Chuyển đổi cơ cấu nợ sang hướng cơ cấu nợ bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế các quốc gia thu nhập vừa và thấp ở đông nam á giai đoạn 2000 2015 (Trang 66 - 67)

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

4.3. Chuyển đổi cơ cấu nợ sang hướng cơ cấu nợ bền vững

Nợ cơng có thể được sử dụng như cơng cụ để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu chi tiêu về đầu tư cho chính phủ, khuyến khích phát triển sản xuất qua đó khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Việc tăng nợ công để bù đắp thâm hụt ngân sách do cắt giảm thuế có thể sẽ góp phần kích thích tiêu dùng, tăng sản lượng, việc làm và tăng tổng sản phẩm quốc dân. Tuy nhiên, một cơ cấu nợ mà chiếm tỷ trọng lớn là những khoản vay chủ yếu đến từ nước ngoài sẽ chịu rủi ro lãi cao, sự thay đổi tý giá, áp lực trả cả nợ gốc là lãi trong tương lai sẽ chứa đựng những xung lực lạm phát mạnh. Những xung lực này càng mạnh hơn nếu vốn vay không được quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả. Từ đó tăng nguy cơ về khả năng thanh toán nợ và gây ra gánh nặng nợ quá lớn cho thế hệ tương lai. Trong khi đó, vay trong nước có thể được xem là biện pháp cho phép Chính phủ có thể duy trì chính sách tài khóa mở rộng mà khơng cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc gia. Vì vậy, biện pháp này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát. Đồng thời, đây cũng là một phương cách tập trung được khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, tránh được các nguy cơ đến từ sự biến động của lãi suất, tỷ giá hối đoái…

Như vậy, các quốc gia cần chuyển đổi cơ cấu nợ sang hướng cơ cấu nợ bền vững, tức là ngày càng gia tăng tỷ trọng nợ trong nước so với nợ nước ngoài để giảm thiểu áp lực trả nợ cũng như áp lực tỉ giá. Hơn nữa, để giảm được tỷ lệ nợ trên GDP một cách bền vững thì thâm hụt ngân sách buộc phải thu hẹp lại và tiến đến thặng dư ngân sách. Nếu trong thời gian tới Chính phủ có thể cắt giảm được mỗi năm một điểm phần trăm thâm hụt ngân sách thì tỷ lệ nợ công của Việt Nam sẽ gần như khơng cịn đáng lo ngại trong phần lớn các viễn cảnh kinh tế. Ngược lại, nếu ngân sách tiếp tục bị bng lỏng thì tỷ lệ nợ công sẽ tăng nhanh khơng thể kiểm sốt được ngay trong điều kiện kinh tế tăng trưởng rất cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế các quốc gia thu nhập vừa và thấp ở đông nam á giai đoạn 2000 2015 (Trang 66 - 67)