Một số Kiến nghị đối với Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cân đối thu chi ngân sách địa phương nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cà mau đến năm 2020 (Trang 68 - 75)

CHƯƠNG 4 : KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

4.2. Một số kiến nghị

4.2.2. Một số Kiến nghị đối với Trung ương

Ngoài những Kiến nghị đối với địa phương, bài nghiên cứu đưa ra một số Kiến nghị đối với Trung ương để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế tỉnh Cà Mau như sau:

4.2.2.1. Những chính sách chung

- Tỷ lệ phần trăm phân chia giữa NSTW và NSĐP về thuế trên nguyên tắc hợp lý, công bằng để tỉnh tập trung đầu tư kinh tế phát triển sẽ được hưởng tỷ lệ phần trăm phân chia giữa NSTW và NSĐP về thuế cao hơn để địa phương đó một mặt có thể tiếp tục phát triển, mặt khác nhằm khuyến khích cho địa phương trong cơng tác khai thác và quản lý nguồn thu, cụ thể tỷ lệ NSĐP của tỉnh được tính như sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn của

địa phương Tỷ lệ phân chia giữa NSTW và NSĐP địa phương được hưởng (%) Trợ cấp từ NSTW

Dưới 8% 65 Được NSTW cân đối trợ cấp 100%

Từ 8,1% đến 10% 65

Hưởng trợ cấp 100% từ NSTW đối với các chính sách mới do Trung ương ban hành

Từ 10,1% đến 12% 65

Hưởng trợ cấp 50% từ NSTW đối với các chính sách mới do Trung ương ban hành

Từ 12,1% đến 13% 60

Hưởng trợ cấp 30% từ NSTW đối với các chính sách mới do Trung ương ban hành

Từ 13,1% đến 14% 50

Hưởng trợ cấp 15% từ NSTW đối với các chính sách mới do Trung ương ban hành

Từ 14,1% đến 15% 40 Tự cân đối NSĐP

Trên 15% 30 Tự cân đối NSĐP

Và xây dựng tỷ lệ phần trăm phân chia giữa NSTW và NSĐP về thuế áp dụng thống nhất trong dài hạn khơng nên bó hẹp trong chu kỳ năm ổn định ngân sách như hiện nay, nhằm tăng tính chủ động của địa phương trong cơng tác lập dự tốn cũng như việc xây dựng kế hoạch ngân sách, kế hoạch phát triển KT-XH trong trung và dài hạn phù hợp với tình hình của địa phương.

- Đề nghị Trung ương có cơ chế chính sách đặc thù đối với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển

kinh tế, từ đó có đóng góp cao hơn cho NSTW để điều tiết cho các địa phương cịn khó khăn.

- Một số quy định trong Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luận Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản còn chưa đồng bộ và chưa phù hợp với tình hình thực tế; Kiến nghị các Bộ ngành Trung ương tiếp tục rà soát điều chỉnh phù hợp, đặc biệt là giải quyết ưu đãi đầu tư trong các khu kinh tế, khu công nghiệp và các dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ; không giải quyết ưu đãi pháp nhân mà giải quyết ưu đãi theo dự án đầu tư.

4.2.2.2. Những chính sách cụ thể dành cho tỉnh Cà Mau

- Về việc vay vốn từ NSTW để giải phòng mặt bằng trong năm 2016:

Trong các năm qua, tỉnh Cà Mau tập trung cơ sở hạ tầng để phục vụ phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, nhiều dự án đầu tư giao thơng kết nối và các cơng trình thủy lợi phục vụ nơng nghiệp có chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng lớn, tỉnh khơng có đủ nguồn cân đối chi trong một năm. Đặc điểm của cơng tác giải phóng mặt bằng là phải giải phóng đồng bộ, chi trả ngay sau khi có dự án chi tiết bồi thường, nếu để kéo dài qua năm sau sẽ phát sinh khiếu kiện do giá đất thay đổi hàng năm chưa kể nếu có thay đổi chính sách về bồi thường thì phải lập lại hồ sơ bồi thường rất phức tạp và mất thời gian.

