Phân tích tình huống trong việc tổ chức đấu thầu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đấu thầu trong lĩnh vực đầu tư công tại tỉnh cà mau (Trang 56 - 62)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.4.3. Phân tích tình huống trong việc tổ chức đấu thầu:

Nội dung của các tình huống được xây dựng trên thực tế thu thập tài liệu của tác giả. Tuy nhiên, tên một số đối tượng trong tình huống được thay đổi mà khơng ảnh hưởng đến mục đích của nghiên cứu.

Tình huống 1: “Kiện để trúng thầu”

UBND huyện X là bên mời thầu tổ chức đấu thầu gói thầu xây lắp H có giá gói thầu 11.500 triệu đồng, có 4 nhà thầu tham dự với giá dự thầu theo bảng 3.7 sau:

Bảng 3.7. Giá dự thầu của nhà thầu tình huống 1

Nguồn: Báo cáo giải quyết kiến nghị đấu thầu Sở KH&ĐT

Bên mời thầu thuê đơn vị tư vấn 1 xét thầu lần thứ nhất với kết quả nhà thầu D trúng thầu, các nhà thầu A,B,C không trúng thầu do khơng có kinh nghiệm thi cơng cơng trình tương tự, cụ thể các nhà thầu trên khơng có thi cơng hạng mục trồng cỏ mặt sân.

Kết quả trên không được đơn vị thẩm định thống nhất nên chủ đầu tư tiếp tục thuê đơn vị tư vấn thứ 2 xét lại kết quả đấu thầu. Kết quả xét thầu lần 2, đơn vị tư vấn đề nghị hủy bỏ kết quả đấu thầu với lý do các nhà thầu A, B, C, D khơng có kinh nghiệm thi cơng gói thầu tương tự như đơn vị tư vấn 1 đánh giá và được chủ đầu tư thống nhất hủy bỏ kết quả đấu thầu để tổ chức đấu thầu lại.

Ban QLDA thông báo kết quả hủy đấu thầu cho các nhà thầu tham dự. Sau

Tên nhà thầu Nhà thầu A Nhà thầu B Nhà thầu C Nhà thầu D

Giá dự thầu (tr.đ) 9.000 10.000 11.000 11.400

48

khi có kết quả thơng báo đấu thầu, chỉ nhà thầu C có kiến nghị về kết quả đấu thầu. Kiến nghị này được bên mời thầu, chủ đầu tư giải quyết nhưng nhà thầu không chấp nhận kết quả giải quyết và tiếp tục kiến nghị lên cấp trên là cơ quan quản lý đấu thầu địa phương. Đơn cơ quan tiếp nhận giải quyết đơn khiếu nại theo Luật Đấu thầu và có kết luận việc kiến của nhà thầu C là có cơ sở và đề nghị chủ đầu tư kết hợp đơn vị tư vấn đánh giá lại hồ sơ dự thầu. Việc đề nghị này được người có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

Sau khi đơn vị tư vấn thứ 3 đánh giá lại kết quả theo ý kiến kết luận của Hội đồng tư vấn thì nhà thầu C được kiến nghị trúng thầu với giá dự thầu nêu trên. Ban QLDA tiếp tục thông báo kết quả đấu thầu lần 2, trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận thơng báo kết quả đấu thầu thì nhà thầu A, B có đơn khiếu nại về kết quả đấu thầu. Tuy nhiên, các khiếu nại này không được bên mời thầu, chủ đầu tư, cơ quan quản lý đấu thầu địa phương và Người có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Với tình huống nêu trên, căn cứ theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì có các điểm khơng phù hợp như sau:

Thứ nhất, Gói thầu H là gói thầu xây dựng dân dụng, cấp 4. Qua nghiên cứu

hồ sơ kê khai cơng trình tương tự của các nhà thầu A, B, C, D thì các nhà thầu trên đều đạt về cơng trình tương tự. Tuy nhiên, đơn vị tư vấn thứ 1, thứ 2 khi đánh giá lại dựa vào một chỉ tiêu kỹ thuật nhỏ của gói thầu để xét loại các nhà thầu có giá tốt nhất là chưa đúng theo quy định.

