CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.5. Lợi ích (hiệu quả) và những hạn chế đấu thầu trong lĩnh vực đầu tư công
cơng tại tỉnh Cà Mau.
3.5.1. Lợi ích (hiệu quả) đấu thầu
- Đấu thầu là một phương thức vừa có tính khoa học vừa có tính pháp quy, khách quan mang lại hiệu quả cao, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và hợp pháp trên thị trường xây dựng. Đó là một điều kiện thiết yếu để đảm bảo sự thành công cho chủ đầu tư thơng qua tính tích cực, hiệu quả mang lại là hạ giá thành cơng trình, tiết kiệm kinh phí đầu tư, sản phẩm xây dựng được đảm bảo về chất lượng và thời hạn xây dựng. Đấu thầu đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh phát triển khoa học kỹ thuật trong xây dựng, đổi mới công nghệ thi cơng từ đó góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố nền kinh tế nhà nước.
- Luật Đấu thầu ra đời đánh dấu một bước tiến mới trong công tác quản lý của nước ta, nó tạo ra một hành lang pháp lý cho việc lựa chọn được các nhà thầu để thực hiện các dự án đầu tư, đồng thời góp phần nâng cao vai trò của chủ đầu tư và tăng cường trách nhiệm của nhà thầu. Thực hiện đấu thầu sẽ tạo được sự công bằng và cạnh tranh giữa các nhà thầu, hạn chế tiêu cực trong việc lựa chọn đơn vị thực hiện và qua đó giảm được chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả cho dự án.
- Việc tổ chức đấu thầu rộng rãi trong giai đoạn 2011-2015, ít nhiều cũng mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho tỉnh Cà Mau, cụ thể như: năm 2011 tiết kiệm ngân sách nhà nước 51.562 triệu đồng, chiếm 8,3%; năm 2012 tiết kiệm ngân sách 70.488 triệu đồng, chiếm 7,3%; năm 2013 tiết kiệm ngân sách nhà nước 97.927
54
triệu đồng, chiếm 9,4%; năm 2014 tiết kiệm ngân sách nhà nước 29.982 triệu đồng, chiếm 4,0%; năm 2015 tiết kiệm ngân sách nhà nước 42.056 triệu đồng, chiếm 3,2%.
Bảng 3.9: Tổng hợp số liệu chênh lệch (khoản tiết kiệm NSNN) cho gói thầu đấu thầu rộng rãi tại tỉnh Cà Mau
Đơn vị tính: triệu đồng Tên hạng mục Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng gói thầu ĐTRR (gói thầu) 118 81 98 77 133
Giá gói thầu ĐTRR 619.703 969.036 1.036.031 737.308 1.309.986
Giá trúng thầu ĐTRR 568.141 898.548 938.104 707.326 1.267.930
Khoản tiết kiệm NSNN
51.562 70.488 97.927 29.982 42.056
Tỷ lệ giảm giá ĐTRR (%)
8,3 7,3 9,4 4,0 3,2
Nguồn: Trên cơ sở báo cáo tổng hợp của Sở KH&ĐT.
- Vài năm gần đây việc tổ chức đấu thầu giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và nghiệm để thực hiện gói thầu, điều này được thể hiện qua quá trình báo cáo giám sát đánh giá dự án đầu tư tại tỉnh Cà Mau.
- Đấu thầu đem lại sự cạnh tranh công bằng giữa các nhà thầu tham gia đấu thầu, bảo đảm tính cơng khai, minh bạch giữa các đơn vị có liên quan, điều này cũng mạng lại hiệu quả không nhỏ cho việc tổ chức lựa chọn thầu. Cho nên việc khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đấu thầu chưa xảy ra, cơ quan có thẩm quyền chưa xử lý trường hợp nào liên quan đến khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đấu đấu tại tỉnh Cà Mau.
3.5.2. Những hạn chế thực tiễn đấu thầu trong lĩnh vực đầu tư công tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2015. Cà Mau giai đoạn 2011-2015.
55
Qua số liệu 5 năm thực hiện công tác đấu thầu trong lĩnh vực đầu tư công tỉnh Cà Mau, tỷ lệ giảm giá đấu thầu còn thấp, năm 2011 tỷ lệ giảm giá 8,3% nhưng đến năm 2015 tỷ lệ giảm giá 3,2%, bình quân cho cả giai đoạn là 6.44%; trong khi đó tỷ lệ giảm giá chỉ định thầu năm 2011 là 7,6 đến năm 2015 là 3,7%, bình quân cho cả giai đoạn 6,88%. Từ kết quả phân tích cho thấy việc thực hiện cơng tác đấu thầu chưa thật sự đem lại hiệu quả, Nâng cao chất lượng đấu thầu trong lĩnh vực đầu tư công tại tỉnh Cà Mau.
Công tác thanh tra, kiểm tra đấu thầu giai đoạn năm 2011-2015, cơ quan quản lý đấu thầu địa phương đã tổ chức 05 cuộc thanh tra, kiểm tra; 22 đơn vị Chủ đầu tư với 139 gói thầu. Qua thanh tra, kiểm tra thì 139 gói thầu điều có hành vi vi phạm, cụ thể như: không thông báo kế hoạch đấu thầu trên Báo Đấu thầu đối với những dự án có tổng mức đầu tư ≥ 5 tỉ đồng, không thông báo kết quả đấu thầu trên Báo Đấu thầu đối với những gói thầu có giá gói thầu ≥ 2 tỉ đồng; mở hồ sơ dự thầu không theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu; không ký vào từng trang bản gốc hồ sơ dự thầu; thời gian phê duyệt, thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu vượt so với quy định, lập HSMT khong đúng mẫu, đánh giá HSDT không đúng quy định không bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng có hiệu lực, có giá trị hoặc thời gian hiệu lực khơng phù hợp,…
Kiến nghị đấu thầu cịn nhiều, trường hợp kiến nghị đấu thầu của nhà đa số là có cơ sở, đủ điều kiện xem xét giải quyết. Tất cả thầu kiến nghị đấu thầu sau khi đánh giá lại HSDT đều đáp ứng và được xét trúng thầu.
Từ những vấn đề nêu trên, tác giải rút ra những hạn chế mang tính chất chung nhất và cụ thể nhất như sau:
Thứ nhất, cơ chế chính sách liên quan đến thực hiện đấu thầu vẫn còn chồng
chéo và bất cập
Các quy định về đấu thầu sử dụng vốn nhà nước về cơ bản đã được thống nhất, tạo thuận lợi trong triển khai thực hiện. Tuy nhiên, qua q trình thực hiện cho thấy vẫn cịn một số nội dung khác liên quan đến công tác đấu thầu đang chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản khác nhau, dẫn đến áp dụng thiếu thống nhất ở các
56
chủ đầu tư, gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện pháp luật về đấu thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân cho dự án, cũng như cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Quy định của luật chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc hồn thiện hồ sơ dự thầu (HSDT) nhằm thống nhất phương pháp đánh giá và việc lựa chọn nhà thầu đạt được mục tiêu quản lý của Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng.
Thứ hai, tính chun mơn, chun nghiệp, đội ngủ thực hiện công tác đấu
thầu chưa đồng đều và còn hạn chế ở một số chủ đầu tư
Phân cấp mạnh giúp cho các chủ đầu tư chủ động hơn trong việc thực hiện và quyết định các nội dung của quá trình đấu thầu. Tuy nhiên, khi thực hiện phân cấp mạnh thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ có các đơn vị khơng đáp ứng u cầu về năng lực chuyên môn. Vấn đề này là thực tế đối với các đơn vị cấp xã, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.
Thứ ba, chất lượng của một số cơng việc chuẩn bị cho đấu thầu cịn thấp dẫn
đến chưa mang lại hiệu quả trong đấu thầu.
- Việc chuẩn bị hồ sơ mời thầu vẫn còn nhiều bất cập, trong một số trường hợp chỉ vì một vài chi tiết trong hồ sơ mời thầu do tư vấn lập khơng chuẩn xác mà có thể dẫn đến phức tạp trong đánh giá hồ sơ dự thầu, phải xử lý tình huống gây chậm trễ. Trong một số trưòng hợp khác, chất lượng hồ sơ mời thầu thấp đã gây ra phải huỷ đấu thầu.
