Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 48)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

3.2 Thực trạng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt

3.2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam trong

trong thời gian qua

3.2.2.1 Số lƣợng ngân hàng

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2014 hệ thống ngân hàng tại Việt Nam bao gồm: 47 ngân hàng thương mại, 01 ngân hàng chính sách xã hội, 01 ngân hàng phát triển, 47 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 01 ngân hàng Hợp tác xã. Trong đó, ngân hàng thương mại gồm có: 33 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng thương mại có tỷ lệ vốn Nhà nước (là những ngân hàng có vốn của Nhà nước trên 50% vốn điều lệ), 4 ngân hàng liên doanh và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đến năm 2015, số lượng ngân hàng thương mại chỉ còn 43 ngân hàng, gồm: 28 ngân hàng thương mại cổ phần, 7 ngân hàng thương mại có tỷ lệ vốn Nhà nước, 3 ngân hàng liên doanh và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Như vậy, với việc triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015” của Thủ tướng Chính phủ, số lượng các NHTM tại Việt Nam năm 2015 đã giảm đi 09 ngân hàng so với số liệu năm 2011 là 52 NHTM.

Bảng 3.2: Hệ thống các TCTD tại Việt Nam đến ngày 31/12/2015

Đơn vị: tổ chức

TT Loại hình Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Ngân hàng thương mại Nhà nước 5 5 7 2 Ngân hàng Chính sách Xã hội 1 1 1

3 Ngân hàng Phát triển 1 1 1

4 Ngân hàng thương mại cổ phần 33 33 28

5 Ngân hàng liên doanh 4 4 3

6 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 5 5 5 7 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 53 47 50 8 Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 29 28 27

Cơng ty tài chính 17 17 16

Công ty cho thuê tài chính 12 11 11

9 Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam 1 1 1 10 Quỹ tín dụng nhân dân 1.144 1.145 1.145

11 Tổ chức tài chính vi mơ 2 3 3

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Giải pháp sắp xếp lại hệ thống ngân hàng được NHNN sử dụng rất hiệu quả trong giai đoạn 2011-2015. Thơng qua các hình thức như NHNN cho phép các ngân hàng tự tái cơ cấu; tham gia hoạt động mua bán sáp nhập (M&A - giữa ngân hàng với ngân hàng, ngân hàng với doanh nghiệp trong hoặc ngồi nước, ngân hàng với cơng ty tài chính); xử lý sở hữu chéo; NHNN mua lại NHTM với giá 0 đồng, đồng thời chấm dứt quyền cổ đông đối với các cổ đông hiện hữu của ngân hàng bị mua lại. Các thương vụ M&A trong giai đoạn thực hiện đề án tái cơ cấu được liệt kê ở

Bảng 3.3: Các thƣơng vụ sắp xếp lại hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011 - 2015

Năm Các tổ chức trƣớc M&A Tổ chức sau M&A Hình thức

2011

NHTMCP Đệ Nhất NHTMCP Sài Gịn

NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa

NHTMCP Sài Gịn Hợp nhất 2012 NHTMCP Nhà Hà Nội NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội Sáp nhập 2013 NHTMCP Đại Á NHTMCP Phát triển TP.HCM NHTMCP Phát triển TP. HCM Sáp nhập 2013 NHTMCP Phương Tây

Tổng Cơng ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam

NHTMCP Đại chúng

Việt Nam Hợp nhất

2015

NHTMCP Nhà ĐBSCL

NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

NHTMCP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam Sáp nhập

2015 NHTMCP Công thương Việt Nam NHTMCP Xăng dầu Petrolimex

NHTMCP Công thương Việt Nam Sáp nhập 2015 NHTMCP Phương Nam NHTMCP Sài Gịn Thương Tín NHTMCP Sài Gịn Thương Tín Sáp nhập

2015 NHTMCP Phát triển Mê Kông

NHTMCP Hàng Hải NHTMCP Hàng Hải Sáp nhập

2015

Ngân hàng Xây Dựng Ngân hàng Đại Dương

Ngân hàng Dầu Khí Tồn Cầu

Trở thành các Ngân hàng TNHH MTV thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nước Mua lại 0 đồng

