Những kiến nghị về đấu thầu lĩnh vực đầu tư công tại tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đấu thầu trong lĩnh vực đầu tư công tại tỉnh cà mau (Trang 71 - 75)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2 Những kiến nghị về đấu thầu lĩnh vực đầu tư công tại tỉnh Cà Mau

4.2.1. Triển khai thực hiện tốt hệ thống văn bản hướng dẫn về đấu thầu và triển khai thực hiện hoàn chỉnh Đề án tổ chức sắp xếp các Ban Quản lý dự án tại tỉnh Cà Mau.

- Nghiên cứu triển khai hệ thống văn bản pháp quy về đấu thầu luôn là trọng tâm của công tác quản lý Nhà nước về đấu thầu.

- Sắp xếp hoàn chỉnh Ban Quản lý dự án cơng trình theo hướng tập trung và sắp xếp theo hướng tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp.

+ Để tập trung công tác quản lý dự án vào một đầu mối, nhằm tăng cường năng lực trong công tác quản lý dự án; đối với mỗi huyện, thành phố đề nghị chỉ thành lập 01 Ban QLDA; đối với cấp tỉnh do kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước bố trí tập trung nhiều ở một số ngành như: Xây dựng, Giao thông, Nông nghiệp và PTNT; đồng thời để từng bước chuyển đổi mơ hình Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng chuyên nghiệp sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý dự án xây dựng cơng trình, tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi sau này đề nghị xem xét thành lập một số Ban quản lý dự án cơng trình chun ngành với chức năng và nhiệm vụ tương tự như BQLDA Văn hóa – Xã hội hiện nay để thực hiện tư vấn QLDA cho các chủ đầu tư, khi cần thiết có thể làm chủ đầu tư dự án trong trường hợp khi chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng cơng trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng cơng trình khơng đủ điều kiện làm chủ đầu tư (do người có thẩm quyền quyết định), khi có đủ điều kiện sẽ chuyển đổi mơ hình

63

quản lý dự án của các Ban quản lý này sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp; Về nhân sự, được tổ chức sắp xếp trên cơ sở nhân sự của các BQLDA hiện có.

Đề nghị hồn chỉnh Đề án sắp xếp các Ban QLDA như sau: - Đối với cấp tỉnh:

+ Thành lập Ban quản lý dự án cơng trình Dân dụng, Cơng nghiệp và Hạ tầng kỹ thuật (trên cơ sở điều chỉnh Ban QLDA các cơng trình thuộc lĩnh vực Văn hóa - Xã hội tỉnh Cà Mau).

+ Thành lập Ban quản lý dự án cơng trình Nơng nghiệp và Phát triển nơng thôn.

+ Thành lập Ban quản lý dự án cơng trình Giao thơng.

- Đối với cấp huyện: Tổ chức sắp xếp lại theo hướng mỗi huyện, thành phố chỉ thành lập 01 Ban quản lý dự án.

- Trong trường hợp các dự án có sử dụng vốn nước ngồi sẽ thành lập thêm một số Ban quản lý dự án theo yêu cầu của Nhà tài trợ.

- Các BQLDA đang quản lý các dự án dở dang tiếp tục quản lý cho đến khi dự án kết thúc (không thành lập lại) hoặc giải thể để sáp nhập và có trách nhiệm giải quyết dứt điểm các tồn tại của các dự án cũ và quyền lợi của cán bộ, nhân viên của Ban QLDA.

- Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp: Do cơ quan quản nhà nước thành lập, có bộ máy quản đáp ứng yêu cầu chuyên môn và nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ về đấu thầu, tư vấn đấu thầu, chuyên trách về đấu thầu.

4.2.2. Tăng cường công tác đấu thầu qua mạng, đảm bảo công khai, minh bạch và nâng cao chất lượng trong công tác đấu thầu. bạch và nâng cao chất lượng trong công tác đấu thầu.

Qua những bài học kinh nghiệm về đấu thầu các nước trên thế giới, đối với tỉnh Cà Mau cần đẩy mạnh công tác tổ chức đấu thầu qua mạng cho các dự án, cơng trình; cụ thể để bên mời thầu, nhà thầu thực hiện đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo các bước sau:

64

Bước 1: Khai báo thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và gửi hồ sơ đăng ký trực tiếp hoặc theo đường công văn đến Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Bước 2: Nhận mã phê duyệt chứng thư số và số tham chiếu từ Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

Bước 3: Nhận chứng thư số từ Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

Bước 4: Đăng ký thông tin người sử dụng chứng thư số trên Hệ thống mạng đấu quốc gia.

Đối với tỉnh Cà Mau tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng cần thực hiện theo lộ trình như sau:

Năm 2016, thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng tối thiểu 20% số lượng các gói thầu chào hàng cạnh tranh, 10% số lượng các gói thầu quy mơ nhỏ đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế nhưng ít nhất là 1 gói thầu chào hàng cạnh tranh hoặc đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.

Năm 2017, thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng tối thiểu 30% số lượng các gói thầu chào hàng cạnh tranh, 15% số lượng các gói thầu quy mô nhỏ đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.

