Các nghiên cứu có liên quan và kinh nghiệm nâng cao tín dụng của một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hảng chính sách xã hội huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 27 - 31)

một số ngân hàng thƣơng mại

1.3.1 Các nghiên cứu có liên quan

Chất lượng tín dụng là một khái niệm tương đối, một phạm trù rộng lớn, nó vừa cụ thể vừa mang tính tổng hợp. Chất lượng tín dụng là tín hiệu tổng hợp, vừa phản ánh trình độ hồn thiện pháp luật theo cơ chế thị trường trong quản lý kinh tế

nói chung và hoạt động quản lý ngân hàng nói riêng, vừa phản ánh sự lớn mạnh và những mặt còn bất cập trong quản lý điều hành ngân hàng. Theo tác giả Hà Thị Thanh Hoa và các đồng sự cho thấy bất kỳ ngân hàng thương mại nào cũng chịu ảnh hường của các nhân tố như môi trường kinh tế, môi trường xã hội, ngân hàng và khách hàng,… và NHCSXH cũng không ngoại lệ. Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Thái Nguyên năm 2010. Nhóm tác giả nêu lên thực trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng thơng qua các chỉ tiêu như tình hình kinh doanh, định hướng bán lẻ và quản lý kinh doanh. Nghiên cứu cũng đưa ra các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,… Ngoài ra, đặc điểm của bản thân ngân hàng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Từ việc xác định nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng, nhóm tác giả đã đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng này.

Theo tác giả Trịnh Hoàng Việt và cộng sự, các nghiên cứu thực nghiệm trên phạm vi toàn cầu đã kết luận rằng tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng thương mại có thể dẫn đến sự sụt giảm chất lượng tín dụng hoặc sự gia tăng chất lượng tín dụng. Sử dụng số liệu của 29 chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ quý 3/2009 đến 4/2014 và phương pháp Difference GMM trên mơ hình kinh tế lượng động, nghiên cứu được tiến hành để xem xét sự ảnh hưởng của tăng trưởng đến chất lượng tín dụng trong bối cảnh của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng tín dụng đã dẫn đến sự sụt giảm chất lượng tín dụng trong cả ngắn hạn và dài hạn. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một bằng chứng khoa học để phản ánh một thực trạng rằng các NHTM ở Đồng Nai đã hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay trong thời gian qua nhằm đạt được mức tăng trưởng kỳ vọng của hệ thống và thực trạng nền kinh tế địa phương vẫn chưa thực sự thuận lợi để cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng tín dụng của một số ngân hàng thƣơng mại

Mơ hình quản trị tín dụng của Ngân hàng Vietinbank

Từ năm 2011 trở về trước, Vietinbank thực hiện theo mơ hình quản lý tín dụng phân tán. Theo đó, các phịng khách hàng, phịng giao dịch tại chi nhánh thực hiện tất cả

các bước của quy trình đối với khách hàng đủ điều kiện trong mức ủy quyền phán quyết (chi nhánh tìm kiếm, thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, giải ngân, giám sát, thu nợ). Phòng Quản lý rủi ro tại chi nhánh chỉ có vai trò thẩm định rủi ro độc lập trong một số trường hợp, chủ yếu ý kiến chỉ để cảnh báo và có tính chất tham khảo. Trường hợp vượt mức ủy quyền phán quyết hoặc khách hàng không đủ điều kiện chi nhánh sẽ trình Hội sở tái thẩm định. Phịng Quản lý rủi ro tại hội sở có vai trị như ở chi nhánh.

Bước sang năm 2012 Vietinbank có sự chuyển đổi mơ hình quản lý rủi ro tín dụng. Theo đó, phịng khách hàng tại chi nhánh và trụ sở chính chỉ có chức năng kinh doanh, thực hiện tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, lập báo cáo đề xuất tín dụng mà khơng cịn chức năng thẩm định như trước. Trên cơ sở thu thập thơng tin do phịng khách hàng cung cấp và các thơng tin cần thiết khác, phịng Quản lý rủi ro tại chi nhánh đóng vai trị chủ yếu trong việc thẩm định để trình Ban lãnh dạo Chi nhánh/Hội đồng tín dụng cơ sở/ trình Hội sở chính quyết định. Đối với trường hợp vượt mức ủy quyền phán quyết hoặc khách hàng khơng đủ điều kiện, chi nhánh trình Trụ sở chính, phịng đầu mối thực hiện tái thẩm định là phịng Quản lý rủi ro tín dung, đầu tư, phịng Khách hàng tại trụ sở chính có vai trị thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng làm cơ sở lập báo cáo đề xuất tín dụng gửi phịng Quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư. Đây là bước đệm để tiến tới tách biệt hẳn chức năng quản lý rủi ro và tác nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.

