CHƯƠNG 4 : KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
4.3. Giải pháp điều hành NSĐP
4.3.4. Phương hướng phát triển KT-XH đến năm 2020
- Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-kỹ thuật (giao thông, cấp nước, cấp điện,…) đồng bộ, hiện đại, tạo điều kiện phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội.
- Lĩnh vực công nghiệp: Ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao; dự án công
nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như chế biến thủy sản, sản xuất khí, điện, đạm chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công nghiệp – xây dựng và là một trong những động lực quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa và chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, giảm nhập siêu, góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp như khu công nghiệp Khánh An diện tích 235,773 ha, khu cơng nghiệp Hịa Trung diện tích 326 ha, khu cơng nghiệp Sơng Đốc diện tích 145,45 ha, khu kinh tế Năm Căn diện tích 11.000 ha; cụm công nghiệp như cụm công nghiệp phường 8, thành phố Cà Mau với diện tích 35 ha, cụm cơng nghiệp Phú Tân diện tích 21,66 ha; triển khai các phân khu công nghiệp hỗ trợ, phục vụ thu hút các dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Bên cạnh các khu cơng nghiệp hình thành khu dân cư, dịch vụ phục vụ khép kín, đảm bảo phục vụ cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp.
- Phát triển các ngành dịch vụ mũi nhọn gồm dịch vụ vận tải, bảo hiểm, viễn thơng-cơng nghệ thơng tin, tài chính-ngân hàng, thương mại và du lịch trở thành các ngành kinh tế đóng góp lớn vào giá trị tổng sản phẩm của tỉnh.
- Quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng các xã nông thôn mới. Tập trung phát triển nông nghiệp bằng xây dựng và nhân rộng các mơ hình sản xuất hiệu quả từ Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất tôm, lúa đã tạo được bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng. Nơng sản hàng hóa, áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (VietGAP, GlobalGAP,…) đi đôi với việc gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xây dựng thương hiệu đối với nông sản chủ lực.
- Lồng ghép các chương trình mục tiêu và dự án đầu tư để thực hiện các chương trình, chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, tạo việc làm cho người trong tuổi lao động. Ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất các xã còn nhiều hộ nghèo, xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Kết hợp các chính sách xã hội như đào tạo nghề, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, để tăng cường đảm bảo an sinh xã hội đối với người lao động, người nghèo trong tỉnh.
- Bảo vệ và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên. Thực hiện các biện pháp kiểm sốt, ngăn ngừa, xử lý ơ nhiễm mơi trường nước từ các hoạt động cơng nghiệp. Tổ chức thực hiện tốt việc ứng phó biến đổi khí hậu, phịng chống giảm nhẹ thiên tai gây mặn hóa, hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, đổi mới cơ chế, chính sách quản lý và thu hút đầu tư để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và huy động nguồn lực cho phát triển KT-XH. Rà sốt, bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù, xã hội hóa đầu tư thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước. Phấn đấu, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội huy động được trong thời kỳ 2011- 2020 đạt khoảng 23-26 tỷ USD (giá 2010).
Để đạt được các mục tiêu trên, chiến lược phát triển trước tiên của tỉnh là:
- Thứ nhất, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại: Phát triển
mạnh các ngành dịch vụ vận tải, bảo hiểm, viễn thơng-cơng nghệ thơng tin, tài chính-ngân hàng, thương mại và du lịch. Nâng cao giá trị gia tăng nhóm ngành cơng nghiệp mũi nhọn: chế biến thủy sản, sản xuất khí, điện, đạm; chế biến thực phẩm
sạch gắn với thị trường trong và ngoài nước. Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn và công nghiệp chủ lực ưu tiên phát triển làm tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm nhập siêu góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ hai, tăng cường đầu tư nâng cấp và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội theo hướng cân đối và đồng bộ, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường quốc lộ, các tuyến đường kết nối với các khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ cảng.
- Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ mới trong các lĩnh vực KT-XH.
- Cuối cùng, về nông nghiệp, thực hiện chuyển đổi và tiếp tục phát triển, việc
ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian qua được đẩy mạnh như: chuyển đổi giống lúa mới, ứng dụng kỹ thuật canh tác 3 giảm 3 tăng, cơ giới hóa trong sản xuất, thực hiện nhiều mơ hình sản xuất lúa có hiệu quả đã thành công và nhân ra diện rộng. Sản xuất luân canh một vụ lúa, một vụ tôm phát triển khá, đã thực hiện trên 40.000 ha. Sản lượng lúa năm 2014 đạt 554.716 tấn, dự kiến năm 2015 đạt 590.000 tấn, tăng 18,4% so với năm 2010.