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có các dự án quan trọng cần tập trung thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng để xây dựng cơng trình phục vụ cho thốt lũ, xử lý chất thải rắn, cấp nước cho nông nghiệp nông thôn, kết nối giao thông đến các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung…, nhưng do vốn bồi thường giải phóng mặt bằng quá lớn, tỉnh khơng có nguồn để cân đối, cụ thể chi phí bồi thường của các dự án sau:

+ Dự án sên vét thủy lợi, khoanh khép kín các tiểu vùng với tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng.

+ Dự án Hồ chứa nước U Minh Hạ, huyện U Minh 189 tỷ đồng.

+ Dự án cảng Năm Căn thuộc Khu kinh tế Năm Căn 145 tỷ đồng.

+ Dự án đầu tư các tuyến đường ô tô đến trung tâm xã 800 tỷ đồng.

+ Dự án đầu tư cầu Hòa Trung (kết nối thành phố Cà Mau với huyện Đầm Dơi) 72,5 tỷ đồng.

+ Dự án đầu tư khu xử lý rác Tân Thành 107 tỷ đồng.

Hiện nay, tỉnh Cà Mau chưa có nguồn chi cho cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án trên. UBND tỉnh kiến nghị Bộ Tài chính xem xét cho tỉnh Cà Mau được vay vốn từ NSTW là 1.160 tỷ đồng vào đầu năm 2016 để thực hiện. UBND tỉnh Cà Mau cam kết sẽ sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và hồn trả NSTW vào năm 2017 và năm 2018 (mỗi năm 50%).

- Kiến nghị về việc cho tỉnh Cà Mau được thưởng 30% số thu vượt thuế

xuất nhập khẩu từ Cục Hải quan Cà Mau năm 2013 để bổ sung vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc nhiệm vụ đột phá của tỉnh năm 2014 – 2015:

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh về mục tiêu nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2014, trong đó có nhiệm vụ đột phá năm 2014 là đầu tư cơ sở hạ tầng kết nối giao thông và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Theo chương trình kết cấu hạ tầng tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2264/QĐ-UBND ngày 13/9/2011, thì nhu cầu vốn cho các dự án hạ tầng giao thông kết nối là 11.230 tỷ đồng. Thực tế cấn đối hàng năm thấp hơn nhu cầu do vốn đầu tư từ NSĐP của tỉnh không tăng kịp theo trượt giá và nhu cầu thực tế. Ngồi ra đối với chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà cơng vụ cho giáo viên giai đoạn 2, tỉnh mới thực hiện đạt khoảng 40% vốn chương trình, cịn lại 60% (tương ương khoảng 210 tỷ đồng) phải tập trung hoàn thành trong năm 2015 nhưng chưa có nguồn bố trí đủ do nhiều địa phương, Cà Mau còn tập trung giải quyết lớp học ca ba. Do vậy, UBND tỉnh Cà Mau đề nghị Bộ Tài chính quan tâm giải quyết cho tỉnh được hưởng 30% số thu vượt dự toán của thuế xuất nhập khẩu năm 2013 (thu qua Cục Hải quan Cà Mau) để bổ sung vốn đầu tư cho các mục tiêu nói trên.

- Kiến nghị về chính sách phát triển cơng nghiệp hỗ trợ:

có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển các ngành cơng nghiệp nói chung mà cịn góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư vào các ngành này nối riêng. Do vậy, việc Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định trên đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chủ trương đó. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành các Quyết định nêu trên trong thời gian qua cho thấy, chính sách ưu đãi đầu tư đối với công nghiệp hỗ trợ chưa thật sự khả thi vì những lí do sau:

+ Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng như Thông tư số 96/2011/TT-BTC ngày 04/7/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn tài chính khuyến khích phát triển cơng nghiệp hỗ trợ đều dẫn chiếu áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành tại các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu và Luật Thuế TNDN. Điều này vừa không tạo ra cơ chế đặc thù để khuyến khích cơng nghiệp hỗ trợ, vừa không thể áp dụng trên thực tế, bởi vì chỉ một số ít các sản phẩm cơng nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi thuế nhập khẩu và thuế TNDN theo quy định tại các Nghị định nêu trên. Cụ thể, các danh mục lĩnh vực ưu đãi thuế TNDN ban hành kèm theo Nghị định 124/2008/NĐ- CP và ưu đãi thuế nhập khẩu ban hành kèm Nghị định 87/2010/NĐ-CP chỉ quy định dự án trong lĩnh vực công nghệ cao, đầu tư hạ tầng và dự án xã hội hóa, khơng bao gồm danh mục công nghiệp hỗ trợ ban hành kèm theo Quyết định 1483/QĐ- TTg ngày 28/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Mặt khác, danh mục sản phẩm cơng nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển kèm theo Quyết định 1483/QĐ-TTg ngày 28/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ khơng thực hiện được vì khơng khớp với các danh mục ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Đầu tư; Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định thi hành Luật Thuế TNDN; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 về chính sách khuyến khích đầu tư vào nơng nghiệp nông thôn; Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định thi hành Luật thuế xuất nhập khẩu.