Còn trường hợp đơn vị tư vấn thứ 3 đánh giá lần 3, chỉ xem xét đánh giá hồ sơ dự của nhà thầu C mà không xem xét đánh giá toàn bộ quá trình đấu thầu là khơng phù hợp theo quy định. Mặc dù có thể hiểu được rằng, đơn vị tư vấn thứ 3 chỉ xét cho nhà thầu C là theo yêu cầu của chủ đầu tư nhưng đơn vị tư vấn xét thầu là độc lập, phải thực hiện đúng theo quy định của Luật Đấu thầu, cịn ngược lại thì có quyền từ chối xét thầu.

Cần nói thêm là cách đánh giá như đơn vị tư vấn 1, 2 không phải là trường hợp cá biệt. Có nhiều trường hợp tương tự như vậy nhưng được phát hiện trong quá trình thẩm định nên được điều chỉnh lại kết quả xét thầu. Hoặc có trường hợp phải

49

đưa ra Hội đồng giải quyết kiến nghị như trường hợp gói thầu của một sở làm chủ đầu tư cũng đánh giá cơng trình tương tự thơng qua số mét cọc đã thi công hoặc căn cứ vào một hạng mục đặc thù nhỏ mà khơng dựa vào loại cơng trình được phân loại theo quy định của Luật.

Thứ hai, Trong trường hợp gói thầu này, bên mời thầu là UBND huyện

nhưng việc tiếp nhận hồ sơ, mở thầu, tổ chức đấu thầu, trình phê duyệt HSMT, KQĐT đều do Ban QLDA thực hiện. Thực chất UBND huyện làm bên mời thầu chỉ là danh nghĩa. Tuy nhiên, điều này đã tạo thêm các rắc rối mang tính pháp lý sau:

Các hồ sơ mà Ban QLDA trình thẩm định phê duyệt đều mang danh là Trưởng ban QLDA mà đúng ra phải thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND huyện;

Hay như trường hợp, bên mời thầu là người trình hồ sơ cho cơ quan thẩm định, cơ quan thẩm định trình chủ đầu tư phê duyệt nhưng trong thực tế có một số gói thầu mà đơn vị thẩm định không thống nhất kết quả và được chủ đầu tư đồng ý theo đơn vị thẩm định. Như vậy, UBND huyện (bên mời thầu - chủ đầu tư) vừa là người đề xuất ra đề nghị và cũng là người hủy đề nghị.

Tình huống 2: Bảo vệ quan điểm trong đấu thầu

Gói thầu Y có giá gói thầu 21,2 tỷ đồng, do Sở Z làm chủ đầu tư thông báo mời thầu trên báo Đấu thầu tại các số báo 113, 114, 115 ngày 08, 09, 10/6/2013.

Thời gian bán hồ sơ mời thầu từ ngày 20/6/2013 đến ngày 05/7/2013. Bên mời thầu là Ban QLDA do chủ đầu tư thành lập. Nhà thầu E đến mua hồ sơ mời thầu (ngày 02/7/2013) nhưng bên mời thầu từ chối bán hồ sơ với lý do gần đến ngày mở thầu. Nhà thầu có kiến nghị với chủ đầu tư về việc không mua được hồ sơ dự thầu và chủ đầu tư đã chỉ đạo bên mời thầu phải bán hồ sơ mời thầu. Sau khi mở thầu, ngoài nhà thầu E tham dự cịn có 3 nhà thầu khác tham gia (nhà thầu F,G,H), với giá dự thầu được trình bày trong Bảng 3.8 như sau:

Bảng 3.8. Giá dự thầu của nhà thầu trong tình huống 2

Tên nhà thầu Nhà thầu E Nhà thầu F Nhà thầu G Nhà thầu H

Giá dự thầu (tr.đ) 20.000 21.000 22.000 22.000

Nguồn: Báo cáo giải quyết kiến nghị đấu thầu Sở KH&ĐT

50

Theo đánh giá của đơn vị tư vấn 1 thì nhà thầu F trúng thầu, các nhà thầu E,G,H không đạt do không đáp ứng về điều kiện năng lực kinh nghiệm. Kết quả trên khơng được đơn vị thẩm định (Phịng chun mơn trực thuộc sở Z) thống nhất kết quả với lý do loại nhà thầu E là không hợp lý.

