Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế các quốc gia thu nhập vừa và thấp ở đông nam á giai đoạn 2000 2015 (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

4.2. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư

Kinh tế học vĩ mô đã cho thấy rằng đầu tư đóng một vai trị quan trọng khơng chỉ cho tăng trưởng kinh tế dài hạn mà còn liên quan đến các vấn đề mang tính chu kỳ kinh tế ngắn hạn. Đầu tư hay chi tiêu đầu tư (investment spending) là lưu lượng (flow) nhằm bổ sung cho dung lượng (stock) vốn thực tế (K). Trong các mơ hình tăng trưởng, chẳng hạn như mơ hình tăng trưởng tân cổ điển Solow mà chúng ta đã học, K là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng của một quốc gia. Đến lượt mình, K lại được hình thành từ sự “bồi đắp” của chi tiêu đầu tư. Nói khác đi, đầu tư là dung lượng chi tiêu để sản xuất hàng hóa – là của cải và cũng là nguồn gốc của sự thịnh vượng – ngồi mục đích tiêu dùng trực tiếp. Sử dụng vốn đầu tư hiệu quả không những giúp hạn chế về những rủi ro tiềm ẩn từ việc vay nợ mà cịn mang lại lợi ích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Vấn đề đặt ra là phải có các chính sách và biện pháp để tăng huy động vốn (cả về số lượng và tỷ lệ) và đặc biệt quan trọng là phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư, đảm bảo vốn được sử dụng theo đúng định hướng phát triển và quản lý, giám sát chặt chẽ.

Đây cũng là kiến nghị của tác giả cho trường hợp Việt Nam do tình hình sử dụng vốn đầu tư cơng ở quốc gia này chưa hiệu quả thông qua việc quản lý đầu tư công chưa chặt chẽ, đồng bộ dẫn đến thất thoát, thể hiện qua sự chậm trễ trong cơ chế chính sách giải ngân vốn và hiệu quả đầu tư công – chỉ số ICOR:

 Thông qua các chương trình đầu tư cơng, nợ cơng Việt Nam được chuyển tải vào các dự án đầu tư công nhằm cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, tình trạng giải ngân nguồn vốn đầu tư ngân sách Nhà nước và nguồn vốn trái phiếu chính phủ thường xuyên chậm trễ. Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước năm 2015 vốn đầu tư xây dựng cơ bản giải ngân qua kho bạc Nhà nước là 143,714.8 tỷ đồng, đạt 51 % kế hoạch, năm 2014 giải ngân được trên 160.106 tỷ đồng, đạt 56,5 % kế hoạch, năm 2013 giải ngân được trên 143.728 tỷ đồng, đạt 59 % kế hoạch. Tình trạng dự án, cơng trình thi cơng dở dang, chuyển tiếp, chậm tiến độ chưa được khắc phục triệt để cùng với sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư cơng và trong hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước dẫn đến đầu tư dàn trải, lãng phí, gây thất thốt vốn đầu tư.

 Hiệu quả đầu tư thấp còn được thể hiện qua chỉ số ICOR – hệ số đánh giá hiệu quả đầu tư cơng (Hình 4.1). Chỉ số ICOR cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó, hệ số ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại, hay nói cách khác hệ số ICOR cao hơn chứng tỏ thời kỳ đó hoặc nền kinh tế đó sử dụng vốn kém hơn. Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009, chỉ số ICOR tăng nhanh từ 4.47 năm 2006 đến 7.17 năm 2009 cho thấy thay vì cần 4.47 đồng đầu tư tạo ra 1 đồng sản lượng thì đến năm 2009 phải cần thêm 3 đồng đầu tư mới tạo ra 1 đồng sản lượng; giai đoạn 2010 đến 2015 thì chỉ số ICOR dao động trong khoảng 5.6 – 6.88/năm cho thấy với mỗi một đồng sản lượng được tạo ra, thì cần phải đầu tư 5.6 – 6.88 đồng. Hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian qua vẫn chưa được cải thiện.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hình 4.1: Chỉ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015

Như vậy, để sử dụng hiệu quả nợ công, cần phải chú trọng vào các vấn đề sau:

 Chi tiêu công phải minh bạch, hợp lý. Việc vay nợ công phải được chi cho đầu tư phát triển thay vì chi tiêu dùng chính phủ. Chỉ những dự án thực sự đem lại hiệu quả kinh tế mới được xét duyệt và đầu tư thực hiện. Việc này đòi hỏi chương trình đầu tư cơng phải được xây dựng trên cơ sở rà sốt lại các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hoặc dự án trọng điểm để làm căn cứ cho việc huy động, phân bổ nguồn vốn phù hợp và đúng định hướng mục tiêu phát triển quốc gia. Phải có quy trình xét duyệt cụ thể, xây dựng chỉ tiêu đánh giá một cách khách quan để xác định lợi ích – chi phí hợp lý, song song đó việc tăng cường thanh tra, giám sát quá trình thực hiện dự án đầu tư sẽ giúp tránh tình trạng tham nhũng, quan liêu gây thất thoát ngân sách, thâm hụt ngân sách kéo dài.

 Đấu thầu các dự án một cách công khai, minh bạch nhằm chọn lựa được những nhà thầu có năng lực nhất. Để doanh nghiệp ngoài quốc doanh chịu

4.47 5.1 6.29 7.17 5.73 5.87 5.9 5.6 5.72 6.88 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

trách nhiệm thầu các dự án đầu tư nhiều hơn, thay cho các doanh nghiệp nhà nước. Việc kết hợp với khu vực tư nhân để thực hiện các dự án đầu tư công giúp không những giúp giảm gánh nặng nợ mà cịn có thể khắc phục vấn đề người hưởng thụ tự do trong đặc điểm của hàng hóa cơng, theo mơ hình về mức độ sở thích cao (Olson và Zeckhauser, 1966), mơ hình “Altruism” (Brunner, 1998) và mơ hình “Warm glow”. Phân chia dự án đầu tư công do Nhà nước thực hiện hoàn toàn, tư nhân thực hiện hoàn toàn hay kết hợp giữa khu vực cơng và tư thì cần phải xác định rõ sản phẩm, đối tượng thụ hưởng, mục tiêu thực hiện và phân tích hiệu quả lợi ích – chi phí để có sự lựa chọn phù hợp với tính chất của hàng hóa cơng được cung cấp.

 Tập huấn và nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ trong các doanh nghiệp nhà nước. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chun mơn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất lượng trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Đào tạo, bồi dưỡng tập trung trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc cho cán bộ, công chức, viên chức; trong đó, cung cấp những kiến thức, lý luận cơ bản, trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc, giáo dục thái độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, công chức, viên chức.

Hơn nữa, cần tăng cường công tác giám sát và quản lý rủi ro về nợ công, trước hết là nghiên cứu, xây dựng và triển khai các phương án xử lý rủi ro. Nếu trước đây nợ công thường xuyên huy động nhiều nhưng giờ đây cách tiếp cận cần chuyển hướng sang việc thay vì chỉ huy động nhiều thì cần phải tăng cường công tác giám sát và quản lý rủi ro. Cần phải xây dựng những phương án, khuôn khổ, thể chế để chuyển đổi nợ thành viện trợ hoặc đầu tư, mua bán nợ, hoán đổi nợ, phải chủ động trích lập, bố trí nguồn dự phịng vì rủi ro rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế các quốc gia thu nhập vừa và thấp ở đông nam á giai đoạn 2000 2015 (Trang 62 - 66)