Từ năm 2018 trở đi, thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng tối thiểu 40% số lượng các gói thầu chào hàng cạnh tranh, 30% số lượng các gói thầu quy mơ nhỏ đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.

4.2.3. Xây dựng và hồn thiện các cơng cụ đăng tải thơng tin

Trong Luật Đấu thầu đã có quy định hai công cụ đăng tải thông tin phục vụ quản lý nhà nước về đấu thầu là Báo đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu. Hiện tại, hai trang thông tin điện tử về đấu thầu đã được hình thành và hoạt động rất hiệu quả với thông tin được cập nhật thường xuyên. Công việc cần tiếp tục triển khai trong những năm tới là hoàn thiện và tăng cường các công cụ hỗ trợ, đảm bảo thân thiện và hữu dụng nhất đối với người dùng.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có những quy định về đăng tải thông tin trong đấu thầu. Cụ thể, Điều 8, Khoản 1, Luật đấu thầu quy định các thông

65

tin cần phải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển; Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu; Danh sách ngắn; Kết quả lựa chọn nhà thầu.

Tuy nhiên, thông tin nêu trên mới tập trung vào giai đoạn lựa chọn nhà thầu mà chưa bao gồm giai đoạn triển khai thực hiện hợp đồng. Để đáp ứng nhu cầu về theo dõi, giám sát của các bên liên quan và của cộng đồng thì các thơng tin trong quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng cần phải được công khai một cách cụ thể, chi tiết và có hệ thống.

4.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác đấu thầu thầu

Việc phân cấp trong đấu thầu đã và đang được các Bộ ngành và địa phương triển khai triệt để, đến tận cấp xã, phường nên đi đơi với việc tăng cường cơng tác hậu kiểm thì cần thiết phải tăng cường quán triệt việc thực thi Luật Đấu thầu cũng như đào tạo, bồi dưỡng tăng cường năng lực. Vấn đề này cần tiếp tục triển khai, đảm bảo các kiến thức pháp luật về đấu thầu đến được tới tận các đơn vị cơ sở và tới những người trực tiếp thực hiện.

Trên cơ sở quy định của Luật Đấu thầu về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, mạng lưới các đơn vị tổ chức hoạt động đào tạo về đấu thầu cũng đã từng bước được hình thành. Mạng lưới này sẽ góp phần triển khai sâu rộng các hoạt động đào tạo bồi dưỡng, góp phần giúp việc thực thi Luật Đấu thầu được thống nhất và đúng quy định.

Đề xuất mở lớp tập huấn đấu thầu:

+ Đối với cấp tỉnh: Mỗi năm từ 05 đến 06 lớp tập huấn về đấu thầu, đấu thầu qua mạng và tập huấn quản lý sử dụng các nguồn vốn tỉnh quản lý.

+ Đối với cấp thành phố, huyện: mỗi năm từ 01 đến 02 lớp tập huấn về đấu thầu, đấu thầu qua mạng và tập huấn quản lý sử dụng các nguồn vốn tỉnh quản lý.

4.2.5. Tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên công tác thực hiện đấu thầu nhằm phòng, chống tham nhũng trong đấu thầu

66

Cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về đấu thầu đối với các Chủ đầu tư nhằm mục tiêu phát hiện những mặt tích cực cần nhân rộng, những điểm hạn chế, tồn tại cần khắc phục, đồng thời sẽ là căn cứ để có văn bản nhắc nhở thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Đề xuất mỗi năm thực hiện thanh tra, kiểm tra từ 07 đến 08 chủ đầu tư (trước đây mỗi năm 04-05 CĐT), tương ứng với 50 đến 60 gói thầu (giai đoạn 2011-2015 bình qn mỗi năm 20-30 gói thầu). Cần có chế tài xử lý vi phạm hành chính trong cơng tác đấu thầu nghiêm khắc theo quy định tại Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (giai đoạn 2011-2015 nhắc nhỡ khắc phục).

4.2.6. Thường xuyên giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu hiệu quả hoạt động đấu thầu

Giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu theo quy định tại Điều 126 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 và Điều 87 Luật Đấu thầu năm 2013. Tuy nhiên, vấn đề giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu tương đối mới mẽ, chưa được áp dụng thực hiện tại tỉnh Cà Mau. Do vậy, tác giả đề xuất cần phát huy mạnh mẽ trong giai đoạn 2016-2020.

Việc giám sát, hoạt động đấu thầu đề xuất tổ chức thẩm định, người có thẩm quyền quyết định việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu, đặc biệt đối với các chủ đầu tư thường bị nhà thầu thắc mắc, kiến nghị; đối với các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu; đối với các gói thầu có giá trị lớn, đặc thù, yêu cầu cao về kỹ thuật và không ngoại lệ đối với những đơn vị qua thanh tra, kiểm tra còn biểu hiện nhiều vi phạm. Mục đích giám sát, hoạt động đấu thầu để điều hành và chấn chỉnh hoạt động đấu thầu nhằm đẩy nhanh tiến độ, tăng cường hiệu quả của công tác đấu thầu và để bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đấu thầu trong lĩnh vực đầu tư công tại tỉnh cà mau (Trang 71 - 75)