Đơn vị thẩm định kết quả đấu thầu khơng thống nhất kết quả. Trong khi đó, bên mời thầu và tư vấn xét thầu vẫn giữ nguyên kết quả như đã trình. Trước tình huống này, chủ đầu tư đã có văn bản xin ý kiến xử lý tình huống của cơ quan quản lý đấu thầu Trung ương, địa phương và nhận được các văn bản trả lời của 2 đơn vị này. Hai văn bản này cho rằng, việc đánh giá kết quả đấu thầu của tư vấn là chưa phù hợp nên chủ đầu tư có chỉ đạo bên mời thầu và đơn vị tư vấn xét thầu đánh giá lại gói thầu này. Tuy nhiên, kết quả đánh giá lại lần này cũng như lần trước. Sau khi tiến hành thẩm định lần 2, đơn vị thẩm định vẫn không thống nhất kết quả và đề nghị chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn khác đánh giá lại. Việc đề nghị này được chủ đầu tư thống nhất (thời điểm này là ngày 24/10).

Ngày 18/11, đơn vị tư vấn 2 có báo cáo đánh giá kết quả và kiến nghị hủy bỏ kết quả đấu thầu gói thầu này do tất cả các nhà thầu đều không đạt năng lực kinh nghiệm. Tuy nhiên, đến ngày 13/12, bên mời thầu mới trình duyệt kết quả đánh giá của đơn vị thứ 2 và kiến nghị không hủy kết quả đấu thầu. Trong thời gian này, các phương tiện thông tin đại chúng đã thông tin nội dung đánh giá kết quả gói thầu như đã nêu ở trên.

Ngày 22/12, chủ đầu tư đã ra quyết định hủy bỏ kết quả đấu thầu với 2 lý do: (1) khơng có nhà thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu; (2) quy hoạch cơng trình Y đã thay đổi, tức là mục tiêu và phạm vi đầu tư của cơng trình Y thay đổi.

Tiếp theo, bên mời thầu thông báo hủy bỏ kết quả đấu thầu, nhà thầu F có kiến nghị nhưng chỉ gửi đơn kiến nghị cho người có thẩm quyền. Người có thẩm quyền chuyển hồ sơ cho chủ đầu tư giải quyết. Khi nhận được nội dung kiến nghị của nhà thầu thì đây là kiến nghị về kết quả đấu thầu nhưng thời gian chủ đầu tư nhận được kiến nghị đã quá thời hạn 10 ngày. Mặc dù vậy, chủ đầu tư vẫn có văn bản trả lời kiến nghị. Nhà thầu không đồng ý và tiếp tục kiến nghị lên người có

51

thẩm quyền.

Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị về kết quả đấu thầu thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị và có báo cáo trình người có thẩm quyền giải quyết. Trên cơ sở báo cáo của Hội đồng tư vấn, Người có thẩm quyền xin ý kiến hướng dẫn về chuyên môn của cơ quan quản lý đấu thầu Trung ương. Cơ quan này đã mời các đơn vị có liên quan bao gồm 2 đơn vị tư vấn xét thầu, chủ đầu tư, cơ quan quản lý đấu thầu địa phương, Người có thẩm quyền họp tại Trụ sở của Bộ và có văn bản hướng dẫn giải quyết. Người có thẩm quyền đã thống nhất hủy bỏ kết quả đấu thầu ngày 31/8/2014 Qua tình huống nêu trên, kết hợp với các hồ sơ có liên quan và các quy định hiện hành về đấu thầu có thể đánh giá một số điểm như sau:

- Thứ nhất, cách đánh giá của đơn vị tư vấn 1 giống như cách đánh giá của

đơn vị tư vấn 1, 2 của tình huống 1 nên việc xét thầu của đơn vị này là không phù hợp như đã phân tích ở tình huống 1. Ngoài ra đơn vị tư vấn này thành lập Tổ chuyên gia xét thầu không đủ năng lực theo quy định của Luật Đấu thầu.

- Thứ hai, đối với bên mời thầu, ngay từ lúc đầu đã có ý định khơng bán hồ

sơ mời thầu cho nhà thầu E đã vi phạm những điều bị cấm trong Luật Đấu thầu. Thay mặt chủ đầu tư để hoàn chỉnh các cơ sở pháp lý về đấu thầu nhưng không hồn thành nhiệm vụ do khơng phát hiện được thành viên Tổ chuyên gia không đủ năng lực theo luật định. về việc thông tin đánh giá kết quả đấu thầu bị tiết lộ trước khi có kết quả đấu thầu đã tiếp tục vi phạm những điều bị cấm trong đấu thầu Luật Đấu thầu. Do Luật chỉ quy định những cá nhân, đơn vị nào vi phạm những điều bị cấm mới bị xử lý cho nên, mặc dù việc tiết lộ thông tin này chưa xác định được cá nhân hay tổ chức nào vị phạm nhưng với tư cách là bên mời thầu thì phải chịu trách nhiệm đầu tiên với chủ đầu tư.

