Đặc điểm hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hảng chính sách xã hội huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 31)

1.4.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Chính sách xã hội:

NHCSXH ra đời thường là ý tưởng của Chính phủ, tuy nhiên có thể có cả những tư nhân muốn có sự cống hiến cho cộng đồng, cho xã hội thành lập NHCSXH có thể là ngân hàng phục vụ cho sự phát triển hay nhằm vào xã hội, từ đó mà có thể có những tên gọi khác nhau.

Về NHCSXH với mục tiêu hướng tới là cầu nối các khoản vốn đến với các đối tượng chính sách trong xã hội như người nghèo, người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, người cần tiền chi phí cho con em học hành . . . Để thực hiện mục tiêu đó NHCSXH hoạt động theo mục đích thực hiện nhiệm vụ, chức năng là cầu nối, là trung gian để đưa các nguồn vốn ủng hộ, huy động với lãi suất ưu đãi đến với các đối tượng chính sách được xác định.

Tương tự như NHTM, việc đưa ra một định nghĩa về NHCSXH là điều chưa có sự rõ ràng, tuy nhiên dựa trên mục đích, chức năng nhiệm vụ hoạt động của NHCSXH thông thường người ta xác định: NHCSXH là loại ngân hàng đặc biệt, được phép huy động vốn từ những đối tượng theo quy định và cho vay đối với các đối tượng được xác định trong chức năng và nhiệm vụ được giao.

NHCS thường có 2 loại là ngân hàng chuyên phục vụ các chính sách phát triển của Chính phủ gọi là ngân hàng phát triển (NHPT) và ngân hàng chuyên phục vụ các chính sách xã hội của Chính phủ gọi là NHCSXH.

NHCSXH phục vụ chủ yếu là người nghèo, những hộ gia đình thuộc đối tượng chính sách hoặc hộ gia đình trong vùng khó khăn, bất lợi về tự nhiên kinh tế xã hội hay nói cách khác đó là những đối tượng khó có khả năng tiếp cận và tận dụng những cơ hội để phát triển, những dịch vụ tài chính của hệ thống NHTM. NHCSXH là một tổ chức thuộc sở hữu nhà nước, thực hiện vai trò trung gian chuyển tải vốn cho vay của Chính phủ tới đối tượng thụ hưởng chính sách, nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu kinh tế chính trị của Chính phủ.

Căn cứ vào Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, thì Ngân hàng Chính sách xã hội có những đặc điểm như sau:

* Về mơ hình hoạt động:

Ngân hàng Chính sách xã hội là một loại hình ngân hàng đặc thù, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, do đó mơ hình tổ chức của nó cũng có những đặc điểm riêng.

Đối tượng phục vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội là những khách hàng do Chính phủ chỉ định theo chính sách từng thời kỳ. Đây là những khách hàng khơng có điều kiện tiếp cận với các tổ chức tín dụng thơng thường; nói cách khác là các khách hàng phi thương mại không đủ điều kiện vay vốn của các Ngân hàng thương mại.

Loại hình Ngân hàng Chính sách xã hội chủ yếu là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, sử dụng phần nguồn tài chính của Nhà nước tham gia hỗ trợ các ngành, các khu vực. Vì vậy, mơ hình tổ chức quản lý của loại hình ngân hàng này phải có sự hiện diện của một số cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan để tham gia quản trị Ngân hàng, hoạch định các chính sách tạo lập nguồn vốn, chính sách đầu tư đối với các khu vực, các đối tượng trong từng thời kỳ cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

Để có thể tiếp cận và phục vụ được các đối tượng chính sách xã hội theo chỉ định của Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội cần phải xây dựng một mơ hình tổ chức hợp lý nhằm tập trung trí và lực của tồn xã hội, thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Chính phủ.

- Tại cấp Trung ương:

Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, ngồi những thành viên chuyên trách, cịn có các thành viên kiêm nhiệm là đại diện có thẩm quyền của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Nhờ đó, các đường lối, chính sách và phương hướng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội do Hội đồng quản trị đề ra sẽ phù hợp và đồng bộ với các chương trình chính sách xã hội do các bộ, ngành, đoàn thể khác thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xóa đói giảm nghèo.

Bên cạnh bộ phận tác nghiệp chuyên trách của Ngân hàng Chính sách xã hội cũng cịn có sự tham gia của chính quyền địa phương (gồm cả chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) để huy động nguồn lực tại địa phương về nguồn vốn, lao động, xác nhận đối tượng khách hàng, hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, có chính sách khuyến nơng, khuyến lâm, . . . chỉ dẫn thị trường, tiêu thụ sản phẩm . . .

