CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
6. Cấu trúc luận văn
3.4. Cơ cấu chi ngân sách tỉnh Nghệ An
Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo. Nguồn thu ngân sách hạn chế làm cho thiếu nguồn lực về chi ngân sách để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội tỉnh. Vì vậy, việc phân phối, sử dụng nguồn thu ngân sách để thực hiện nhiệm vụ duy trì và đầu tư phát triển kinh tế tỉnh là một việc quan trọng.
3.4.1 Phân tích tổng thể chi NSNN tỉnh Nghệ An
Với chính sách phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2020 là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Định hướng của tỉnh Nghệ An là tập trung nguồn lực tạo ra các vùng, khu kinh tế trọng điểm và phát triển mạnh mẽ một số sản phẩm chủ lực để tạo đà cho tăng trưởng nhanh nền kinh tế. Bằng việc thông qua hoạt động chi ngân sách, tỉnh sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các
Trong giai đoạn 2005-2014, nguồn thu ngân sách của địa phương hạn chế dẫn đến việc chi theo định hướng phát triển gặp nhiều khó khăn. Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách, chiếm tỷ lệ bình quân 58%.
Trong khi đó, đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng chỉ chiếm tỷ trọng 28%. So với các địa phương khác, chi đầu tư phát triển Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2001-2008 là 45%(Đỗ Thị Thu Hồng, 2010) . Đà Nẵng và Bình Dương giai đoạn 2003-2008 lần lượt là 50% và 40% (Đặng Thị Mạnh, 2010) thì tỷ lệ trên còn thấp. Tuy nhiên điều đáng mừng từ năm 2010, tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng dần.
Chi chuyển nguồn năm sau có sự trồi sụt trong giai đoạn 2005-2014, khoản chi này đa phần là ngân sách bố trí nhiệm vụ chi nhưng trong năm chưa thực hiện chi. Một số khoản là còn các khoản ngân sách tạm ứng nhưng chưa thu hồi. Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011, chi chuyển nguồn ngân sách Nghệ An tăng cao. Làm lãng phí nguồn lực trong đầu từ phát triển kinh tế. Từ năm 2012, khoản chi chuyển nguồn đã từng bước cải thiện. có một số mục chi chuyển nguồn được cải thiện hơn.
Hình 3.20 Cơ cấu chi ngân sách địa phương
Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu Cục thuế Nghệ An; UBND tỉnh Nghệ An, Quyết toán NSNN năm 2005-2014
3.4.2 Về chi ngân sách thường xuyên
Tốc độ tăng chi thường xuyên là 22% sánh cùng với tốc độ tăng chi ngân sách tỉnh, tốc độ tăng chi đầu tư phát triển thấp. Thể hiện sự lấn át của chi thường xuyên tới nguồn chi đầu tư phát triển.
Trong tổng chi ngân sách thường xuyên của tỉnh thì sự nghiệp giáo dục, đào tạo;chi quản lý hành chính; chi sự nghiệp kinh tế và chi sự nghiệp y tế là 4 khoản chi chiếm có tỷ trọng gần 80% trong cơ cấu chi thưởng xuyên.
Trong đó, Chi sự nghiệp giáo dục chiếm tỷ trọng lớn nhất với 40%. Tốc độ tăng bình quân hàng năm 10% trong giai đoạn 2005-2014. Điều này thể hiện sự quan tâm, chú trọng vào công tác giáo dục tạo nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế, phù hợp với chiến lược phát triển địa phương.
Chi cho sự nghiệp khoa học công nghệ chiếm tỷ trọng thấp trong chi ngân sách, tỷ trọng trung bình chiếm chưa đến 1% trong chi thường xuyên (Không phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương).
Chi cho sự nghiệp hành chính chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 với gần 20%, đây là khoản chi lương. Một phần vì bộ máy cồng kềnh, ngoài ra cũng do sự điều chỉnh lương tối thiểu. Đặc biệt trong giai đoạn 2010-2015. Hệ lụy của nó, kéo theo sự giảm chi cho khoản ngân sách khác. Khoản chi cho sự nghiệp y tế và sự nghiệp kinh tế đạt tỷ lệ cao.