Kết luận chương 4
Từ cơ sở phân tích tình hình cân đối thu - chi NSĐP tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 - 2015, Chương này đã đưa ra một số kiến nghị chính sách cho tỉnh Cà Mau nhằm tăng cường cân đối thu - chi NSĐP được đảm bảo mang tính ổn định bền vững trong trung và dài hạn bao gồm:
- Huy động nguồn thu và phân bổ chi hợp lý, hướng tới mục tiêu cân đối thu - chi ngân sách tỉnh Cà Mau được bền vững.
- Xây dựng kế hoạch và định hướng chính sách tài chính – ngân sách đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.
- Tạo điều kiện thuận lợi về chính sách để phát triển khu vực kinh tế dân doanh trên địa bàn.
- Từng bước tăng cường nguồn lực kinh tế từ bên trong, giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài.
- Tập trung các kiến nghị chính sách đối với chính quyền địa phương, bài nghiên cứu này cũng đưa ra một số kiến nghị đối với cấp Trung ương để tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho tỉnh Cà Mau trong việc cân đối thu – chi NSĐP của tỉnh hiện tại và trong tương lai được ổn định và bền vững.
- Ngoài ra, tác giả đưa ra một số giải pháp điều hành NSĐP và phương hướng phát triển KT-XH đến năm 2020 của tỉnh được tập trung theo đúng định hướng phát triển các chỉ tiêu KT-XH của địa phương đến năm 2020.
KẾT LUẬN
Trong quản lý NSNN, cân đối thu – chi NSĐP mang tính bền vững nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương là vấn đề quan trọng, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của mỗi địa phương và của cả quốc gia. Cân đối thu – chi NSĐP được xem là tốt là bền vững thì ngồi việc số thu lớn, trang trãi được các nhiệm vụ chi thì phải đáp ứng các điều kiện về cơ cấu, cơ sở của nguồn thu, phân bổ chi hợp lý và tạo điều kiện kích thích cho sự phát triển KT-XH của địa phương từng giai đoạn, nguồn thu hôm nay không làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Qua phân tích, bài nghiên cứu đã phân tích được hai vấn đề mà tác giả đã đề ra:
- Một là, cân đối thu – chi NSĐP của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng nguồn lực tài chính của tỉnh đến 2020;
- Hai là, cân đối thu – chi NSĐP đáp ứng được mục tiêu phát triển KT-XH ở từng giai đoạn của tỉnh, thể hiện qua cơ cấu chi thường xuyên và chi đầu tư của tỉnh Cà Mau.
Và bài nghiên cứu đã phân tích tình hình thực tế cân đối thu – chi NSĐP, cơ cấu nguồn thu NSNN và NSĐP được hưởng là phù hợp là ổn định, cơ cấu chi NSĐP bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên của tỉnh giai đoạn 2010-2015 là phù hợp, đã trả lời cho các câu hỏi đã đặt ra:
- Thứ nhất, cơ cấu nguồn thu NSNN của tỉnh là phù hợp, thu NSĐP và phân bổ chi NSĐP tỉnh Cà Mau có xu hướng ổn định.
- Thứ hai, cơ cấu các nguồn thu NSĐP là phù hợp, ổn định đảm bảo nguồn để thực hiện nhiệm vụ chi NSĐP đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH ở từng giai đoạn của tỉnh, nhưng chưa có chính sách đột phá cho vùng kinh tế trọng điểm.
- Thứ ba, khả năng cải thiện và tăng nguồn thu NSNN là có cơ sở, tạo nguồn thu NSĐP được hưởng theo hướng phát triển ổn định, đáp ứng nhu cầu chi tiêu NSĐP nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH ở từng giai đoạn là tốt là bền vững.
Từ đó, tác giả đánh giá việc cân đối thu – chi NSĐP tỉnh Cà Mau mang tính bền vững, đáp ứng được mục tiêu phát triển KT-XH ở từng giai đoạn của tỉnh Cà Mau trong thời gian qua.
Qua phần phân tích, đánh giá tình hình cân đối thu - chi NSĐP tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 - 2015, bài nghiên cứu đã đưa ra những kiến nghị chính sách tài chính – ngân sách và giải pháp điều hành NSĐP của tỉnh Cà Mau đối với chính quyền địa phương và Trung ương trong công tác quản lý, huy động nguồn thu và phân bổ chi theo hướng đảm bảo cho địa phương cân đối thu – chi NSĐP tăng tính bền vững hiện tại và trong tương lai. Trong đó, bài nghiên cứu này chú trọng vào các kiến nghị đối với địa phương về tăng cường tính tự chủ NSĐP thơng qua việc quản lý, huy động nguồn thu riêng và phân bổ chi NSĐP hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH ở từng giai đoạn mà tỉnh Cà Mau đã đặt ra. Huy động, mở rộng các nguồn vốn đầu tư, khai thác mọi tiềm năng của xã hội, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện phát triển mọi mặt KT- XH của địa phương.