Thứ ba, nhà thầu có kiến nghị về kết quả đấu thầu nhưng không gửi đơn kiến

nghị trực tiếp cho bên mời thầu, chủ đầu tư mà gửi cho người có thẩm quyền. Khi người có thẩm quyền chuyển đơn kiến nghị đến bên mời thầu, chủ đầu tư thì thời gian kiến nghị đã hết và nhà thầu phải chấp nhận rủi ro có thể kiến nghị của mình khơng được giải quyết. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền cần phải

52

hướng dẫn ngay nhà thầu gửi đơn kiến nghị tới các đơn vị có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Luật.

Thứ tư, Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị ra quyết định thành

lập Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị không đúng theo quy định của pháp luật. Nguyên nhân, các thành viên của Hội đồng chỉ là người của cơ quan quản lý đấu thầu địa phương mà khơng có thành phần là đại diện các hiệp hội nghề nghiệp có liên quan. Nội dung báo cáo tư vấn cho Người có thẩm quyền giải quyết chưa đầy đủ.

Thứ năm, thời gian tổ chức đấu thầu gói thầu này kéo dài quá lâu. Tính từ

thời điểm mở thầu đến ngày người có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đấu thầu là 390 ngày (từ ngày 5/7/2013 đến ngày 31/8/2014) trong khi quy định của Luật thì chỉ được yêu cầu hồ sơ dự thầu có hiệu lực tối đa 180 ngày và chỉ được yêu cầu gia hạn thêm hiệu lực đơn dự thầu (nếu thấy cần thiết) tối đa là 210 ngày. Cho nên việc giải quyết các tình huống về kết quả đấu thầu của gói thầu này trong khi hiệu lực của hồ sơ dự thầu khơng cịn. Vấn đề này sẽ gây bất lợi cho chủ đầu tư bởi các lý do sau:

Không thể triển khai được dự án đúng tiến độ đề ra, từ đó sẽ phát sinh thêm chi phí quản lý dự án và các chi phí khác, dẫn đến giảm hiệu quả đầu tư của dự án.

Trong trường hợp có kết quả về đấu thầu, nhà thầu có quyền từ chối thực hiện hợp đồng mà khơng chịu bất kỳ một hình thức xử phạt nào, cụ thể là không bị tịch thu bảo lãnh dự thầu và các hình thức xử phạt khác. Chủ đầu tư phải tốn kém thêm chi phí khác để tổ chức đấu thầu lại.

Thứ sáu, trường hợp gói thầu này đã có vi phạm những hành vi bị cấm trong

đấu thầu (bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu, thông tin về kết quả đấu thầu bị tiết lộ trước thời điểm được công bố theo quy định) nhưng khơng có cá nhân hoặc đơn vị nào chịu trách nhiệm về vấn đề này.

Qua phân tích hai tình huống nêu trên, cho thấy phần nào bức tranh về các chủ thể có liên quan tham gia đấu thầu như: đơn vị tư vấn, nhà thầu, bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền, cơ quan quản lý đấu thầu địa phương, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị đấu thầu. Ở cả hai tình huống, ít nhiều, các đơn vị trên

53

đã không tuân thủ đầy đủ pháp luật có liên quan về đấu thầu. Hậu quả, phải huy động nhiều bộ máy hành chính, qua nhiều cấp để xử lý một sự việc mà nó có thể được giải quyết ngay từ đầu. Nguồn lực xã hội khơng được sử dụng có hiệu quả.

Nguyên nhân của vấn đề trên, xuất phát từ lợi ích, khơng loại trừ cả ngun nhân năng lực cán bộ tham gia cịn hạn chế. Vì lợi ích nhóm, một số cá nhân, đơn vị đã bất chấp các quy định của pháp luật. Họ dám thực hiện các vi phạm bởi cơ chế kiểm tra, giám sát và kể cả trừng phạt không được thực hiện đầy đủ, thường xuyên và liên tục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đấu thầu trong lĩnh vực đầu tư công tại tỉnh cà mau (Trang 56 - 62)