An toàn hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 55)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

3.2 Thực trạng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt

3.2.2.4 An toàn hoạt động

Theo quy định tại thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam và Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ an tồn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu (CAR) mà các ngân hàng phải bảo đảm là 9%, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng thương mại vẫn được giữ nguyên 60% đến 31/12/2016, 50% trong năm 2017, 40% từ năm 2018 trở đi. Tình hình số liệu của các ngân hàng tuân thủ các điều kiện theo quy định được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của ngân hàng trong năm 2014 - 2015 (%)

Loại hình Tỷ lệ an tồn vốn

tối thiểu

Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

2014 2015 2014 2015

NHTMCP có tỷ lệ vốn Nhà nước 9,40 9,42 25,02 33,36 NHTM Cổ phần 12,07 12,74 21,35 36,90 NH liên doanh, nước ngoài 30,78 33,80 -4,45 -

Toàn hệ thống 12,75 13,00 20,15 31,00

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các tổ chức tín dụng ln bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) toàn hệ thống là 13% vào cuối năm 2015, tăng nhẹ so với mức 12,75% cuối năm 2014, vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của tồn hệ thống tính đến cuối năm 2015 là 31% tăng so với mức 20,15% cuối năm 2014 nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

Trong đó, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của nhóm NHTMCP có tỷ lệ vốn Nhà nước ở mức 9,42% cao hơn mức tối thiểu quy định nhưng thấp hơn nhiều so với mức bình qn tồn ngành và cũng là mức thấp nhất trong hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ an tồn vốn của nhóm ngân hàng cổ phần trong khi đó ở mức 12,73% xấp xỉ mức bình qn của hệ thống. Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước đến cuối

năm 2015 cho thấy, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của khối NHTMCP có tỷ lệ vốn Nhà nước tới 97,22%, một tỷ lệ rất cao so với mức trung bình tồn hệ thống là 87,96%. Tỷ lệ này ở nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần trong khi đó chỉ 78,49%; ở các ngân hàng liên doanh và nước ngoài là 62,27%. Như vậy có thể thấy sự trái ngược giữa 2 khối ngân hàng trong cùng hệ thống, cụ thể: Khối NHTMCP có tỷ lệ vốn Nhà nước có sự đánh đổi chấp nhận tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn, tỷ lệ sử dụng vốn vào kinh doanh nhiều hơn đã mang lại được lợi nhuận, tỷ suất sinh lợi cao hơn so với khối NHTMCP.

Việc tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng thương mại vẫn được giữ ở mức cao sẽ hỗ trợ tích cực đối với hoạt động ngân hàng, nhất là tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới. Tỷ lệ này hiện nay chỉ ở mức 50% so với quy định nên nguy cơ mất cân đối giữa nguồn vốn ngắn hạn và trung, dài hạn là khơng đáng lo ngại.

3.2.2.5 Hoạt động tín dụng, huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại

Hoạt động ngân hàng trong năm 2014 tiếp tục đối mặt với những khó khăn như tỷ lệ nợ xấu đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, chất lượng tín dụng chưa được như mong muốn. Tuy nhiên, các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, huy động vốn đạt được trong năm tương đối cao: tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,62% (cùng kỳ năm 2013 tăng 12,51%); huy động vốn tăng 15,76% (cùng kỳ năm 2013 tăng 17,23%).

Hình 3.4: Tăng trƣởng huy động vốn và dƣ nợ tín dụng 2014 - 2015

Sang năm 2015, nhu cầu tín dụng tiếp tục tăng cao trên thị trường, trong năm 2015 tăng cao hơn so với năm 2014 và tương đối ổn định trong các tháng cuối năm. Tính đến thời điểm 18/12/2015, tăng trưởng tín dụng đạt 17,02% so với thời điểm cuối năm 2014, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 13,49%. Tăng trưởng tín dụng trong quý cuối năm tiếp tục trên mức tăng trưởng huy động, chênh lệch ở mức 3,5-3,7%. Điều này tạo ra sức ép không nhỏ lên mặt bằng lãi suất huy động trong nước, các ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất các kỳ hạn từ 0,1 - 0,5%/năm trong tháng 12 năm 2015.

Trong khi tín dụng tăng trưởng nhanh, GDP danh nghĩa năm 2015 chỉ tăng 6,48%, thấp hơn nhiều mức tăng hai chữ số các năm trước. Việc đẩy mạnh tín dụng vượt xa mức tăng trưởng GDP đang tạo ra những rủi ro nhất định đối với nền kinh tế. Nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục sau suy thoái nhờ các biện pháp nới lỏng tài khóa và tiền tệ sẽ làm lạm phát tăng cao trở lại nếu cung tiền khơng được kiểm sốt chặt chẽ.