Bảng 3.4: Tình hình M&A giữa các NHTM và Cơng ty tài chính tại Việt Nam

Năm Thƣơng vụ M&A Tình hình thực hiện

2013 NHTMCP Phương Tây hợp nhất với Tổng Cơng

ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam Đã hoàn tất

2013 NHTMCP Phát triển TP. HCM mua lại Cơng ty

Tài chính Việt (SGVF) Đã hoàn tất

2014 NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng mua lại Cơng

ty Tài chính Than khống sản Đã hồn tất

2015 Cơng ty Tài chính cổ phần Vinaconex Viettel sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội

NHNN đã chấp thuận chủ trương

2015 NHTMCP Hàng Hải mua lại Cơng ty Tài chính cổ phần Dệt may

NHNN đã chấp thuận chủ trương

2015 NHTMCP Kỹ thương mua lại Cơng ty Tài chính Hóa chất

NHNN đã chấp thuận chủ trương

2015

NHTMCP Quân đội tham gia cơ cấu lại Cơng ty Tài chính Sơng Đà (SDFC) theo hướng mua lại/sáp nhập

NHNN đã chấp thuận chủ trương

2015 NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam mua lại Cơng ty Tài chính Bưu Điện (PTF)

NHNN đã chấp thuận chủ trương

Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 3+4/2016 ngày 04/03/2016

3.2.2.2 Quy mô hoạt động

Về quy mô tổng tài sản, tổng tài sản của hệ thống tiếp tục tăng trưởng khá trong hai năm qua, đến cuối năm 2015 đạt 7.319 nghìn tỷ đồng, tăng 12,35% so với cuối năm 2014. Quy mô tổng tài sản của hệ thống các TCTD chủ yếu tập trung tại 2 khối NHTMCP có tỷ lệ vốn Nhà nước và NHTM cổ phần, trong đó tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của khối NHTMCP có tỷ lệ vốn Nhà nước cao hơn hẳn các khối ngân hàng khác. Bảng 3.5 thống kê quy mô tổng tài sản, vốn tự có, vốn điều lệ của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam tại hai thời điểm 31/12/2014 và 31/12/2015.

Bảng 3.5: Tài sản và vốn của các tổ chức tín dụng đến 31/12/2015 Loại hình Tổng tài sản Năm 2014 Năm 2015 Tỷ đồng (+/-) % Tỷ đồng (+/-) % NHTMCP có tỷ lệ vốn Nhà nước 2.876.174 14,82 3.303.995 16,57 NHTM Cổ phần 2.780.976 13,10 2.928.146 8,93 NH liên doanh, nước ngoài 701.986 -0,42 755.581 7,63

Toàn hệ thống 6.514.900 12,20 7.319.317 12,35 Loại hình Vốn tự có 2014 2015 Tỷ đồng (+/-) % Tỷ đồng (+/-) % NHTMCP có tỷ lệ vốn Nhà nước 169.696 1,87 203.328 19,82 NHTM Cổ phần 203.154 5,71 236.342 16,34 NH liên doanh, nước ngoài 106.004 5,76 117.164 10,53

Toàn hệ thống 496.573 4,36 578.020 16,40 Loại hình Vốn điều lệ 2014 2015 Tỷ đồng (+/-) % Tỷ đồng (+/-) % NHTMCP có tỷ lệ vốn Nhà nước 134.206 4,77 137.093 2,14 NHTM Cổ phần 191.115 1,10 193.977 7,11 NH liên doanh, nước ngoài 86.625 6,25 93.948 8,45

Toàn hệ thống 435.649 3,29 460.279 5,65

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tính đến cuối năm 2014, tổng vốn điều lệ tồn hệ thống là 436 nghìn tỷ đồng, tăng 3,3% so với cuối năm 2013 và là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2010- 2014. Điều này phần nào phản ánh sự thận trọng trong chiến lược tăng vốn của một số ngân hàng thương mại khi điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn. Trong năm

năm trước. Sự tăng vốn trong giai đoạn hiện này là thật sự cần thiết khi mà thị trường chứng khốn và nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi khá thuận lợi cho việc tăng vốn. Việc tăng vốn cũng sẽ giúp ngân hàng tăng trưởng tín dụng tốt hơn, nhất là các khoản vay trung, dài hạn. Bên cạnh đó, tăng vốn góp vốn nâng cao năng lưc tài chính của các ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị rủi ro ngày càng khắt khe. Theo tiêu chuẩn Basel II thì nhiều ngân hàng sẽ phải tăng vốn mới đáp ứng được yêu cầu mới về vốn tối thiểu (CAR).