o Vướng mắc chủ yếu là: Quy định hiện hành khơng có ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp hỗ trợ, trong khi đầu tư hạ tầng tốt, việc lấp đầy khu công nghiệp hỗ trợ là rất khó khăn do phải chọn lọc dự án đầu tư theo danh mục và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ thường thuê doanh nghiệp nhỏ.

o Với đặc thù của công nghiệp hỗ trợ nêu trên, thay vì chọn một khu công nghiệp chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ quy mô lớn, tỉnh đề xuất chọn mơ hình phân khu trong khu cơng nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư, hoặc Cụm công nghiệp thành lập theo Quyết định 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế Cụm công nghiệp để mời gọi đầu tư với quy mô từng phân khu, cụm công nghiệp khoảng trên dưới 100ha. Tuy nhiên, theo quy định hiện nay các khu công nghiệp, cụm công nghiệp không được hưởng ưu đãi.

o Vừa qua, các ngành, địa phương và doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp họp xem xét các vị trí có thể thu hút cơng nghiệp hỗ trợ. Qua rà soát, các ngành đề xuất các vị trí sau: Phân khu thuộc Khu cơng nghiệp (KCN) Hịa Trung (326 ha); Phân khu thuộc KCN Khánh An (235,773 ha); Phân khu thuộc KCN Sông Đốc (145,45 ha); Phân khu thuộc Khu kinh tế Năm Căn (11.000 ha).

o Thủ tục để được hưởng ưu đãi đầu tư cơng nghiệp hỗ trợ cũng rất khó khăn, phức tạp: Theo Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển một số ngành cơng nghiệp hỗ trợ thì dự án phải được Hội đồng thẩm định do Thứ trưởng Bộ Công thương làm Chủ tịch hội đồng, thành viên gồm đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Cơng nghệ, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các Hiệp hội ngành nghề có liên quan.

o Từ tình hình trên, sau khi làm việc với một số Bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành liên quan kiến nghị cơ chế chính sách phát triển cơng nghiệp hỗ trợ tại Cà Mau như sau:

Cho phép tỉnh Cà Mau thí điểm thành lập một số phân khu chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ trong các khu cơng nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp giai đoạn 2015 định hướng đến 2020 hoặc cụm công nghiệp hỗ trợ thành lập theo Quyết định 105/2009/QĐ-TTG ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế Cụm cơng nghiệp để kêu gọi đầu tư.

Về chính sách, kiến nghị xem xét điều chỉnh, bổ sung các quy định hiện hành theo hướng:

 Xem xét ban hành các quy định ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và ưu đãi đối với đơn vị đầu từ hạ tầng Khu công nghiệp, phân khu công nghiệp, cụm công nghiệp thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ (áp dụng ưu đãi thuế TNDN, thuế nhập khẩu và các ưu đãi đầu tư khác đối với dự án công nghiệp hỗ trợ và dự án xây dựng hạ tầng khu hoặc phân khu công nghiệp hỗ trợ như quy định đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi thuế TNDN, thuế nhập khẩu và các ưu đãi khác kèm theo, Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN, Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản pháp luật có liên quan).

 Thống nhất một danh mục ưu đãi đầu tư chung thay thế danh mục thuộc các quy định riêng rẽ, trong đó quy định danh mục công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư; đồng thời cho phép các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hỗ trợ thuộc địa bàn KT-XH khó khăn.

 Xem xét việc cơng nhận doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với thủ tục đơn giản hơn theo hướng Bộ Công thương ban hành tiêu chí, phân cấp cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tiêu chí quy định để xét công nhận doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cân đối thu chi ngân sách địa phương nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cà mau đến năm 2020 (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)