Trong quá trình nghiên cứu, tuy đã rất nỗ lực nhưng khơng tránh những hạn chế trong bài viết:
- Tác giả chưa so sánh cân đối NSĐP của tỉnh Cà Mau với một số tỉnh thành khác trong nước để nhận định ưu, khuyết điểm và rút ra bài học kinh nghiện cho công tác điều hành cân đối NSĐP.
- Kiến thức hiểu biết về lĩnh vực quản lý tài chính – ngân sách của tác giả có giới hạn, không tránh khỏi nhận định chủ quan của tác giả về lĩnh vực này.
- Những kiến nghị và giải pháp tác giả đề xuất là do trong q trình thực hiện chính sách tài chính – ngân sách tại địa phương thật sự vướng, cần được các cấp quan tâm tháo gỡ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Tài chính (1998), Hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách, Nxb Tài chính, Hà Nội.
Bộ Tài chính (2003), Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách nhà nước 2002, Nxb Tài chính, Hà Nội.
Cục Thống kê tỉnh Cà Mau, Niên giám thống kê các năm 2010 – 2015.
Dương Đăng Chính, Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình quản lý Tài chính cơng, Nxb Tài chính, Hà Nội.
Luật Ngân sách nhà nước.
Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lý ngân sách nhà nước, Nxb Thống kê TP.Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Hồng Thắng – Khoa Tài chính Nhà nước, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Giáo trình Tài chính cơng.
Nguyễn Xn Quảng (2004), Giáo trình Thuế, Nxb Giao thơng vận tải.
Ninh Ngọc Bảo Kim, Vũ Thành Tự Anh (2008), Phân cấp tại Việt Nam: Các thách thức và gợi ý chính sách nhằm phát triển kinh tế bền vững, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
Sở Tài chính tỉnh Cà Mau, Báo cáo quyết toán Ngân sách nhà nước các năm 2010 – 2015, Báo cáo NSNN và điều hành NSNN các năm 2010 – 2015.
Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng (2008), Giáo trình Nhập mơn Tài chính – Tiền tệ, Nxb Lao động xã hội-2008.
UBND tỉnh Cà Mau, Báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020, Báo cáo kiến nghị Bộ Tài chính về các chính sách tài chính đối với tỉnh Cà Mau.
UNDP (2005), Tài liệu đối thoại chính sách số 2/2005, Phân cấp trong một hệ thống thuế thống nhất: Thu ngân sách tại TP.Hồ Chí Minh 2001-2004, UNDP Việt Nam.
Văn bản do Nhà nước Việt Nam ban hành:
- Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật ĐTNN.
- Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế TTĐB và Luật thuế GTGT.
- Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí, lệ phí.
- Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND ngày 18/9/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Cà Mau đến 2020, tầm nhìn đến 2025.
- Nghị quyết số 152/2013/NQ-HĐND ngày 10/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về mục tiêu, giải pháp thực hiện nhiệm vụ KT-XH, quốc phòng, an ninh của tỉnh Cà Mau năm 2013.
- Nghị quyết số 50/2014/NQ-HĐND ngày 06/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về mục tiêu, giải pháp thực hiện nhiệm vụ KT-XH, quốc phòng, an ninh của tỉnh Cà Mau năm 2015.
- Nghị quyết số 191/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về định mức phân bổ chi NSĐP và tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2011; giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết số 48/2011/NQ-HĐND và Nghị quyết số 97/2013/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về điều chỉnh Nghị quyết số 191/2010/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau.
- Quyết định số 91/2006/QĐ-UBND ngày 22/12/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về ban hành tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2011; giai đoạn 2011-2015.
- Thông tư số 68/2005/TT-BTC ngày 29/8/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện phân chia thuế GTGT, thuế TNDN của các nhà thầu phụ phát sinh từ hoạt động thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu, khí nộp ngân sách giữa các cấp ngân sách.
- Các Thông tư của Bộ Tài chính hàng năm từ năm 2010-2015 về việc hướng dẫn lập và điều hành dự toán NSNN. Website: - Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn - Tỉnh Cà Mau: http://www.camau.gov.vn - Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn