Kết luận cho bài nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển, hiệu quả hoạt động công ty và hạn chế tài chính bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 62 - 63)

Vấn đề vốn luân chuyển tuy không mới nhƣng nhận nhiều sự quan tâm bởi vai trò quan trọng của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty, nhất là đối với các công ty Việt Nam hiện nay. Với đặc thù phần lớn là các công ty vừa và nhỏ tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản cao, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn đến việc quản trị nguồn vốn này. Bài nghiên cứu thực hiện cho mẫu các cơng ty phi tài chính niêm yết ở Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội giai đoạn 2009 – 2014 cung cấp bằng chứng về mối quan hệ thực nghiệm giữa quản trị vốn luân chuyển, hiệu quả hoạt động cơng ty và hạn chế tài chính. Bên cạnh đó, điểm khác biệt của bài nghiên cứu này là việc sử dụng phƣơng pháp GMM để kiểm sốt vấn đề nội sinh và có thể ảnh hƣởng nghiêm trọng

đến kết quả mà chƣa nhiều nghiên cứu trƣớc đây ở Việt Nam về vốn luân chuyển xem xét.

Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ phi tuyến (hình chữ U ngƣợc) giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả công ty, tức là sẽ tồn tại mức vốn luân chuyển tối ƣu làm cân bằng lợi ích, chi phí và tối đa hố hiệu quả cơng ty, khi mức vốn luân chuyển hiện tại càng lệch khỏi mức vốn luân chuyển tối ƣu thì hiệu quả hoạt động công ty càng giảm, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Caballero và cộng sự (2013) cho các công ty ở Anh. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng tại mức vốn luân chuyển thấp hơn tối ƣu sẽ thích hợp để gia tăng đầu tƣ vào vốn luân chuyển từ đó tăng doanh thu và nhận đƣợc các khoản chiết khấu khi trả sớm cho nhà cung cấp. Tuy nhiên, nếu đầu tƣ vốn luân chuyển vƣợt qua điểm tối ƣu sẽ có tác dụng ngƣợc chiều với hiệu quả hoạt động cơng ty bởi vì nó làm tăng chi phí lãi vay, rủi ro tín dụng và xác suất phá sản cao hơn. Vì vậy, nhà quản lý nên quản trị vốn luân chuyển sao cho hiệu quả, giữ mức vốn luân chuyển gần với mức tối ƣu và cố gắng tránh bất kỳ tác động làm lệch khỏi mức tối ƣu vì có thể làm giảm hiệu quả công ty.

Cuối cùng, khi xem xét mối quan hệ phi tuyến giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động trong trƣờng hợp có xét đến các hạn chế tài chính mà cơng ty phải đối mặt thì mối quan hệ phi tuyến này vẫn tồn tại. Mức vốn luân chuyển tối ƣu của công ty nhiều hạn chế tài chính hơn thì thấp hơn so với các công ty không bị hạn chế tài chính theo bốn cách phân loại hạn chế tài chính là chi trả cổ tức, dịng tiền, chi phí tài trợ bên ngồi và hệ số thanh toán lãi vay. Trong khi đó, các cách phân loại còn lại cho thấy mức vốn luân chuyển tối ƣu của cơng ty ít hạn chế tài chính lại thấp hơn so với cơng ty bị hạn chế tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển, hiệu quả hoạt động công ty và hạn chế tài chính bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)