Giới thiệu tổng quát các thành phần có liên quan đến đấu thầu trong lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đấu thầu trong lĩnh vực đầu tư công tại tỉnh cà mau (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng đấu thầu trong lĩnh vực đầu tư công tại tỉnh Cà Mau giai đoạn

3.2.1. Giới thiệu tổng quát các thành phần có liên quan đến đấu thầu trong lĩnh

giai đoạn 2011-2015.

3.2.1. Giới thiệu tổng quát các thành phần có liên quan đến đấu thầu trong lĩnh vực đầu tư công lĩnh vực đầu tư công

3.2.1.1. Cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu

Theo quy định Luật Đấu thầu, cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu ở Trung ương là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ở địa phương là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý đấu thầu tại địa phương bao gồm:

- Thẩm định kế hoạch đấu thầu đối với dự án do Chủ tịch UBND tỉnh cấp Quyết định đầu tư trừ các dự án quy định tại khoản 3 Điều 104 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014, phê duyệt kế hoạch đấu thầu (các dự án được UBND tỉnh ủy quyền phê duyệt);

- Thẩm định kết quả đấu thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu (các dự án được UBND tỉnh ủy quyền phê duyệt).

- Hướng dẫn pháp lý về đấu thầu cho các chủ đầu tư trong tỉnh; - Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị về kết quả đấu thầu. 3.2.1.2. Chủ đầu tư

Theo quy định của Luật Xây dựng, chủ đầu tư xây dựng cơng trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng cơng trình. Chủ đầu tư trong đề tài nghiên cứu này là Giám đốc các Sở Xây dựng, Giao thông Vận tải, Công thương, Nông nhiệp & Phát triển nơng thơn, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Chủ tịch UBND 08 huyện, thành phố Cà Mau và các chủ đầu tư các ngành khác được giao quản lý và sử dụng vốn. Trong việc tổ chức đấu thầu, chủ đầu phải hoàn chỉnh cơ sở pháp lý để tổ chức đấu thầu như:

- Lập kế hoạch đấu thầu và trình tự phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kế hoạch vốn cho dự án;

- Lập, thẩm tra, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi cơng - dự tốn. Trong bước lập, thẩm tra thiết kế bản vẽ thi cơng - dự tốn chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn có

30

chức năng thực hiện;

- Lập, thẩm định và phê duyệt HSMT, trong bước lập HSMT chủ đầu tư có thể tự thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn thực hiện;

- Đánh giá, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, trong bước đánh giá kết quả đấu thầu, chủ đầu tư có thể tự thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn thực hiện;

- Giải quyết tình huống trong đấu thầu;

- Giải quyết kiến nghị về kết quả đấu thầu (nếu có). Trường hợp 1: Chủ đầu tư các Sở, ban ngành cấp tỉnh

Hình 3.1: Quy trình đấu thầu của các chủ đầu tư là các Sở, ban, ngành cấp tỉnh

Theo hình 3.1, cột bên phải thể hiện trình tự các cơng việc phải thực hiện từ bước lập HSMT. Tại bước thẩm định, nếu khơng đạt thì quay lại thực hiện bước trên. Cột bên trái thể hiện các đơn vị thực hiện tương ứng các công việc được nêu tại cột bên phải.

Trường hợp 2: Chủ đầu tư là UBND các huyện và thành phố Cà Mau

Khi UBND các huyện và thành phố Cà Mau làm chủ đầu tư thì thành lập

31

Ban QLDA để quản lý dự án. Khi đó, Ban QLDA là bên mời thầu. Việc lập HSMT và đánh giá kết quả đấu thầu đều thuê đơn vị tư vấn thực hiện. Quy trình thực hiện đấu thầu từ giai đoạn lập HSMT được trình bày tại hình 3.3 sau đây:

Hình 3.2: Quy trình đấu thầu của các chủ đầu tư là UBND các huyện và thành phố Cà Mau

Theo hình 3.2, cột bên phải thể hiện trình tự các cơng việc phải thực hiện từ bước lập HSMT. Tại bước thẩm định, nếu khơng đạt thì quay lại thực hiện bước trên. Cột bên trái thể hiện các đơn vị thực hiện tương ứng các công việc được nêu tại cột bên phải.

32

3.2.1.3. Ban quản lý dự án

Các BQLDA đầu tư xây dựng cơng trình của tỉnh Cà Mau hiện nay được thành lập theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 và Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng. Trong đó có 23 ban quản lý dự án chuyên nghiệp và 31 ban quản lý dự án không chuyên nghiệp (nhân sự chủ yếu làm việc theo chế độ kiêm nhiệm) được thành lập theo mơ hình 2 (thành lập BQLDA để giúp chủ đầu tư trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án), còn lại các chủ đầu tư khác áp dụng mơ hình 1 (sử dụng bộ máy hiện có để quản lý dự án, có quyết định cử người tham gia và phân cơng nhiệm vụ); ngồi ra cịn có 07 Ban quản lý dự án ODA.