Hình 3.21 Chi thường xuyên
3.4.3 Chi đầu tư phát triển
Hình 3.22 Chi đầu tư phát triển
Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu từ Bộ Tài chính, Quyết tốn NSNN năm 2009-2013.
Chi đầu tư phát triển nhằm mục đích đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, phát triển sản xuất hướng tới mục tiêu ổn định tăng trưởng vĩ mô và thúc đầy phát triển kinh tế xã hội. Chi đầu tư phát triển nếu được quản lý tốt, có hiệu quả cao thì sẽ tạo ra những nguồn thu bền vững trong tương lai. Song nếu không được quản lý tốt, hiệu quả đầu tư thấp thì đây chính là ngun nhân gốc rễ ảnh hưởng không tốt đến bền vững ngân sách.
Trong giai đoạn 2005-2014, chi đầu tư phát triển tỉnh Nghệ An chiếm tỷ trọng 28% tổng chi ngân sách. Trong đó, chi xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng 97% tổng chi đầu tư phát triển. So với các địa phương khác, chi đầu tư phát triển Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2001- 2008 là 45%; Đà Nẵng và Bình Dương giai đoạn 2003-2008 lần lượt là 50% và 40% thì đây là tỷ lệ thấp. Điểm sáng duy nhất của chi đầu tư phát triển là đã có sự tăng lên về tỷ trọng từ năm 2010. Việc chi thấp cho đầu tư phát triển dẫn đến cơ sở hạ tầng, giao thơng cịn kém. Việc lưu thơng và vận chuyển hàng hóa, rút ngắn thời gian vận chuyển vì vậy cịn hạn chế. Điều đó đồng nghĩa với việc tăng chi phí và giảm sức cạnh tranh của tỉnh.
Tóm tắt chương 3:
Trong giai đoạn 2005-2014, thu ngân sách tỉnh Nghệ An phụ thuộc phần lớn nguồn thu bổ sung từ ngân sách trung ương với tỷ lệ trung bình chiếm 63%. Đây là nguồn thu không ổn định.
Về cơ cấu nguồn thu theo sắc thuế: thu từ bán quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu và là nguồn thu khơng ổn định với nguồn tài ngun có hạn. Trong khi đó các khoản thu bền vững như thu thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng nguồn thu. Mặt khác, việc khai thác tài nguyên thiên tập trung vào tiềm năng tự nhiên sẵn có của tỉnh như xi măng, đá, vật liệu xây dựng, thủy năng với trình độ công nghệ thấp, sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, giá trị thu được không cao làm nguồn thu thuế tài nguyên của tỉnh thấp.
Chính sách chi tiêu chưa hiệu quả: Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn với 58%. Từ đó dẫn đến chi đầu tư phát triển tỷ trọng thấp 28%. So với các địa phương khác, chi đầu tư phát triển Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2001-2008 là 45%; Đà Nẵng và Bình Dương giai đoạn 2003-2008 lần lượt là 50% và 40% thì đây là tỷ lệ thấp. Chi đầu tư phát triển thấp cũng là nguyên nhân làm thu hút vốn đầu tư kém. Mặc dù xác định trọng tâm phát triển khoa học cơng nghệ tuy nhiên chính sách chi tiêu khoa học cơng nghệ thấp. Tuy nhiên điều đáng mừng từ năm 2010, tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng dần. Tỉnh cũng đã tăng dần các chi tiêu có hiệu quả như giáo dục, y tế, an sinh xã hội.
CHƯƠNG 4.
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Tại chương này, giới thiệu tác giả đánh giá thực trạng và chính sách phát triển kinh tế xã hội Nghệ An giai đoạn 2005-2014 và đánh giá chất lượng môi trường kinh doanh của tỉnh. Các chỉ tiêu được phản ánh nhằm thể hiển rõ chính sách phân bổ nguồn lực của tỉnh mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn trên. Đồng thời giúp giải thích một phần nguyên nhân làm mức độ tự chủ ngân sách của tỉnh Nghệ An thấp.
4.1 Thực trạng và chính sách phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An.
Chính sách phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2020 là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nơng nghiệp. Với định hướng chính là ưu tiên cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nơng nghiệp.
