Sơ lược về tình hình KT-XH tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cân đối thu chi ngân sách địa phương nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cà mau đến năm 2020 (Trang 62 - 64)

CHƯƠNG 4 : KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

4.1. Sơ lược về tình hình KT-XH tỉnh Cà Mau

Cà Mau là một tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ của nước ta, có địa hình tương đối bằng phẳng và có độ cao trung bình dưới 100 mét so với mực nước biển. Tổng diện tích đạt 5.294,87 km2 chiếm 1,76% diện tích cả nước và chiếm 25,5% diện tích của vùng Tây Nam bộ.

Cà Mau là một trong bốn tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu ơn hịa, ít bị ảnh hưởng của bão lụt, đất đai màu mỡ, khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặt biệt phát triển vùng chun canh tơm lúa.

Vị trí địa lý tỉnh Cà Mau với nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. Năm 2015 tổng dân số khoảng 1,3 triệu người, Cà Mau chiếm 3,06% dân số cả nước, tổng sản phẩm trên địa bàn chiếm tỷ lệ trung bình 3,53% tổng sản phẩm quốc nội.

Hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH trên địa bàn tương đối phát triển: Có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 1A, quốc lộ 63, quảng lộ Phụng Hiệp…

Cà Mau thu hút được nguồn nhân lực khá dồi dào, phần lớn là lực lượng lao động trẻ với trình độ khá cao.

Những yếu tố cơ bản trên đã góp phần tạo cho Cà Mau có nhiều lợi thế để phát triển KT-XH.

Để đánh giá sự tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn thì ta xét đến chỉ tiêu tổng sản phẩm theo giá cố định năm 1994 nhằm loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát trong quá trình so sánh. Tổng sản phẩm của tỉnh năm 2012 theo giá năm 1994 đạt 91.780 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng tổng sản phẩm 9,9% so với năm 2011; tổng sản phẩm của tỉnh tăng, tốc độ tăng trung bình hàng năm đạt 9,7%, loại trừ năm 2010 có đột biến lớn với tốc độ tăng là 138.3%. Trong giai đoạn (năm 2010 – 2015), tính tổng sản phẩm của tỉnh theo giá thực tế tốc độ tăng bình quân

20,1%/năm, đây là tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với mặt bằng chung trong cả nước.

Tính tổng sản phẩm của tỉnh theo cơ cấu ngành giai đoạn (năm 2010 – 2015), tỷ trọng trung bình của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 38%, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 37%, và cuối cùng là dịch vụ chiếm 25%. Nhìn chung, từ năm 2010 trở lại đây, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm dần về tỷ trọng; ngành công nghiệp và xây dựng giữ mức ổn định; ngược lại ngành dịch vụ tỷ trọng tăng đã đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị tổng sản phẩm của tỉnh.

Xét giai đoạn (năm 2010 – 2015), hàng năm tốc độ tăng bình quân thu NSNN của tỉnh là 18,7% thấp hơn tốc độ tăng bình quân tổng sản phẩm của tỉnh theo giá thực tế là 1,4%, tuy nhiên sự biến động thu NSNN và tổng sản phẩm của tỉnh là đồng biến.

Nhìn vào số liệu thống kê bảng 3.1 – Phụ lục, ta thấy trong ba năm 2011,

2012 và 2013, giá trị tổng sản phẩm của tỉnh có xu hướng giảm là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế của các nước lân cận, tình hình kinh tế trong tỉnh gặp rất nhiều khó khăn do số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản rất lớn, bên cạnh đó các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, một số doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng để tái đầu tư đã được cho phép giảm, dãn thuế, điều này đã tác động làm giảm tổng thu NSNN của tỉnh. Trong suốt cả giai đoạn (năm 2010 – 2015), nguồn thu NSNN biến động cùng chiều với tổng sản phẩm trên địa bàn.

Nội dung đã được phân tích trong chương 3 thể hiện rõ Cà Mau là tỉnh có nguồn thu NSNN dồi dào chủ yếu là nguồn thu nội địa và nguồn thu liên quan đến xuất nhập khẩu. Điều này thể hiện sự ổn định vững chắc của nguồn thu NSNN của tỉnh, bởi nguồn thu liên quan đến xuất nhập khẩu giảm dần theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế khu vực, nên nguồn thu này sẽ giảm trong tương lai, tỉnh cân đối nhiệm vụ chi NSĐP từ nguồn thu nội địa là chủ yếu. Nguồn thu NSĐP tỉnh được hưởng phụ thuộc vào nguồn thu thường xuyên, nguồn thu đặc biệt và nguồn thu được hưởng theo tỷ lệ phần trăm giữa NSTW và NSĐP. Cơ cấu chi hiện nay là phù hợp, hài hòa giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Vốn đầu tư từ

ngân sách đóng vai trị quan trọng tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao khả năng cạnh tranh của địa phương trong việc thu hút vốn đầu tư toàn xã hội cho mục tiêu phát triển của tỉnh.

Để nâng cân đối thu - chi NSĐP của tỉnh đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH ở từng giai đoạn của tỉnh, bài nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị thực hiện chính sách tài chính – ngân sách và một số giải pháp điều hành NSĐP đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH ở từng giai đoạn của tỉnh Cà Mau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cân đối thu chi ngân sách địa phương nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cà mau đến năm 2020 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)