Đánh giá tình hình minh bạch thơng tin BCTC tại các trường Đại học công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo tài chính với mục tiêu minh bạch thông tin kế toán tại các trường đại học công lập ở thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 74)

lập ở TP Hồ Chí Minh

2.2.1 Ưu điểm

- Thông tin BCTC của các trường Đại học cơng lập ở TPHCM đóng vai trị quan trọng trong quá trình quản lý NSNN, kịp thời cung cấp các thơng tin tài chính, ngân sách cho các cấp cơ quan quản lý nhằm điều hành hiệu quả nguồn NSNN.

- Trên phương diện phản ánh những thơng tin trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị, BCTC của các trường Đại học công lập ở TPHCM đã thực hiện khá tốt được điều này. Vì tất cả các chỉ tiêu trình bày trên BCTC được thực hiện đúng theo yêu cầu của Bộ Tài chính.

- Các trường Đại học cơng lập ở Việt Nam nói chung và ở TPHCM nói riêng tn thủ nhất qn các chính sách kế tốn theo quy định của Bộ Tài chính. Vì vậy thơng tin BCTC của các trường Đại học công lập ở TPHCM hiện nay đáp ứng yêu

- Về phương tiện cơng khai thơng tin, đã có những quy định hiện hành đầy đủ, phù hợp, thuận tiện cho các đối tượng sử dụng BCTC. Những phương tiện công khai cụ thể gồm: phát hành ấn phẩm (nếu cần thiết), nêm yết tại đơn vị, thông báo bằng văn bản, công bố tại kỳ họp thường niên.

2.2.2 Nhược điểm

a. BCTC chưa hướng đến đối tượng sử dụng là CBVC đang công tác tại các trường Đại học công lập ở TPHCM

Với kết quả khảo sát thực tế 109 người, >65% đánh giá rằng BCTC của các trường Đại học công lập ở TPHCM hiện nay chủ yếu cung cấp thông tin phục vụ cho các đối tượng, cơ quan quản lý NSNN. Thực chất các đơn vị này đều lập BCTC theo quy định hiện hành và chủ yếu với mục đích gửi các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền như: cơ quan chủ quản, Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Tài chính, … Do đó, chỉ có các cơ quan có thẩm quyền mới nhận được BCTC. Lúc này những người có thể tiếp cận với BCTC là những người làm cơng tác kế tốn, lãnh đạo đơn vị và những người có quyền yêu cầu đơn vị cung cấp BCTC.

Bên cạnh đó, BCTC hiện nay chưa cơng bố cơng khai cho các đối tượng có nhu cầu thơng tin, đặc biệt là CCVC đang công tác tại các trường Đại học cơng lập ở TPHCM. Do đó, theo kết quả khảo sát, có >81% người được khảo sát nhận định BCTC của các trường Đại học công lập ở TPHCM hiện nay không nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho các cán bộ, nhân viên đang công tác tại đơn vị.

b. Mục tiêu BCTC của các trường Đại học công lập ở TPHCM hiện nay chưa xác định rõ ràng

Mục tiêu của các trường Đại học công lập ở TPHCM là cung cấp thơng tin hữu ích cho người sử dụng với mục đích ra quyết định và trách nhiệm giải trình của đơn vị. Tuy nhiên, hiện nay BCTC tập trung vào việc báo cáo quyết tốn kinh phí, ngân sách đã sử dụng, đối chiếu kinh phí dự tốn với Kho bạc. Điều này chủ yếu phục vụ cho cơng tác kiểm sốt NSNN, mà chưa nhằm phục vụ cho việc giải trình

về hiệu quả sử dụng NSNN và giải trình về tình hình thu, chi tại đơn vị cho các đối tượng có nhu cầu thơng tin như các CBVC đang công tác tại đơn vị.

c. Quy định về BCTC của các trường Đại học cơng lập tại TPHCM cịn rườm rà, nhiều biểu mẫu và quy định thời điểm công bố thông tin chưa phù hợp, đảm bảo chất lượng thông tin được công bố

Chế độ kế toán HCSN ban hành theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 quy định BCTC gồm báo cáo quý, báo cáo năm và 11 báo cáo trong đó có 6 báo cáo và 5 phụ biểu. Theo đó, số lượng BCTC theo quy định hiện hành còn rườm rà và quá nhiều biểu mẫu. Vì vậy thơng tin cung cấp rời rạc, gây khó khăn cho người sử dụng thơng tin.