Bảng 3.6: Danh sách 10 NHTM có vốn điều lệ cao nhất đến cuối năm 2015

TT Tên ngân hàng Vốn điều lệ

(tỷ đồng) 1 NHTMCP Công thương Việt Nam 37.234 2 NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 34.187 3 NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 29.605 4 NHTMCP Ngoại thương Việt Nam 26.650 5 NHTMCP Sài Gịn Thương Tín 18.853

6 NHTMCP Quân Đội 16.311

7 NHTMCP Sài Gòn 14.294

8 NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 12.355 9 NHTMCP Hàng Hải Việt Nam 11.750

10 NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội 9.486

Tổng 210.725

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trong bối cảnh nguồn lực trong nước hạn chế, việc tăng vốn với các ngân hàng là không đơn giản. Trong thời gian qua để tăng vốn các ngân hàng có thể tiến hành các hoạt động mua bán, sáp nhập hoặc tìm các đối tác chiến lược nước ngồi.

3.2.2.3 Khả năng sinh lời:

Năm 2014, trong bối cảnh hoạt động sản xuất trong nước vẫn cịn khó khăn và các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh quá trình xử lý nợ xấu, hệ số sinh lời trong hoạt động ngân hàng của toàn hệ thống được cải thiện hơn so với năm 2013, các chỉ

tiêu tài chính như khả năng sinh lời của tài sản có (ROA) và vốn chủ sở hữu (ROE) tăng lên nhưng khơng nhiều. Tính đến cuối năm 2014, ROA và ROE của toàn hệ thống lần lượt là 0,6% và 6,4%, chỉ tăng nhẹ so với năm 2013 (năm 2013 lần lượt là 0,5% và 5,6%). Trong năm 2015, khối NHTMCP có tỷ lệ vốn Nhà nước tiếp tục cho thấy vai trị đầu tàu của mình khi hoạt động tương đối hiệu quả ROA, ROE tăng lên so với năm trước và cao hơn mức trung bình của hệ thống đồng thời với quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu tăng lên. Khối NHTMCP hoạt động kém hiệu quả hơn khi lợi nhuận tăng không tương xứng với tốc độ tăng của quy mô (vốn, tài sản) dẫn đến ROE, ROA giảm so với năm 2014 và thấp hơn mức trung bình hệ thống. Số liệu về tỷ suất sinh lời được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7: Tỷ suất sinh lời của ngân hàng trong năm 2014 – 2015 Loại hình

ROA (%) ROE (%)

2014 2015 2014 2015

NHTMCP có tỷ lệ vốn Nhà nước 0,59 0,63 8,20 10,62

NHTM Cổ phần 0,46 0,36 5,60 4,43

NH liên doanh, nước ngoài 0,71 0,48 4,29 3,05

Toàn hệ thống 0,57 0,52 6,43 6,26

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nhìn chung, trong năm vừa qua do phải xử lý rốt ráo nợ xấu, tiến hành xử lý một số ngân hàng yếu kém nên tỷ suất sinh lợi trung bình của tồn hệ thống giảm nhẹ so với năm 2014, ROA và ROE đạt lần lượt là 0,52%, 6,26%.

Điểm đáng lưu ý về tỷ suất sinh lời của hệ thống ngân hàng là có sự khơng đồng đều giữa các ngân hàng. Ngân hàng thuộc khối NHTMCP có tỷ lệ vốn Nhà nước như Vietinbank, BIDV, Vietcombank có ưu thế về tiềm lực tài chính, thị phần, năng lực điều hành và quản trị rủi ro tốt,… hoạt động kinh doanh ngày càng mang lại lợi nhuận cao. Trong khi nhiều ngân hàng thuộc khối NHTMCP có quy mơ nhỏ, quản trị điều hành yếu kém, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường phải huy động với lãi suất cao cộng với nợ xấu gia tăng mạnh nên đã có kết quả kinh doanh rất thấp, thậm chí thua lỗ.

3.2.2.4 An tồn hoạt động

Theo quy định tại thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam và Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ an tồn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu (CAR) mà các ngân hàng phải bảo đảm là 9%, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng thương mại vẫn được giữ nguyên 60% đến 31/12/2016, 50% trong năm 2017, 40% từ năm 2018 trở đi. Tình hình số liệu của các ngân hàng tuân thủ các điều kiện theo quy định được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của ngân hàng trong năm 2014 - 2015 (%)

Loại hình Tỷ lệ an tồn vốn

tối thiểu

Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

2014 2015 2014 2015

NHTMCP có tỷ lệ vốn Nhà nước 9,40 9,42 25,02 33,36 NHTM Cổ phần 12,07 12,74 21,35 36,90 NH liên doanh, nước ngoài 30,78 33,80 -4,45 -

Toàn hệ thống 12,75 13,00 20,15 31,00

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Các tổ chức tín dụng ln bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) toàn hệ thống là 13% vào cuối năm 2015, tăng nhẹ so với mức 12,75% cuối năm 2014, vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của tồn hệ thống tính đến cuối năm 2015 là 31% tăng so với mức 20,15% cuối năm 2014 nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

Trong đó, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của nhóm NHTMCP có tỷ lệ vốn Nhà nước ở mức 9,42% cao hơn mức tối thiểu quy định nhưng thấp hơn nhiều so với mức bình qn tồn ngành và cũng là mức thấp nhất trong hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ an tồn vốn của nhóm ngân hàng cổ phần trong khi đó ở mức 12,73% xấp xỉ mức bình qn của hệ thống. Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước đến cuối

năm 2015 cho thấy, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của khối NHTMCP có tỷ lệ vốn Nhà nước tới 97,22%, một tỷ lệ rất cao so với mức trung bình tồn hệ thống là 87,96%. Tỷ lệ này ở nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần trong khi đó chỉ 78,49%; ở các ngân hàng liên doanh và nước ngoài là 62,27%. Như vậy có thể thấy sự trái ngược giữa 2 khối ngân hàng trong cùng hệ thống, cụ thể: Khối NHTMCP có tỷ lệ vốn Nhà nước có sự đánh đổi chấp nhận tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn, tỷ lệ sử dụng vốn vào kinh doanh nhiều hơn đã mang lại được lợi nhuận, tỷ suất sinh lợi cao hơn so với khối NHTMCP.

Việc tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng thương mại vẫn được giữ ở mức cao sẽ hỗ trợ tích cực đối với hoạt động ngân hàng, nhất là tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới. Tỷ lệ này hiện nay chỉ ở mức 50% so với quy định nên nguy cơ mất cân đối giữa nguồn vốn ngắn hạn và trung, dài hạn là khơng đáng lo ngại.

3.2.2.5 Hoạt động tín dụng, huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại

Hoạt động ngân hàng trong năm 2014 tiếp tục đối mặt với những khó khăn như tỷ lệ nợ xấu đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, chất lượng tín dụng chưa được như mong muốn. Tuy nhiên, các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, huy động vốn đạt được trong năm tương đối cao: tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,62% (cùng kỳ năm 2013 tăng 12,51%); huy động vốn tăng 15,76% (cùng kỳ năm 2013 tăng 17,23%).

Hình 3.4: Tăng trƣởng huy động vốn và dƣ nợ tín dụng 2014 - 2015

Sang năm 2015, nhu cầu tín dụng tiếp tục tăng cao trên thị trường, trong năm 2015 tăng cao hơn so với năm 2014 và tương đối ổn định trong các tháng cuối năm. Tính đến thời điểm 18/12/2015, tăng trưởng tín dụng đạt 17,02% so với thời điểm cuối năm 2014, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 13,49%. Tăng trưởng tín dụng trong quý cuối năm tiếp tục trên mức tăng trưởng huy động, chênh lệch ở mức 3,5-3,7%. Điều này tạo ra sức ép không nhỏ lên mặt bằng lãi suất huy động trong nước, các ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất các kỳ hạn từ 0,1 - 0,5%/năm trong tháng 12 năm 2015.

Trong khi tín dụng tăng trưởng nhanh, GDP danh nghĩa năm 2015 chỉ tăng 6,48%, thấp hơn nhiều mức tăng hai chữ số các năm trước. Việc đẩy mạnh tín dụng vượt xa mức tăng trưởng GDP đang tạo ra những rủi ro nhất định đối với nền kinh tế. Nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục sau suy thoái nhờ các biện pháp nới lỏng tài khóa và tiền tệ sẽ làm lạm phát tăng cao trở lại nếu cung tiền khơng được kiểm sốt chặt chẽ.

Hình 3.5: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng qua các năm

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.37 4.14 4.30 4.46 3.74 4.17 3.49 3.72 2.55 - 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)