việc thu hút đầu tư khó cạnh tranh so với các tỉnh khác. Mức độ thâm hụt ngân sách lớn hàng năm cũng diễn ra đối với các tỉnh lân cận, có điều kiện tương đồng Nghệ An như: Thanh Hóa; Hà Tĩnh; Quảng Bình, Quảng Trị cho thấy sự bất lợi về điều kiện địa lý. Trong khi nguồn lực còn hạn chế, việc chi ngân sách lớn để hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội cho các tỉnh miền Tây Nghệ An gồm vùng đồng bào dân tộc thiểu số làm cho việc tập trung nguồn lực tạo ra các vùng, khu kinh tế trọng điểm để thúc đẩy, phát triển kinh tế chưa thực hiện được. Thâm hụt ngân sách của tỉnh vì vậy càng thêm trầm trọng.
Nguyên nhân chủ quan: Việc phụ thuộc lớn và có tính liên tục các năm vào ngân sách Trung ương đã dẫn đến việc thiếu chủ động trong tăng nguồn thu hiện có. Mặc dù tỉnh đã có những nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư bên ngồi. Tuy nhiên chính sách thu hút đầu tư của tỉnh chưa có tác dụng. Chưa có dự án lớn để tạo nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Những rào cản mơi trường đầu tư như chi phí khơng chính thức, khả năng tiếp cận đất đai, thiết chế pháp lý làm cho nhà đầu tư tiếp cận những tỉnh có mơi trường kinh doanh tốt hơn. Việc thu hút doanh nghiệp đến đầu tư, những người có kỹ năng đến làm việc và người giàu đến ở còn hạn chế. Điều đó dẫn đến khả năng tạo nguồn thu thuế hiện có, từ đó để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo dịch vụ công tốt, và tiếp tục thu hút được ba đối tượng nêu trên là chưa thực hiện được. Vịng xốy trơn ốc tích cực chưa được diễn ra.
5.2. Khuyến nghị chính sách
Trước hết, Nghệ An cần đánh giá, xác định lại tiềm năng của tỉnh.Trên cơ sở đó chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tập trung đầu tư khai thác tiềm năng của tỉnh. Nghệ An cần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh hướng tới sự thơng thống, thuận lợi. Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư và tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển. Để làm được điều đó,
bằng việc giảm dần tỉ trọng chi thường xuyên, đặc biệt các khoản chi hành chính, sự nghiệp. Cải thiện các chỉ tiêu trong bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh tỉnh PCI, đặc biệt là giảm chi phí khơng chính thức. Nghệ An cũng có thể mở rộng các hình thức khác để xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương như đổi đất lấy hạ tầng, hợp tác công tư để huy động sự tham gia của khu vực tư nhân đối với sự phát triển của địa phương. Để hình thức này đem lại hiệu quả cao nên thực hiện đấu thầu cơng khai và cạnh tranh. Từng bước minh bạch hóa thơng tin, giảm bớt thời gian thực hiện các quy định cho các doanh nghiệp.
Là địa phương lớn vì vậy chi tiêu ngân sách hàng năm lớn để duy trì hoạt động và phát triển kinh tế. Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư công ngày càng hạn chế, Nghệ An cần phải từng bước tăng nguồn thu ngân sách địa phương, trước tiên là các khoản thu bền vững nhằm đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cần cố gắng giữ ổn định và từng bước giảm dần khoản chi thường xuyên, không để khoản chi này chiếm tỷ lệ quá cao, làm lấn át nguồn lực cho chi đầu tư phát triển. Để từ đó giảm sự phụ thuộc vào ngân sách trung ương, tăng khả năng cân đối ngân sách đồng nghĩa với tăng sự chủ động trong đề xuất chính sách phát triển kinh tế xã hội tỉnh.
Đối với nguồn thu ngân sách: Cần giảm dần sự phụ thuộc vào khoản thu đặc biệt như thu từ thuế chuyển quyền sử dụng đất, hay bán tài nguyên do khoản thu này chỉ có tính ngắn hạn. Tuy trước mắt tỉnh vẫn có thể huy động cao nguồn thu từ đất nhưng về lâu dài, nguồn thu này sẽ giảm. Thực hiện đúng định hướng chính sách của tỉnh là chuyển dịch sang ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao. Giảm dần việc tập trung khai thác nguyên liệu sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, giá trị thu được không cao, hệ lụy về phá hoại môi trường lớn. Tăng cường thu ngân sách từ các nguồn có tiềm năng và dư địa chính sách như thuế thu nhập cá nhân. Trong các khoản thu từ thuế liên quan đến đất và bất động sản như thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ trong hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, giá tính thuế hiện nay được tham chiếu và sử dụng khung giá chung của tỉnh. Do đó, tỉnh cần khảo sát và ban hành bảng giá đất của tỉnh sao cho phù hợp và sát với giá trị thực của đất.
Chi ngân sách tỉnh cũng cần chú trọng đến chi đầu tư phát triển để đem lại nên tảng phát triển cho tỉnh, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp, giao thông để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho lưu thơng và vận chuyển hàng hóa, rút ngắn thời gian vận chuyển đồng
trọng cho tăng trưởng, phát triển kinh tế và đảm bảo xã hội. Từng bước giảm dần chi thường xuyên đặc biệt là chi sự nghiệp hành chính. Tăng cường chi khoa học cơng nghệ, an sinh xã hội nhằm tạo sự ổn định lâu dài của tỉnh. Mặt khác, chi sự nghiệp giáo dục chiếm tỷ trọng 40% trong chi thường xuyên tạo nguồn cho tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên cần có sự đánh giá về hiệu quả chi khi chi ngân sách quá lớn dẫn đến hạn chế nguồn lực cho chi khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Vũ Thành Tự Anh và Ninh Ngọc Bảo Kim (2008), Phân cấp tại Việt Nam: các thách thức và gợi ý chính sách nhằm phát triển kinh tế bền vững.
2. Vũ Thành Tự Anh (2012), Phân cấp quản lý kinh tế Việt Nam nhìn từ góc độ thể chế.
3. Ban chấp hành Trung Ương (2013), Nghị quyết 26-NQ/TW Nghị quyết của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
4. Bộ Tài Chính (2005-2014), “Số liệu cơng khai ngân sách nhà nước 2005-2014”.
5. Vũ Sỹ Cường (2014), Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam và định