Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng kháng thuốc của quần thể rầy nâu (nilaparvata lugensstal) hại lúa và đề xuất giải pháp hạn chế tính kháng tại đồng bằng sông cửu long (Trang 36 - 39)

4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài

1.4.2.Các nghiên cứu trong nước

1.4.2.1. Các kết qu nghiên cu v mc ñộ, tc ñộ kháng thuc ca ry nâu

Tính kháng thuốc của rầy nâu hại lúa mới ñược nghiên cứu ở nước ta từ năm 1986 tại một số tỉnh ñồng bằng sông Hồng với một số thuốc hoá học trừ rầy nâu thông dụng. Kết quả xác ñịnh chỉ số của 6 loại thuốc kỹ thuật với 8 quần thể rầy nâu ñại diện cho một số vùng trồng lúa cho thấy, với nhóm thuốc Carbamat có chỉ số LD50 của Fenobucarb biến ñộng từ 17,28 - 31,5µg/g, Carbaryl từ 4,06 - 21,4µg/g, Carbofuran từ 0,57 - 3,06µg/g và MIPC từ 1,62 - 31,10µg/g. Thuốc thuộc nhóm Lân hữu cơ là Fenitrothion có chỉ số LD50 từ 16,32 - 41,38µg/g và Malathion từ 10,13 - 52,52µg/g [9].

Năm 2000 và 2001, tính kháng thuốc của rầy nâu hại lúa tiếp tục ñược nghiên cứu ở ñồng bằng sông Hồng. Kết quả cho thấy: nhóm thuốc Lân hữu cơ có giá trị LD50 cao nhất, biến ñộng từ 32,14 - 92,65µg/g, tiếp theo là nhóm Carbamat có chỉ số LD50 từ 2,15 - 76,275µg/g, nhóm Pyrethroid tuy ít ñược sử dụng ñể phòng trừ rầy nâu song chỉ số LD50 biến ñộng khá cao từ 13,49 - 49,405µg/g. Duy chỉ có Etofenprox là thuốc diệt rầy nâu bằng con ñường tiếp xúc và vị ñộc, có cơ chế tác ñộng giống như các hợp chất Pyrethroid, vẫn còn mẫn cảm với rầy nâu khi chỉ số LD50 thấp hơn khá nhiều so với các thuốc cùng nhóm, biến ñộng từ 1,74- 9,17µg/g [9].

Như vậy, thông qua các giá trị LD50 của các thuốc ñối với các quần thể rầy nâu ở ñồng bằng sông Hồng có thể thấy rằng các thuốc thuộc nhóm Lân hữu cơ có chỉ số LD50 cao nhất và tăng so với giá trị LD50 xác ñịnh năm 1987. ðiều này ghi nhận rầy nâu ñã kháng với Fenitrothion nhưng mức ñộ không cao như ở Nhật Bản và Trung Quốc. Nhóm Carbamat có giá trị LD50 nhỏ hơn song mức ñộ tăng lại lớn hơn nhiều so với nhóm Lân hữu cơ. Với nhóm thuốc Pyrethroid, giá trị LD50 lại cao hơn so với một số nước trong khu vực nhưng mức ñộ tăng không ñáng kể [9].

1.4.2.2. Các kết qu nghiên cu v nguyên nhân và s phát trin tính kháng

thuc ca ry nâu

Kết quả xác ñịnh chỉ số LD50 của các loại thuốc với rầy nâu ở các vùng trồng lúa khác nhau cho thấy: ở vùng thâm canh và dùng loại thuốc nào nhiều thì chỉ số LD50 lớn, vùng nào dùng thuốc ít thì chỉ số LD50 nhỏ. Các loại thuốc trong nhóm Lân hữu cơ như Fenitrothion và Malathion tuy dùng ít ñể phòng trừ rầy nâu nhưng nông dân lại sử dụng nhiều ñể trừ bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu ñục thân … Do ñó, ngay từ ñầu vụ lúa, rầy nâu ñã bị sức ép chọn lọc của các loại thuốc này nên các chỉ số LD50 ñều cao hơn. So sánh với giá trị LD50 của các thuốc nhóm Lân hữu cơ thì thấp hơn ở Nhật Bản nhưng giá trị LD50 của các thuốc nhóm Cacbamat lại cao hơn trong cùng thời gian xác ñịnh [9].

Từ năm 2000, ở Việt Nam cơ cấu giống lúa ñã có nhiều thay ñổi so với trước, các giống kháng rầy như IR17494, IR8423 (CR203), C70 chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu giống sử dụng. Chủ lực là các giống lúa lai của Trung Quốc. Do ñó diện tích bị rầy nâu phá hại tăng lên rõ rệt, kéo theo lượng thuốc dùng cho ñối tượng này càng nhiều thêm [9].