Từ tháng 1/2013 Ngân hàng Vietinbank một lần nữa có sự chuyển đổi trong mơ hình, tại đó có sự tách biệt hồn tồn 3 chức năng: Kinh doanh, Tác nghiệp và Quản lý rủi ro. Phòng Khách hàng/ Phòng Giao dịch tại chi nhánh chỉ có chức năng kinh doanh: tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, lập báo cáo đề xuất, thu nợ. Việc kiểm sốt thẩm định để cấp Giới hạn tín dụng tập trung lên phòng Đánh giá xếp hạng và phê duyệt Giới hạn tín dụng Trụ sở chính., khơng cịn phịng Quản lý rủi ro và Hội đồng tín dụng cơ sở. Việc kiểm sốt thẩm định khoản tín dụng, giải ngân tập trung về Phịng kiểm sốt và Phê duyệt tín dụng.

Từ tháng 4/2013 đến nay, toàn bộ việc kiểm soát thẩm định tập trung về phòng Đánh giá xếp hạng và phê duyệt giới hạn tín dụng. Phịng kiểm sốt và phê duyệt tín dụng đổi tên thành Phịng kiểm sốt giải ngân, khơng cịn chức năng kiểm soát thẩm định mà chỉ kiểm soát chứng từ và các điều kiện trước giải ngân.

Hoạt động quản trị tín dụng ở từng ngân hàng có những đặc điểm cơ bản giống nhau, tuy nhiên khơng hồn tồn giống nhau vì nó tùy thuộc vào một loạt các yếu tố như trình độ phát triển, tính chất hoạt động, các hình thức sở hữu, quan niệm của lãnh đạo ngân hàng... Để hướng tới một hoạt động chuẩn hóa có hiệu quả ta có thể nghiên cứu xem xét kinh nghiệm quản trị tín dụng của tập đồn ING, đây là tập đoàn lớn hoạt động trên toàn cầu về lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, hiện đang được coi là đơn vị hàngđầu của Châu Âu về hiệu quả quản trị rủi ro nói chung, trong đó có quản trị tín dụng với một số đặc điểm như sau:

- Bộ máy độc lập, quản lý chung.

- Rạch rịi về thẩm quyền quyết định tín dụng.

- Xây dựng hạn mức tín dụng nội bộ và cho khách hàng.

- Lượng hóa rủi to tín dụng, chủ động đối phó

Kinh nghiệm quản trị tín dụng của ngân hàng Citibank

Citibank đã xây dựng một khung quản trị rủi ro, trong đó bao gồm các chính sách tín dụng được tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro, các cơng cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách nhiệm về vai trị của họ trong quy trình tín dụng. Khi những yếu tố này được hội tụ một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong ngân hàng một văn hóa tín dụng hiệu quả.

Mơ hình tín dụng được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm: hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánh giá và báo cáo thực thi. Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng như sau:

Uỷ ban quản lý (Management Committee) thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập mục

tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với ngân hàng; đặt hạn mức tín dụng đối với Uỷ ban chính sách tín dụng.

Uỷ ban chính sách tín dụng (Credit Policy Committee) thực hiện các nhiệm vụ sau:

đặt ra hạn mức tín dụng cùng với Uỷ ban quản lý; xây dựng chính sách tín dụng; quản lý và đánh giá danh mục đầu tư và quản trị rủi ro.

Bộ phận quản trị rủi ro (Line Management) thực thi các nhiệm vụ: lập ra chiến

hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư: theo dõi các vấn đề phát sinh trong q trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hảng chính sách xã hội huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)