Hình 3.5: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng qua các năm

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.37 4.14 4.30 4.46 3.74 4.17 3.49 3.72 2.55 - 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 5.00 %

Hình 3.5 thể hiện diễn biến tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ

năm 2012 – 2015. Tỷ lệ nợ xấu tăng liên tục từ năm 2012 đến giữa năm 2013 cho thấy sự yếu kém trong quản trị rủi ro của các ngân hàng và quản lý lỏng lẻo của NHNN trong việc xử lý các nguyên nhân gây ra nợ xấu. Để giảm tình trạng nợ xấu gia tăng, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định phê duyệt đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và đề án thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam số 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013.

Tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh trở lại trong 06 tháng đầu năm 2014 từ mức 3,74% đầu năm lên 4,17% vào cuối quý 2 do tác động của việc thực hiện Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 với những điều khoản chặt chẽ hơn về việc phân loại nợ và cũng trong dự báo của cơ quan quản lý. Sau đó, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm liên tiếp trong 6 tháng cuối năm 2014 và còn 3,49% vào cuối năm. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước đến thời điểm tháng 12 năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng giảm xuống cịn 2,55%, hồn thành mục tiêu đưa nợ xấu về mức dưới 3%. Tuy nhiên kết quả này có sự đóng góp của các khoản nợ xấu đã được chuyển sang VAMC cũng như do tín dụng tăng trưởng mạnh vào những tháng cuối năm. Về bản chất nợ bán cho VAMC vẫn là nợ xấu và các ngân hàng phải chịu trách nhiệm trích lập dự phịng và đi xử lý nợ, vì vậy về tổng nợ xấu kể cả những khoản nợ đã bán VAMC thì vẫn cịn ở mức cao.

Rủi ro tín dụng có chiều hướng giảm: Nợ xấu tồn hệ thống được kiềm chế và xử lý một khối lượng đáng kể. Việc áp dụng Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước từ ngày 01/6/2014 giúp cho tỷ lệ nợ xấu được phản ánh chính xác, minh bạch hơn, theo đó tỷ lệ nợ xấu có tăng mạnh trong tháng 6/2014 nhưng sau đó có xu hướng giảm liên tiếp. Điều này cũng cho thấy chất lượng tín dụng đang có chiều hướng được cải thiện với những nỗ lực của từng ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế nói chung.

Theo Báo cáo thường niên năm 2014 của NHNN, thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống, góp phần kiểm sốt lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Kết luận chƣơng 3

Chương 3 đã trình bày khái quát về thực trạng hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam hiện nay thơng qua phân tích số liệu, bảng biểu, đồ thị. Với tình hình kinh tế vĩ mơ ổn định hiện nay, hoạt động kinh doanh của các NHTM có sự cải thiện so với thời gian trước. Cụ thể như, hệ thống ngân hàng được tinh gọn, tái cơ cấu theo đề án của Chính Phủ, năng lực tài chính cũng như quy mơ của các ngân hàng được nâng cao, nợ xấu được đẩy lùi, tình hình thanh khoản được cải thiện. Tuy nhiên, còn tồn tại sự khơng đồng đều giữa khối NHTMCP có tỷ lệ vốn Nhà nước và NHTMCP. Với lợi thế về vốn, thị phần,... khối NHTMCP có tỷ lệ vốn Nhà nước có tỷ suất sinh lợi cao hơn khối NHTMCP nhưng đổi lại hệ số an toàn vốn tối thiểu lại thấp hơn.

CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Giới thiệu 4.1 Giới thiệu

Dựa trên các nghiên cứu của một số tác giả trong và ngồi nước cũng như tình hình hoạt động thực tế của các NHTMCP trong nước, chương 4 sẽ đưa ra cách vận dụng mơ hình phân tích bao dữ liệu DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam, đồng thời thiết lập mơ hình hồi quy Tobit để xác định những yếu tố nội sinh và ngoại sinh có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam.

4.2 Vận dụng mơ hình phân tích bao dữ liệu DEA và mơ hình hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam

Với mục tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam, tác giả sử dụng mơ hình phân tích bao dữ liệu DEA. Phương pháp này xác định tính hiệu quả (trong phạm vi nghiên cứu luận văn chỉ xem xét hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô), xác định những thay đổi theo quy mô của từng ngân hàng (tăng, giảm, không đổi theo quy mô), xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Từ đó giúp đánh giá được mức độ hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam hiện nay.

Với mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam, tác giả sử dụng mơ hình hồi quy Tobit. Trong mơ hình này, biến phụ thuộc là kết quả các điểm hiệu quả kỹ thuật (tính được ở bước trên), được hồi quy vào các biến độc lập được chia thành hai nhóm các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Kết quả phân tích này giúp cho tác giả cung cấp một số thông tin nhằm gợi ý một số đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam.

Quy trình nghiên cứu được mô tả cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định các biến đầu vào và đầu ra, sau đó thu thập số liệu các biến

từ báo cáo tài chính được kiểm tốn của các ngân hàng được cơng bố trong khoảng thời gian nghiên cứu.

Bước 2: Vận dụng mơ hình DEA để ước lượng các chỉ số đo hiệu quả, đánh giá tính hiệu quả và phi hiệu quả của các NHTMCP Việt Nam.

Bước 3: Vận dụng mơ hình hồi quy Tobit để xác định các nhân tố tác động đến

hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam.

Bước 4: Dựa trên các kết quả từ các mơ hình, đưa ra một số đề xuất gợi ý

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam.

Bảng 4.1: Danh sách mẫu nghiên cứu (các DMU)

TT Tên ngân hàng Tên viết tắt

1 Ngân hàng TMCP An Bình ABBank

2 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB

3 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV

4 Ngân hàng TMCP Đông Á DongABank 5 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam EIB

6 Ngân hàng TMCP Kiên Long KienLongBank 7 Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam MSB

8 Ngân hàng TMCP Quân Đội MB

9 Ngân hàng TMCP Nam Á NamABank

10 Ngân hàng TMCP Quốc Dân NCB 11 Ngân hàng TMCP Phương Đông OCB 12 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín STB

13 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương Saigonbank 14 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Seabank 15 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TCB 16 Ngân hàng TMCP Quốc Tế VIB

17 Ngân hàng TMCP Bản Việt VietCapitalBank 18 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCB

19 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CTG 20 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB

Danh sách mẫu các ngân hàng (đơn vị ra quyết định – DMU) được liệt kê ở

bảng 4.1. Mẫu nghiên cứu gồm 20 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 5 năm từ

năm 2010 – 2014 (trong đó gồm 03 NHTMCP có tỷ lệ vốn Nhà nước và 17 NHTMCP). Các ngân hàng được chọn mang tính đại diện cho hệ thống các NHTMCP Việt Nam. Số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán theo niên độ từ năm 2010 – 2014 của 20 NHTMCP Việt Nam, báo cáo thường niên của NHNN, thống kê chỉ số kinh tế vĩ mô từ Tổng cục thống kê.

4.3 Mơ hình DEA đo lƣờng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam

4.3.1 Xác định các biến đầu vào - đầu ra

Dựa trên kết quả của việc tổng quan các nghiên cứu liên quan, cũng như hạn chế về thời gian và nguồn số liệu, tác giả sẽ tiến hành lựa chọn các biến đầu vào – đầu ra thích hợp trong mơ hình DEA để đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động của các NHTMCP Việt Nam. Tuy có nhiều cách tiếp cận để lựa chọn ra các biến đầu vào – đầu ra, nhưng nhìn chung cách tiếp cận trung gian là cách tiếp cận phổ biến và được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong hệ thống ngân hàng. Do đó, tác giả có cơ sở để chọn cách tiếp cận trung gian để xác định các biến đầu vào – đầu ra nhằm giải quyết mục tiêu trong luận văn. Tác giả đã lựa chọn ba biến đầu vào và ba biến đầu ra dựa trên cách tiếp cận trung gian như bảng 4.2:

Bảng 4.2: Danh sách các biến đầu vào – đầu ra của mơ hình DEA

Biến Ký hiệu Đo lƣờng Đơn vị

Đầu vào

Tài sản cố định X1

Giá trị còn lại trên sổ sách của tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vơ hình.

Triệu đồng

Tiền gửi X2

Tổng giá trị tiền gửi bao gồm tiền gửi của khách hàng, TCTD, phát hành giấy tờ có giá.

Số lượng nhân viên X3 Số lượng nhân viên tại ngày

cuối cùng của năm tài chính. Nghìn người

Đầu ra

Dư nợ cho vay Y1

Số dư nợ cho vay khách hàng trên bảng cân đối kế toán tại ngày cuối cùng năm tài chính, bao gồm cả dự phòng rủi ro cho vay.

Triệu đồng

Tài sản có tính thanh khoản và khoản đầu tư chứng khốn

Y2

Là phần cịn lại của tài sản ngân hàng sau khi trừ đi các khoản như: dư nợ cho vay, tài sản cố định, đầu tư kinh doanh bất động sản và tài sản có khác.

Triệu đồng

Thu nhập khác Y3

Là thu nhập ngồi tín dụng của ngân hàng như thu từ dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán, cổ tức,…

Triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu thực nghiệm

4.3.2 Mơ hình ƣớc lƣợng các chỉ số đo lƣờng hiệu quả

Sau khi lựa chọn các biến đầu vào và đầu ra và thu thập số liệu, đề tài sử dụng phần mềm DEAP 2.1 (A Data Envelopment Analysis Program) của tác giả Tim Coelli (1996) để thực hiện ước lượng các chỉ số đo hiệu quả cho từng ngân hàng và trung bình các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu; số lượng các ngân hàng đang hoạt động dưới điều kiện hiệu suất giảm, tăng hoặc không đổi theo quy mô; kết quả ước lượng chỉ số Malmquist để xác định thay đổi hiệu quả và năng suất trong hoạt động của ngân hàng. Phần mềm này được sử dụng cho các trình biên tập văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)