Việc sử dụng thuốc hoá học không ñúng làm hình thành nên tính kháng thuốc ở rầy nâu. Nhiều loại thuốc hoá học từ rầy nâu chỉ sau một thời gian ngắn ñã bị mất hiệu lực. Thí nghiệm tại Mộc Hoá (Long An) năm 2006, các thuốc Mashal, Oncol, Applaud-bass có hiệu lực thấp ñối với rầy nâu ở pha trưởng thành và rầy nâu tuổi 2 - 3 (Nguyễn Trường Thành và CS, 2007) [14]. Nhiều nông dân ñã lạm dụng thuốc hoá học trừ sâu, tiến hành dùng thuốc hoá học ñể phun phòng, phun cả khi không có sâu hại trên ñồng lúa, phun quá liều lượng, chỉ phun thuốc ở trên tán lá lúa,… Việc sử dụng thuốc hoá học không theo nguyên tắc “4 ñúng” này ñã góp phần tạo ñiều kiện cho rầy nâu bùng phát số lượng (Phạm Văn Lầm , 2008) [6].

1.4.2.3. Các kết qu nghiên cu v s dng hoá cht phòng tr ry nâu

Năm 1993, các nghiên cứu về thuốc trừ sâu phổ rộng trừ rầy nâu trên ñồng ruộng ở miền Bắc ñã cho thấy các thuốc trừ sâu hoá học phổ rộng như Thiodan, Azodrrin, Monitor, Wofatox, Basudin không chỉ không có hiệu lực trừ rầy nâu mà còn gây ra những hậu quả xấu là hệ số tích luỹ quần thể của rầy nâu ñều rất cao (30 - 73,5) (Phạm Văn Lầm, 1994) [5].

Năm 2000, các thí nghiệm khảo sát các loại thuốc trừ rầy nâu tại Hà Tây cho thấy sau 1 ngày phun, Cacbaryl ñạt hiệu quả cao nhất (84,53%), tiếp theo ñến Anpha-Cypermethrin và Fenobucarb (63,17 và 62,81%); hỗn hợp Fenobucarb+ Phenthoat, Acephate, Malathion có kết quả tương ñương nhau (55,61 ñến 61,75%), thấp nhất là hỗn hợp Fenitrothion + Fenobucarb (51,44%). Sau 7 ngày, thuốc Cacbaryl vẫn có hiệu quả cao (89,4%), sau ñó là Fenobucarb và thấp nhất là Malathion. Thực tế trên ñồng ruộng loại thuốc này dùng cho rầy nâu rất ít mà chủ yếu dùng cho các ñối tượng sâu hại khác trên lúa [9].

Năm 2001, với 9 loại thuốc ñược khảo sát ngoài ñồng ruộng cho thấy, sau 1 ngày phun, thuốc Imidacloprid có hiệu quả cao nhất (78,05%) và sau 3 ngày hiệu quả ñạt tới 86,76%; Buproferin không có tác dụng trong 3 ngày sau phun nhưng sau 7 ngày hiệu quả tương ñương với Decis và Fipronil (63,10 - 63,55%). Riêng ñối với Fipronil, nếu dùng ñơn hiệu quả ñạt 61,25 - 63,46% và khi hỗn hợp với Fenobucarb hiệu quả cao hơn (65,61 - 76,75%). Các thuốc khác như Permethrin, Thiamethoxam và Ethofenprox hiệu lực từ 63,57- 76,36%, Nereistoxin sau 7 ngày có hiệu quả xấp xỉ với các thuốc khác (74,65%) [9].

Năm 1996 - 2000, một số thuốc thương phẩm ñã ñược chọn lọc ñể phòng trừ rầy nâu gồm Bassa 50EC (có hiệu quả trừ rầy nâu khá - 82,3% - song sau 7 ngày phun thuốc hiệu quả ñã giảm hẳn ñi), thuốc Trebon 10EC, Applaud 15WP (có hiệu quả tương ñương nhưng Applaud 15WP nên phun khi rầy nâu tuổi 1- 2

rộ), thuốc Regent 800WP, Admire 050EC (phun khi rầy tuổi 1 – 2 rộ), thuốc rắc hạt Oncol 5G (có hiệu quả phòng trừ cao và kéo dài) (Nguyễn Trường Thành và CS, 2000) [13].

Hiện nay, trong danh lục thuốc bảo vệ thực vật ñược sử dụng ở nước ta tính ñến năm 2006 có 50 hoạt chất hoặc tổ hợp hoạt chất ñăng ký trừ rầy nâu với 120 chế phẩm thương mại [14].

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng kháng thuốc của quần thể rầy nâu (nilaparvata lugensstal) hại lúa và đề xuất giải pháp hạn chế tính kháng tại đồng bằng sông cửu long (Trang 36 - 39)