- Tại cấp cơ sở xã, phường, thị trấn:

Cùng với các tổ chức chính trị - xã hội, thiết lập các tổ vay vốn gồm các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và chính sách có nhu cầu vay vốn ở các ấp tự nguyện hoạt động theo thỏa ước tập thể, có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay và đây thực sự là mạng lưới chân rết cho hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

* Về cơ chế tín dụng:

Cơ chế tạo lập nguồn vốn:

Trong hoạt động đặc trưng của các Ngân hàng thương mại là “đi vay” để cho vay, hay nói cách khác là đi huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế thì nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội lại được lập chủ yếu từ Ngân hàng Nhà nước theo các hình thức như:

+ Cấp vốn điều lệ và hàng năm được Ngân sách Trung ương, địa phương cấp để thực hiện các chương trình tín dụng cho các đối tượng chính sách theo vùng, theo đối tượng.

+ Nguồn vốn ODA dành cho chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ. + Nguồn vốn của Chính phủ vay dân dưới các hình thức phát hành trái phiếu, công trái hoặc từ Quỹ tiết kiệm Bưu điện của Chính phủ để chỉ định thực hiện chương trình tín dụng.

+ Nguồn vốn huy động vốn trên thị trường; tuy nhiên, khối lượng nguồn vốn huy động phụ thuộc vào khối lượng và kế hoạch cấp bù từ Ngân sách Nhà nước.

Do đặc điểm cơ cấu nguồn vốn có nguồn gốc hoặc phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước nên khối lượng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tăng trưởng xác định theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt.

Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay các đối tượng khách hàng, các dự án phát triển, các đối tượng đầu tư theo chỉ định của Chính phủ.

Đối tượng khách hàng của Ngân hàng Chính sách xã hội có thể là: hộ gia đình nghèo, cận nghèo, hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nghèo và các đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội khác. Đây là những khách hàng ít có các điều kiện để tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các Ngân hàng thương mại; là các khách hàng dễ bị tổn thương, cần có sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và cộng đồng để vươn lên tự cải thiện điều kiện sống của chính họ.

Xuất phát từ đặc thù về đối tượng khách hàng vay vốn thường là những đối tượng dễ bị tổn thương, gặp khó khăn, sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển, ít có điều kiện tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các Ngân hàng thương mại… nên Ngân hàng Chính sách xã hội cũng có những đặc thù về sử dụng vốn như:

- Món cho vay nhỏ lẻ, chi phí quản lý cao.

- Vốn tín dụng đầu tư mang tính rủi ro cao, chẳng hạn các hộ gia đình nghèo thiếu vốn sản xuất, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi môi trường thiên nhiên bị tàn phá, thường xuyên xảy ra bão, hạn hán. Mặt khác, bản thân họ dân trí thấp, thiếu kiến thức làm ăn, trong sản xuất kinh doanh dễ bị thua lỗ. Vì vậy, việc sử dụng vốn tín dụng dễ gặp rủi ro.

- Các quy định về đảm bảo tiền vay, các quy trình về thẩm định dự án, các thủ tục và quy trình vay vốn, quy định mức đầu tư tối đa, thời hạn vay vốn, quy định về trích lập và xử lý rủi ro, quy trình xử lý nghiệp vụ có những khác biệt so với các quy định của Ngân hàng thương mại.

- Thực hiện các chính sách tín dụng có ưu đãi như: ưu đãi về các điều kiện vay vốn, ưu đãi về lãi suất cho vay….

- Thường áp dụng phương thức giải ngân ủy thác qua các tổ chức trung gian như các tổ chức chính trị - xã hội.

* Một số điểm khác biệt giữa NHCSXH và NHTM:

- Những điểm giống nhau: đều là định chế trung gian tài chính, cùng hoạt

động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, ngân hàng, đều có huy động vốn.

- Những điểm khác nhau: NHTM hoạt động vì lợi nhuận, đối tượng khách

phải thực hiện thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; trong khi NHCSXH hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận; đối tượng khách hàng được chỉ định, tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách, ngồi ra cịn được những ưu đãi khác tùy theo thực trạng và mục tiêu của nền kinh tế.

Mặc dù không mang lại lợi nhuận, nhưng NHCSXH cho vay chính sách được tồn tại trong nền kinh tế thị trường ở nhiều nước trên thế giới.

* Vai trị chủ yếu của NHCSXH:

Có thể có những tên gọi khác nhau, mơ hình tổ chức cũng có những điểm khác nhau, song về cơ bản NHCSXH có vai trị to lớn trong nền kinh tế, thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:

- Là trung tâm tập trung vốn chính sách nhằm thực hiện vai trị trung gian tín dụng chính sách xã hội.

Tập trung nguồn vốn từ ngân sách, từ các “mạnh thường quân”, những hỗ trợ theo dự án của vốn trong và ngoài nước, vốn hỗ trợ từ các tổ chức kinh tế, xã hội, vốn trích hỗ trợ từ các NHTM theo quy định và vốn huy động trong xã hội, từ các thành viên nghèo, cận nghèo và chính sách để cho vay các đối tượng được chỉ định như hộ nghèo thiếu vốn, hộ và những người thuộc các đối tượng chính sách như có cơng với xã hội, gia đình thương binh, liệt sĩ đồng bào dân tộc ít người, . . .