Theo điều 8, quyết định 192 của Thủ tướng có quy định rõ thời điểm công khai thơng tin tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp, trong đó có các trường Đại học công lập, là chậm nhất 30 ngày (kể từ ngày được cấp có thẩm quyền giao, duyệt), tại hội nghị cán bộ, công chức của đơn vị. Tuy nhiên, nhìn chung thời điểm cơng bố thông tin vẫn không được các đơn vị đảm bảo. Cụ thể, theo Quyết định 19/QĐ-BTC thời điểm nộp BCTC năm của đơn vị sự nghiệp là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nghĩa là thơng thường hạn cuối để các đơn vị là ngày 30/3 năm sau năm tài chính. Sau đó, cơ quan chủ quản thực hiện kiểm toán vào tháng 4 hoặc tháng 5. Vậy thời điểm công bố thơng tin tài chính theo Quyết định 192 là khoảng tháng 5 hoặc tháng 6 năm sau năm tài chính. Theo khảo sát, thời điểm tổ chức hội nghị cán bộ, cơng chức là tháng 12 của năm tài chính hoặc tháng 1 năm sau. Điều đó đồng nghĩa với việc những con số tài chính cơng bố tại hội nghị mới chỉ được thủ trưởng đơn vị phê duyệt, mà chưa hề được bất cứ một tổ chức có chun mơn nghiệp vụ nào, độc lập khách quan kiểm tra về sự chính xác, trung thực của BCTC.

d. Nhu cầu thông tin của đối tượng sử dụng BCTC ở các trường Đại học công lập tại TPHCM hiện nay vẫn chưa được đáp ứng

Mặc dù hiện nay, theo quy định BCTC có nhiều biểu mẫu, nhưng những thơng tin trên BCTC của các trường Đại học công lập tại TPHCM vẫn chưa cung cấp đầy đủ, rõ ràng, minh bạch các thơng tin cần thiết hữu ích cho người sử dụng. Do đó, vẫn chưa đáp ứng nhu cầu về các thơng tin như: tình hình tài chính, đánh giá kết quả hoạt động, thơng tin về dịng tiền và thơng tin giải thích,… cho người sử dụng, đặc biệt là các CBVC đang cơng tác tại đơn vị. Do đó, gây khó khăn cho họ trong việc đánh giá tình hình tài chính của đơn vị mình. Đồng thời, một số mục đích cá nhân khác cũng rất khó để thực hiện, ví dụ: nghiên cứu khoa học.

e. BCTC ở các trường Đại học công lập tại TPHCM hiện nay chưa phù hợp với CMKT công quốc tế

BCTC ở các trường Đại học công lập tại TPHCM hiện nay chưa phân chia rõ ràng giữa BCTC phục vụ cho mục đích chung, cung cấp thơng tin cho người người khơng có khả năng kiểm sốt thơng tin tại đơn vị và BCTC cho mục đích đặc biệt, cung cấp thông tin cho nhu cầu ra quyết định và giải trình trong trường hợp đặc biệt, không cần công bố thông tin rộng rãi.

Bên cạnh đó, trong tất cả các báo cáo của đơn vị HCSN nói chung, các trường Đại học cơng lập nói riêng chưa có quy định về báo cáo phản ánh dịng tiền của đơn vị như trong quy định của CMKT công quốc tế.

f. BCTC ở các trường Đại học công lập tại TPHCM hiện nay chưa đảm bảo các tiêu chí về đặc tính chất lượng thơng tin

BCTC có chất lượng chưa có là do mỗi đặc tính chất lượng gồm: đáng tin cậy, tính kịp thời, có thể so sánh được, có thể kiểm chứng được và tính phù hợp khơng được đảm bảo vì một số mặt hạn chế nhất định vẫn đang tồn tại.

Tính phù hợp: BCTC theo quy định hiện hành chỉ bao gồm số liệu của năm báo

cáo, mà khơng có khoản mục dành riêng cho dự báo tình hình tài chính của đơn vị trong năm sau. Ngồi ra BCTC hiện nay chỉ hướng đến đối tượng duy nhất là các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Do đó với đối tượng sử dụng khác, thì thơng tin trên

BCTC lại quá dư thừa những thông tin không cần thiết mà thiếu đi những thông tin quan trọng mà họ quan tâm (tình hình tài chính, tình hình dịng tiền,…).

Đáng tin cậy: BCTC ở các trường Đại học công lập tại TPHCM hiện nay chỉ được

lập và nộp lên cấp trên phục vụ cho việc đánh giá tình hình quản lý sử dụng ngân sách của đơn vị. Do đó, các đơn vị có động cơ để nhấn mạnh những thơng tin tích cực và hạn chế những thông tin tiêu cực làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.

Có thể so sánh được: Theo mẫu Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết tốn kinh phí đã qua sử dụng (B02-H) hay mẫu Báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh (B03-H) chỉ trình bày thơng tin của kỳ báo cáo. Do đó, khơng thể có sự so sánh, đối chiếu để đánh giá tình hình quản lý thu, chi ngân sách hiệu quả hay khơng.

