CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
3.2 Thực trạng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt
3.2.1 Tổng quan tình hình kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2010-2014
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là một trong những thước đo dùng để đánh giá thu nhập và đầu ra của một quốc gia, qua đó cung cấp các tín hiệu chung nhất của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế kéo theo sự gia tăng cung tín dụng, cùng với nó là kỳ vọng tăng thu nhập của ngành ngân hàng.
Hình 3.1: Tốc độ tăng trƣởng GDP và của các ngành kinh tế
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê
Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2012 nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 2010 2011 2012 2013 2014 %
GDP Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2010 đạt 6,78%/năm đã giảm xuống còn 5,03%/năm ở năm 2012. Sau ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế thế giới năm 2014 đang có xu hướng phục hồi, tuy tốc độ cịn chậm và khơng đồng đều ở một số khu vực và quốc gia. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2014 tăng ở mức khiêm tốn 2,6%, cao hơn một chút so với mức tăng trưởng 2,4% – 2,5% giai đoạn 2012 – 2013. Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng liên tục và đạt mức 5,98%/năm vào năm 2014. Đây là thành quả của các chính sách Nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý.
Trong cơ cấu ngành kinh tế ở hình 3.1, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực dịch
vụ cao hơn so với lĩnh vực sản xuất như nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên, xu hướng cho thấy tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất ngày tăng lên trong khi lĩnh vực dịch vụ lại giảm tốc. Cụ thể : tốc độ tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ cao nhất là 7,52%/năm ở năm 2010 và thấp nhấp là 5,96%/năm vào năm 2014; cịn ở lĩnh vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản thấp nhất là 2,64%/năm ở năm 2013 và cao nhất là 3,49%/năm vào năm 2014; ở lĩnh vực công nghiệp và xây dựng thấp nhất là 4,52%/năm ở năm 2012 và năm 2014 là 7,14%/năm.
Hình 3.2: Đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trƣởng GDP
0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 2010 2011 2012 2013 2014 %
Hình 3.2 minh họa tỷ lệ đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng kinh
tế qua các năm từ năm 2010 - 2014. Trong nền kinh tế Việt Nam, hai lĩnh vực có đóng góp cao nhất vào tăng trưởng kinh tế là dịch vụ; công nghiệp và xây dựng. Cụ thể trong năm 2013 hai lĩnh vực này đóng góp 4,94/5,42 điểm phần trăm, trong năm 2014 đóng góp 5,37/5,98 điểm phần trăm.
Hình 3.3: Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trƣởng GDP
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê
Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2012, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam luôn ở mức cao, cao nhất vào năm 2011 là 18,58% và luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ cơng ở Châu Âu chưa được giải quyết. Giá hàng hóa, giá dầu mỏ và giá một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao và có diễn biến phức tạp. Mục tiêu được quan tâm hàng đầu của Chính phủ lúc này là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý.
Trong giai đoạn từ 2012 đến nay, tỷ lệ lạm phát giảm dần và được kiềm chế ở mức hợp lý, đến năm 2014 tỷ lệ lạm phát còn là 4,09% thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu kiểm sốt lạm phát của Chính phủ tiếp tục được thực hiện thành cơng, góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào hạ giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng. Nguyên nhân do kinh tế thế giới có tín hiệu phục
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2010 2011 2012 2013 2014 % CPI GDP
hồi sau khủng hoảng, giá cả các mặt hàng thiết yếu trên thế giới khá ổn định, giá nhiên liệu nhất là giá dầu thô giảm mạnh và đang tiếp tục giảm dẫn đến chỉ số giá nhóm hàng trong nước giảm theo.
Bảng 3.1: Tình hình phát triển xã hội trong giai đoạn từ năm 2010 - 2014
Đơn vị: triệu người, nghìn đồng, %
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Dân số 86,93 87,84 88,78 89,71 90,73 GDP/người 24.822 31.647 36.559 39.954 43.402 Tỷ lệ thất nghiệp 2,88 2,27 1,99 2,20 2,08
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê
Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2014, dân số nước ta tăng lên từ 86,93 triệu người lên đến 90,73 triệu người, GDP bình quân đầu người cũng tăng lên xấp xỉ hai lần. Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng giảm và tương đương 2% vào năm 2014. Đây là những thành công và nỗ lực của Nhà nước ta trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội.