Các kết quả nghiên cứu về nguyên nhân và sự phát triển tính kháng

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng kháng thuốc của quần thể rầy nâu (nilaparvata lugensstal) hại lúa và đề xuất giải pháp hạn chế tính kháng tại đồng bằng sông cửu long (Trang 29 - 30)

4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài

1.4.1.2. Các kết quả nghiên cứu về nguyên nhân và sự phát triển tính kháng

thuc ca ry nâu

Gieo cấy những giống lúa có năng suất cao thường làm nảy sinh nhiều vấn ñề về sâu hại. Những giống lúa mới có ñặc ñiểm thấp cây, lá ñứng thẳng và ñẻ nhiều ñã tạo ñược một thảm lá dày nhất là trong ñiều kiện ñất màu mỡ, quản lý nước tốt và gieo cấy dày. Phần lớn các giống lúa mới lại mẫn cảm với rầy nâu hơn các giống cũ. Giống mới thường ñược trồng trên diện rộng, tạo ñược một nền di truyền ñồng ñều nên rầy nâu phá hại ñược dễ dàng. Mặt khác, hầu hết mọi người ñều cho rằng việc sử dụng nhiều phân ñạm ñã góp phần làm tăng mạnh số lượng rầy nâu. Phân bón làm thảm cây dày hơn, tán lá rậm hơn nên ñiều kiện môi trường ruộng lúa thích hợp hơn với rầy nâu. Cũng có thể do tình trạng dinh dưỡng của cây tốt, cây mọng nước hơn nên ñược rầy nâu ưa thích hơn. Rầy tập trung dày ñặc ở những ruộng lúa ñược bón nhiều phân ñạm, ở ñó chúng tiết nhiều mật hơn, sống khoẻ hơn và tạo ñược quần thể ñông hơn, vòng ñời dài hơn, rầy cái cũng có sức sinh sản mạnh hơn. Khi mật ñộ rầy ñã quá lớn, việc sử dụng thuốc hoá học ñể phòng trừ là tất yếu (Lu Z.X et al., 2004) [46].

Thường xuyên dùng thuốc trừ rầy nâu trở nên quan trọng hơn do rầy phát triển tính kháng thuốc, do thuốc phân huỷ nhanh hoặc do thuốc diệt mất thiên ñịch của rầy. Thực nghiệm ở IRRI cho thấy, phun thuốc Methyl

parathion ñể trừ những loài sâu hại lúa khác ñã trừ cả những sinh vật ăn rầy, chẳng bao lâu sau rầy trở nên rất nhiều (dẫn theo Nguyễn Xuân Hiển và CS, 1979) [3]. Theo tổng kết của Nagata (1999), sự thay ñổi tính mẫn cảm của rầy nâu ở Nhật Bản có liên quan tới sự thay ñổi việc sử dụng thuốc trừ rầy ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam là những nơi ñược xác ñịnh là nguồn di cư của rầy nâu tới Nhật Bản .Tác giả cho rằng sự thay ñổi này có liên quan chặt chẽ với sự thay ñổi mạnh mẽ về sử dụng thuốc và các biện pháp canh tác ñồng thời liên quan gián tiếp ñến việc sử dụng các giống kháng rầy nâu ở các vùng nêu trên. Ví dụ, sự tăng rõ rệt giá trị LD50 ở Nhật Bản vào các năm cuối của thập kỷ 70 của thế kỷ XX ñược cho là sự thay ñổi về sự sử dụng thuốc trừ rầy ở Trung Quốc, nơi xuất phát của nguồn rầy nâu di cư ñến Nhật Bản. Thời kỳ này, việc mở rộng diện tích gieo trồng lúa lai ở Trung Quốc ñã dẫn ñến sự gây bùng phát rầy lưng trắng và sâu cuốn lá ở ñây buộc người nông dân phải tăng sử dụng thuốc trừ sâu ñể phòng trừ. Trong các năm 1983 - 1984, mở rộng diện tích các giống lúa lai ở Trung Quốc (trong ñó có cả các giống mang gen kháng rầy nâu) ñã dẫn ñến sự bùng phát của rầy lưng trắng Sogatella furcifera (Horvath), làm tăng tần suất sử dụng thuốc ở ñây. Thời ñiểm này trùng với ñỉnh cao nhất của tính kháng thuốc của rầy nâu ở Nhật Bản trong năm 1984 - 1985 và sự tăng ñột ngột giá trị LD50 của rầy lưng trắng trong các năm 1980 - 1984 [50].

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng kháng thuốc của quần thể rầy nâu (nilaparvata lugensstal) hại lúa và đề xuất giải pháp hạn chế tính kháng tại đồng bằng sông cửu long (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)