Có thể kiểm chứng được: Thông tư 81/2006/TT-BTC và Thông tư 172/2009/TT-

BTC quy định đơn vị có thể sử dụng những hóa đơn bán hàng thơng thường, các chứng từ có giá trị pháp lý không cao để chứng minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Do đó, nhiều số liệu chi tiêu kinh phí của đơn vị khơng được tính đúng, bị khai khống xuất hiện trên BCTC.

Tính kịp thời: Mặc dù BCTC ở các trường Đại học công lập tại TPHCM hiện nay

đảm bảo tương đối đúng hạn nộp BCTC lên các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên do đối tượng BCTC hướng đến không phải là các CBVC tại đơn vị, nên việc công bố thông tin kịp thời cho những đối tượng này không được đơn vị quan tâm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ kết quả khảo sát của chương 2, tác giả nhận thấy rằng hiện nay BCTC tại các trường Đại học cơng lập tại TPHCM đã có những ưu điểm nhất định, như: kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý, tuân thủ nhất quán các chính sách kế tốn của Bộ Tài chính và có ban hành văn bản quy định về phương tiện công bố thơng tin. Tuy nhiên vẫn cịn nhiều nhược điểm cần được sớm khắc phục liên quan đến vấn đề minh bạch thông tin BCTC, cụ thể: chưa hướng đến đối tượng là CBVC đang công tác tại đơn vị, chưa xác định mục tiêu rõ ràng, quy định rườm rà về số lượng biểu mẫu, chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của người sử dụng, chưa đảm bảo được các đặc tính chất lượng và chưa phù hợp với CMKT công quốc tế. Đây là một bài tốn khó cần sớm đưa ra giải pháp hồn thiện BCTC nhằm minh bạch hóa thơng tin kế tốn các trường Đại học công lập tại TPHCM.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BCTC VỚI MỤC TIÊU MINH BẠCH THÔNG TIN KẾ TỐN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG LẬP

Ở TP HỒ CHÍ MINH

"Sức khỏe" của cả một đơn vị sự nghiệp nói chung và của một trường Đại học cơng lập nói riêng sẽ được định lượng bằng các chỉ số rất cụ thể như: kết quả hoạt động của đơn vị; các dòng tiền ra vào của đơn vị; tài sản công đang được sử dụng và quản lý tại đơn vị.

Ở đây, đã có một sự thay đổi về tư duy quản lý. Nếu như một doanh nghiệp đại chúng có trách nhiệm cơng bố BCTC cho mỗi cổ đơng thì trường Đại học cơng lập cũng có trách nhiệm giải trình trước các cán bộ, nhân viên các thông tin về tài sản từ ngân sách, các khoản tài trợ, đầu tư, các chi cho hoạt động.

Tuy nhiên, hàng loạt câu hỏi đang đặt ra là: Liệu qua minh bạch thơng tin, các cán bộ, nhân viên có thực sự giám sát được hiệu quả sử dụng ngân sách nói riêng và các nguồn thu nói chung của đơn vị hay khơng? Các vấn đề tham nhũng, lãng phí, thất thoát tài sản Nhà nước, đầu tư cho các hoạt động (như nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất) kém hiệu quả liệu có được giúp đẩy lùi khơng?...

Bên cạnh những lợi ích khơng thể phủ nhận của minh bạch BCTC đó, tác giả cũng nhận thấy một số vấn đề phát sinh. Thứ nhất, cơ quan quản lý, cũng như bản thân mỗi đơn vị cần lường trước những bất đồng dẫn đến sự thiếu nhất quán trong việc phân chia tỷ lệ chi tiêu, đầu tư, nhất là đối với những khoản chi không bắt buộc tuân thủ theo một quy định cụ thể, như: tỷ lệ chi cho cán bộ, nhân viên đối với khoản thu nhập tăng thêm của mỗi đơn vị. Thứ hai, những đối tượng chống đối có thể lợi dụng những thơng tin được trình bày trên BCTC cho mục đích chung để suy diễn xun tạc tình hình tài chính của đơn vị, gây tâm lý hoang mang cho các cán bộ, nhân viên, khiến họ không yên tâm công tác. Thứ ba, một khi công bố ra bên ngồi, các đơn vị sẽ khơng tránh khỏi việc muốn làm đẹp BCTC và che dấu những khoản chi tiêu trái với quy định. Một trong những khoản chi thường xun và giá trị

cơng lập là chi phí tiếp khách. Lợi dụng q trình hợp thức hóa các khoản này (mua hóa đơn, tạo chứng từ giả,...) nhiều cá nhân thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản công (cấu kết với bên thứ ba khai tăng chi phí mua hóa đơn, chứng từ).

Đứng trước những vấn đề này, tác giả đưa ra những quan điểm để xác lập và hoàn thiện BCTC với mục tiêu minh bạch thơng tin kế tốn tại các trường Đại học công lập ở TPHCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo tài chính với mục tiêu minh bạch thông tin kế toán tại các trường đại học công lập ở thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)