Với định hướng đó tỉnh tập trung nguồn lực tạo ra các vùng, khu kinh tế trọng điểm và phát triển mạnh mẽ một số sản phẩm chủ lực để tạo đà cho tăng trưởng nhanh nền kinh tế. Quan tâm ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghiệp công nghệ thông tin; công nghiệp sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hóa. Trong đó, phân ngành dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh bằng việc đa dạng hóa các loại hình du lịch. Trở thành trung tâm thương mại; dịch vụ; du lịch, tài chính ngân hàng của vùng. Về nơng nghiệp, chú trọng hình thành một số vùng cây cơng nghiệp. Phát triển và đưa ngành chăn ni thành ngành sản xuất chính chiếm trên 50% giá trị sản xuất cơng nghiệp.
Có thể thấy rõ định hướng chính sách của tỉnh là chuyển dịch sang ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao, đồng thời tận dụng lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế.
Bảng 4.1. Định hướng cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế
Đơn vị tính: %
Khu vực kinh tế Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
Nông lâm nghiệp 24% 18% 14%
Công nghiệp và xây dựng 39% 41% 43%
Dịch vụ 37% 40% 43%
Với mục tiêu trên, chính sách của tỉnh tập trung huy động nguồn vốn đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư cơ sở hạ tầng. Huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển hạ tầng đô thị và khu công nghiệp; ngân sách nhà nước chỉ ưu tiên đầu tư cơng trình, cơ sở hạ tầng trọng điểm, mang tính gắn kết giữa các vùng (Chính phủ, 2007).
Tuy nhiên, thực tế phát triển cho thấy giai đoạn 2005-2014, nhiều mục tiêu trong phát triển kinh tế không đạt mục tiêu đề ra:
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh chậm, không đạt mục tiêu đề ra.
Bảng 4.2 Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế
Đơn vị tính: %
Khu vực kinh tế 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Nông lâm nghiệp 34,4% 33,0% 31,0% 30,9% 30,5% 29,0% 30,2% 29,1% 27,8% 27,8% Công nghiệp và xây dựng 29,3% 30,3% 32,0% 32,1% 32,1% 29,9% 32,4% 32,1% 32,1% 32,9% Dịch vụ 36,3% 36,6% 37,0% 37,0% 37,5% 41,2% 37,4% 38,7% 40,1% 39,3%
Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2005, 2008, 2009, 2013, 2014.
Đến năm 2014, tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm hơn 27% trong GDP. Mục tiêu năm 2015 chiếm tỷ trọng 18% khơng hồn thành. Trồng trọt chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chung ngành nông nghiệp. Chiếm tỷ trọng 52% năm 2014. Điểm sáng của ngành trong giai đoạn 2005-2014 là đã hình thành được mơt số vùng nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao như Vùng trồng rau ở Nghĩa Đàn; chăn ni bị sữa của cơng ty sữa TH Truemilk. Thành lập được 1 số mơ hình sản xuất như trồng chè Tuyết Shan ở Kỳ Sơn, chanh leo Quế Phong, cam ở Quỳ Hợp.
Tỷ trọng ngành cơng nghiệp có tăng tuy nhiên chậm. Chỉ tăng 3,6% trong giai đoạn 2005- 2014. Không đạt mục tiêu đề ra là 41% năm 2015. Sản phẩm chủ lực của ngành tập trung vào khai thác tiềm năng tự nhiên sẵn có của tỉnh như xi măng, đá, vật liệu xây dựng, thủy năng. Việc khai thác khống sản này cịn trình độ công nghệ thấp, sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, giá trị thu được không cao, hệ lụy về phá hoại môi trường lớn, ảnh hưởng đến hệ thống nước, làm suy thối đất nơng nghiệp, phá vỡ cảnh quan và hệ sinh thái. Những loại ngành cơng nghiệp có triển vọng lâu dài, có sự định hướng phát triển trong tương lai như
công nghệ thông tin, công nghiệp sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hóa chưa phát triển.