- Chất lượng của hồ sơ mời thầu còn thấp, nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho công tác lựa chọn nhà thầu. Các yêu cầu đặt ra trong hồ sơ mời thầu cịn mang tính chất chung chung, các tiêu chí đánh giá cịn mang tính chất cảm tính và hướng vào một số nhà thầu nào đó làm mất đi tính cạnh tranh cơng bằng, minh bạch trong q trình lựa chọn nhà thầu.
- Lập HSMT đưa ra tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm và đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật quá cao so với gói thầu, đưa ra tiêu đánh giá HSDT không cần thiết nhằm loại bỏ HSDT làm mất đi tính cạnh tranh và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu, cụ thể như: Đơn vị CĐT yêu cầu Hợp đồng tương tự cao hơn gói
57
thầu đang xét 2,5 lần (theo quy định trường hợp thơng thường gói thầu có hợp tương tự 70% so với gói thầu đang xét); yêu cầu bảo hiểm bắt buộc nhà thầu phải đóng cho người lao động thuộc nhà thầu cơng ty; u cầu nhà thầu phải có chứng nhận ISO hoặc danh hiệu được cấp có thẩm quyền cấp; nhà thầu phải có vốn để cung ứng thực hiện gói thầu điều nay trái các quy định của Chính phủ gây nợ đọng trong XDCB (Chỉ thị 27/CT-TTg ban hành tháng 10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu từ năm 2013).
Thứ tư, về tổ chức đấu thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu chưa thể hiện được
tính cơng khai, minh bạch trong đấu thầu
- Về lập hồ sơ dự thầu, đa số các nhà thầu lập hồ sơ dự thầu theo công nghệ lắp ghép modul. Phần giá dự thầu của các nhà thầu nhiều trường hợp chỉ khác nhau phần thư giảm giá. Phần lớn hồ sơ dự thầu để trúng thầu, sau đó khi thực hiện thì bố trí khác cả về nhân sự, thay đổi biện pháp thi cơng.
- Quy trình tổ chức đấu thầu đã được quy định khá rõ ràng trong Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn, các đơn vị thực hiện cũng đã tuân thủ khá triệt để các quy định này. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện vẫn cịn một số trường hợp chưa quán triệt đầy đủ các quy định, cụ thể như: nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu muộn nhưng vẫn được mở và được đánh giá; nhà thầu vi phạm điều kiện tiên quyết nhưng không bị loại bỏ; nhà thầu không đạt mức điểm yêu cầu về mặt kỹ thuật nhưng vẫn được đánh giá về mặt tài chính; nhà thầu có giá dự thầu vượt q giá gói thầu khơng được đánh giá về mặt kỹ thuật; thực hiện điều chỉnh hồ sơ mời thầu sau khi mở thầu; vẫn tổ chức đấu thầu khi tổng giá trị thực hiện đã vượt tổng mức đầu tư…
- Việc quy định bước đánh giá về mặt kỹ thuật của gói thầu xây lắp chưa đáp ứng được yêu cầu của việc lựa chọn nhà thầu xây dựng. Phương án kỹ thuật được chọn trong hồ sơ dự thầu chưa chặt chẽ, cịn q sơ sài nên việc áp dụng nó sau khi thắng thầu cịn hạn chế do thiếu tính chính xác, tính thực tiễn
- Cịn thiếu các hướng dẫn cụ thể trong việc xác định giá đánh giá của hồ sơ dự thầu xây lắp.
58
- Quy trình tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp mất nhiều thời gian, làm tăng thời gian tổ chức đấu thầu và thực hiện gói thầu xây lắp.
- Về giá trúng thầu cũng phải cần được xem xét. Theo Luật đấu thầu, nhà thầu trúng thầu là nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất nhưng khơng vượt giá gói thầu được duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Nguyên tắc này chỉ thích hợp với một vài nước phát triển có trình độ cao.
Thứ năm, vấn đề quản lý sau đấu thầu còn chưa được thực hiện thường
xuyên
Theo báo cáo của các chủ đầu tư thì trong một số trường hợp việc quản lý thực hiện hợp đồng (ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu) còn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong bối cảnh giá cả leo thang.