Trong số 23 ban quản lý dự án chuyên nghiệp có:

+ 01 BQLDA do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, là Ban QLDA các cơng trình thuộc lĩnh vực Văn hóa – Xã hội tỉnh Cà Mau; nhiệm vụ của Ban được giao làm chủ đầu tư (quản lý thực hiện) một số dự án đầu tư thuộc khối ngành văn hóa xã hội như dự án xây dựng bệnh viện Sản nhi, dự án bệnh viện đa khoa khu vực huyện Cái Nước, dự án trung tâm lưu trữ tỉnh, dự án bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng; đồng thời thực hiện chức năng làm tư vấn quản lý một số dự án cho các chủ đầu tư khác.

+ 22 ban quản lý dự án do Giám đốc các Sở, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố (là các chủ đầu tư) quyết định thành lập để giúp chủ đầu tư quản lý dự án (gồm 09 BQLDA các huyện, thành phố; 05 BQLDA thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; 01 BQLDA thuộc Sở Giao thông Vận tải; 03 BQLDA Sở Xây dựng; 02 BQLDA thuộc Sở Y tế; BQLDA thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; BQLDA thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo).

Tại tỉnh Cà Mau, bên mời thầu chủ yếu là các Ban QLDA do chủ đầu tư thành lập hoặc đơn vị tư vấn điều hành dự án do chủ đầu tư thuê. Bên mời thầu có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của gói thầu để tổ chức đấu thầu và tổ chức đấu thầu. Việc tổ chức đấu thầu bao gồm thông báo mời thầu, phát hành HSMT, tiếp nhận HSMT, mở thầu, trình phê duyệt kết quả đấu thầu, thơng báo kết quả đấu thầu,

33

thương thảo và hồn thiện hợp đồng. Bên mời thầu đóng vai trị rất quan trọng trong việc tổ chức thành công của một gói đấu thầu, bởi bao gồm các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, bên mời thầu thay mặt chủ đầu tư để hoàn thành cơ sở pháp lý để

tổ chức đấu thầu. Đối với việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì việc hồn thiện cơ sở pháp lý có ý nghĩa then chốt.

Thứ hai, chất lượng hay hiệu quả đấu thầu cao hay thấp đều phụ thuộc rất

nhiều vào năng lực tổ chức của bên mời thầu bởi bên mời thầu là người nắm rõ nhất thơng tin của gói thầu cho nên họ có thể tư lợi và gây thiệt hại cho chủ đầu tư.

3.2.1.4. Đơn vị tư vấn

Việc lập HSMT (HSMT) và đánh giá kết quả lựa chọn nhà thầu (LCNT) chủ đầu tư có thể giao cho Ban QLDA (bên mời thầu) tiến hành lập và đánh giá hoặc thuê đơn vị tư vấn có chức năng thực hiện. Các số liệu nghiên cứu của đề tài này cho thấy các chủ đầu tư đều thuê đơn vị tư vấn lập HSMT và đánh giá kết quả LCNT, trừ 02 đơn vị là Sở Công thương và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn do các Ban QLDA thực hiện.

3.2.1.5. Nhà thầu

Theo quy định, nhà thầu có thể là nhà thầu cá nhân hoặc nhà thầu là tổ chức. Theo số liệu do Sở Kế hoạch và Đầu tư Cà Mau cung cấp thì tại tỉnh Cà Mau khơng có nhà thầu cá nhân tham gia thực hiện đấu thầu, chỉ có nhà thầu là tổ chức. Theo đó có đủ loại hình doanh nghiệp tham gia đấu thầu như Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp doanh. Các nhà thầu bao gồm nhà thầu trong tỉnh và nhà thầu ngồi tỉnh. Nếu chỉ tính riêng các nhà thầu trong tỉnh thì chủ yếu các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa (có tổng nguồn vốn nhỏ hơn 100 tỷ hoặc số lao động nhỏ hơn 300 người).

3.2.1.6. Đơn vị thẩm định

Theo quy định, HSMT và KQĐT phải được thẩm định trước khi chủ đầu tư phê duyệt. Tại tỉnh Cà Mau, đối với các dự án do các sở, ban, ngành cấp tỉnh làm chủ đầu tư thì đơn vị thẩm định là các phịng ban chun mơn trực thuộc. Còn đối

34

với các dự án do UBND các huyện và thành phố làm chủ đầu tư thì đơn vị thẩm định là Phịng Tài chính - kế hoạch huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đấu thầu trong lĩnh vực đầu tư công tại tỉnh cà mau (Trang 38 - 43)