Mặc dù là tỉnh có cố gắng trong thu hút vốn đầu tư. Đã tổ chức hội thảo gặp mặt nhà đầu tư thường niên từ năm 2009. Cũng là một trong những địa phương sớm thực hiện chủ trương quy hoạch, xây dựng và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Chủ trương của tỉnh là: Phát triển các Khu công nghiệp tập trung ở một số vùng, thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò để tạo nên các cực tăng trưởng nhanh trong phát triển công nghiệp. Tạo nên những địa điểm hấp dẫn đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, các thành phần kinh tế trong tỉnh đầu tư vào các khu cơng nghiệp để hình thành các trung tâm công nghiệp, dịch vụ trên các vùng trong tỉnh. Tuy nhiên, đến nay số lượng các khu và cụm công nghiệp ở tỉnh Nghệ An nhiều và phân tán, trong khi đó khả năng thu hút đầu tư chưa cao. Vì vậy, tình trạng lấp đầy các khu, cụm và chất lượng đầu tư hạ tầng kỹ thuật cịn thấp. Nhiều dự án đầu tư có hiệu lực mà chưa thực hiện, có khả năng bị dự án bị thu hồi giấy phép do tình trạng đăng ký ảo, không dựa vào năng lực thực tế. (UBND tỉnh năm 2015).
Ngành dịch vụ là điểm sáng trong kinh tế của tỉnh. Với dân số 3 triệu người, Nghệ An là thị trường lớn cho mọi hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng. Cơ cấu dịch vụ trong nền kinh tế đạt mục tiêu đề ra.
Xét đến cơ cấu lao động trong doanh nghiệp theo một số ngành kinh tế có thể nhận thấy số lao động trong doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm theo thời gian. Trong khi đó ngành cơng nghiệp chế tạo, chế biến và công nghiệp xây dựng thu hút số lượng lao động cao nhất với tỷ trọng trung bình 52%.
Mặc khác, theo điều tra báo cáo lao động việc làm của Tổng cục thống kê, năm 2014, bình quân cả nước lao động khu vực nông nghiệp chiếm 46,3% cơ cấu theo ngành kinh tế. Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,3%; khu vực dịch vụ chiếm 32,4%. Trong điều kiện Nghệ An là tỉnh cơ cấu nơng nghiệp cịn lớn hơn mức trung bình của cả nước. Điều này cho thấy rằng số lao động tự làm; lao động gia đình trong ngành nơng nghiệp chiếm tỷ lệ cao. “Nhóm lao động tự làm và lao động gia đình được xem là những nhóm lao động yếu thế và phi chính thức do hầu hết trong số họ có cơng việc khơng ổn định và khơng
được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội”. (Tổng cục thống kê, báo cáo điều tra lao động việc làm, năm 2014).
Bảng 4.3 Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: %
Phân theo 1 số ngành kinh tế 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Nông lâm thủy sản 34% 33% 31% 31% 30% 29% 30% 29% 28% 28% Khai khoáng 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2% 2% 1% 1% Công nghiệp chế biến, chế tạo 12% 13% 14% 14% 13% 10% 11% 12% 13% 10% Xây dựng 14% 15% 15% 16% 16% 17% 17% 16% 15% 12% Vận tải, kho bãi 5% 5% 4% 4% 4% 3% 2% 3% 3% 3% Bán buôn, bán lẻ, sữa chửa ô
tô, mô tô, xe máy và động cơ
khác 9% 9% 9% 10% 10% 10% 10% 10% 11% 7% Khác 23% 24% 24% 24% 25% 29% 28% 27% 29% 39%
Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2005, 2008, 2009, 2013, 2014.
Bảng 4.4 Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: %
Phân theo 1 số ngành kinh tế 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nông, lâm, ngư 13% 12% 10% 12% 10% 9% 7% 6% 6% Khai khoáng 7% 7% 7% 5% 4% 4% 3% 3% 2% Công nghiệp chế biến, chế tạo 22% 23% 22% 20% 18% 19% 23% 23% 25% Xây dựng 29% 28% 29% 29% 33% 33% 32% 34% 33% Vận tải kho bãi 3% 5% 4% 4% 6% 6% 5% 6% 6% Bán buôn, bán lẻ, sữa chữa ô tô, mô tô 17% 17% 17% 16% 15% 14% 14% 15% 14% Khác 10% 9% 12% 15% 13% 14% 15% 15% 14%
Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2005, 2008, 2009, 2013,