Ngoài ra, trong một số trường hợp ở các gói thầu xây lắp, nhà thầu có tâm lý thực hiện hợp đồng cầm chừng để được điều chỉnh giá hợp đồng khi có các thay đổi về chính sách của Nhà nước về tiền lương, giá cả máy móc, thiết bị thi công … Trong một số trường hợp khác, nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đã không đảm bảo được năng lực tài chính dẫn đến chậm trễ trong triển khai dự án.
Thứ sáu, chế độ báo cáo đã thực hiện tốt hơn so với năm trước song vẫn còn
tiếp tục cần phải cải thiện
Vẫn còn một số báo cáo chưa đảm bảo chất lượng do chỉ tập trung vào số liệu mà chưa phân tích đáng giá tình hình thực tế, chưa nêu được các khó khăn, vướng mắc, các nguyên nhân khách quan, chủ quan và giải pháp kiến nghị để hồn thiện cơng tác đấu thầu. Các số liệu thống kê trong một số trường hợp cịn thiếu chính xác, khơng đúng theo biểu mẫu quy định dẫn đến phải có yêu cầu chỉnh sửa gây khó khăn cho việc tổng hợp.
- Về phạm vi điều chỉnh và xử lý mối quan hệ giữa Luật đấu thầu với các Luật mang tính chun ngành có những điều khoản khơng thống nhất nên khi áp dụng thường bị trùng chéo gây nảy sinh những ách tắc mâu thuẫn.
59
Tóm lại, Chương 3 đã giới thiệu tổng quát về thực trạng đấu thầu tại tỉnh Cà Mau, thông qua kết quả thanh tra, kiểm tra công tác đấu thầu và giải quyết kiến nghị đấu thầu giai đoạn 2011-2015, đồng thời cũng tiến hành phân tích hai tình huống có liên quan đến nghiên cứu trong luận văn. Từ kết quả nghiên cứu trên nhằm đánh giá những lợi ích (hiệu quả) và những hạn chế trong công tác Đấu thầu lĩnh vực đầu tư công tại tỉnh Cà Mau. Tiếp theo, Chương 4 sẽ đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong lĩnh vực đầu tư công tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020.
60
Chương 4: NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ ĐẤU THẦU TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH CÀ MAU
4.1 Xu hướng đấu thầu trong lĩnh vực đầu tư công ở Việt Nam
Đấu thầu qua mạng là một hình thức đấu thầu tiên tiến trên thế giới, thực tế cho thấy một số nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản … sử dụng công cụ này để thực hiện đấu thầu rất hiệu quả. Trong khuôn khổ dự án ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ thuộc Kế hoạch tổng thể về phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu tư vấn soạn thảo Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án và trên cơ sở đó sẽ sớm hình thành mạng đấu thầu quốc gia. Việc triển khai thực hiện đấu thầu qua mạng sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả trong đấu thầu, hạn chế được tồn tại nêu trên khi sử dụng hình thức đấu thầu truyền thống.
Qua Phân tích chương 2 về kinh nghiệm đấu thầu xây dựng của một số nước trên thế giới, tổ chức quốc tế và quy trình đấu thầu của một số nước, tổ chức quốc tế, cụ thể như:
- Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB): Ban hành riêng rẽ 2 loại văn bản cho hoạt động đấu thầu theo 2 phương thức đấu thầu xây lắp và đấu thầu mua sắm hàng hóa, quy định rõ tính hợp lệ của nhà thầu, có chính sách rất rõ ràng đối với hành động gian lận và tham nhũng.
- Nga: Quy chế đấu thầu phù hợp cao với quy chế đấu thầu quốc tế, có cơ chế quản lý, giám sát, xử phạt nghiêm minh các hành vi tiêu cực trong đấu thầu.
- Hàn Quốc: Thiết lập một cơ quan tập trung với số lượng cán bộ chuyên gia lớn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện đấu thầu tất cả các nhu cầu mua sắm hành hóa và xây lắp cơng lớn của đất nước, những nhu cầu mua sắm hàng hóa và xây lắp có giá trị nhỏ cũng được phân cấp rõ ràng.
Nhận định chung: kinh nghiệm về công tác đấu thầu ở một số nước trên thế giới, cho ta thấy đấu thầu có những bước tiến mới so với Việt Nam. Vì vậy, đấu thầu cần có cơ chế giám sát tương đối chặt chẽ, tạo nên tính cơng khai,minh bạch và