Với tư cách là trung gian, cầu nối giữa nguồn vốn chính sách, NHCSXH thực hiện các nghiệp vụ của mình nhằm chuyển tải vốn đến đúng đối tượng qua con đường tín dụng chính sách, thực hiện quy trình trước, trong, sau cho vay vốn nhằm đảm bảo sử dụng vốn chính sách an tồn và có hiệu quả, nhằm thu hồi vốn để bảo toàn nguồn vốn.

Nguồn vốn của NHCSXH góp phần phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, một khi nguồn vốn được sử dụng an tồn, có hiệu quả sẽ được thu hồi nhằm tiếp tục quay vịng thực hiện mục đích của mình cho mục tiêu góp phần phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách có hiệu quả.

Cho dù là nguồn vốn chính sách, song một khi hòa nhập vào nguồn vốn chung của xã hội, trong đó có vốn của NHTM, vốn của NHCSXH đã góp phần vào việc ổn định tiền tệ, ổn định giá cả trong nền kinh tế.

Cũng như nhũng hoạt động tín dụng của NHTM, hoạt động tín dụng của NHCSXH cũng tận dụng những nguồn vốn phù hợp với mục đích chính sách mà NHCSXH nhận được cũng góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông.

Trong công tác quản lý vi mô của Nhà nước nhằm thực hiện những chính sách mục tiêu của từng thời kỳ nhất định, thì lãi suất tín dụng đã trở thành một trong những công cụ nhạy bén và linh hoạt. Từ đó cho ta thấy tín dụng góp phần khơng nhỏ trong việc ổn định tiền tệ, tạo diều kiện ổn định giá cả và là tiền đề quan trọng trong sự phát triển kinh tế, điều chỉnh giá cả đầu vào đầu ra của các tổ chức cá nhân. Hỗ trợ đầu vào bằng ưu đãi lãi suất cho đối tượng hộ nghèo, điều chỉnh cung cầu thị trường.

- Góp phần tạo việc làm thực hiện xóa đói giảm nghèo, thực hiện những dự án mơi trường, xã hội:

Với nguồn vốn chính sách giao cho NHCSXH cùng vốn huy động NHCSXH đưa vốn vào tạo việc làm, duy trì sản xuất, phát triển sản xuất góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.

Với những nguồn vốn dự án trong và ngồi nước cho các chương trình dự án như trồng rừng, chống xói mịn, khắc phục biến đổi môi trường hay như chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường, xóa mù chữ, . . . NHCSXH thơng qua chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện nghiệp vụ tín dụng để đảm bảo sử dụng đúng mục đích, an tồn, hiệu quả nguồn vốn. Nếu vốn được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả sẽ góp phần đáng kể vào thành tựu của các dự án, đóng góp to lớn cho việc gìn giữ, tôn tạo, phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Một khi nguồn vốn được sử dụng hiệu quả sẽ góp phần làm tăng nguồn vốn, đó cũng là một trong những nền tảng để mở rộng, tiếp tục cho vay đầu tư, tạo việc làm cho xã hội, đó chính là nền tảng góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

- Góp phần tạo điều kiện phát triển mối quan hệ với nước ngoài:

Sự phát triển kinh tế và các quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới, tín dụng NH ln luôn là cầu nối giữa các nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại

gần nhau hơn và cùng nhau phát triển, các quan hệ kinh tế phát sinh giữa các nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, cá nhân doanh nghiệp giữa các nước khác nhau. Khi cho vay và trả nợ tiền vay theo những nguyên tắc tín dụng, trên cơ sở quan hệ ngoại thương và thanh toán quốc tế, là yêu cầu khách quan về mặt kinh tế, để phát triển các mối quan hệ về chính trị, ngoại giao và các quan hệ khác giữa các nước.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 của luận văn là nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và trình bày tổng quan về NHCSXH, đặc điểm hoạt động tín dụng NHCSXH với vai trò đặc biệt là hoạt động vì mục tiêu XĐGN ổn định xã hội, nhận nguồn vốn từ Chính phủ để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các gia đình chính sách lãi suất ưu đãi, không phải thế chấp, được ngân sách cấp bù lãi suất, rủi ro Chính phủ đảm bảo khả năng thanh tốn, khơng phải nộp các khoản thuế vào ngân sách.

Luận văn tập trung đề cập đến chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, để đánh giá được ngân hàng đó mạnh hay yếu phải đánh giá được chất lượng tín dụng. Để trở thành một ngân hàng mạnh, phải tạo được niềm tin và giá trị nơi khách hàng, mục tiêu là cung ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng chất lượng cao, đáp ứng tối đa nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng. Luận văn đã nêu lên các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng, từ phía ngân hàng, từ phía khách hàng, từ các nhân tố khác như môi trường kinh tế, môi trường xã hội, môi trường tự nhiên. Việc đánh giá chất lượng tín dụng được thực hiện bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hảng chính sách xã hội huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)