Chính sách và giải pháp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn q5 thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 62 - 64)

TP HCM giai đoạn 2016 – 2025

3.3.1. Chính sách và giải pháp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ

nghèo trên địa bàn Quận

- Chính sách về tín dụng ưu đãi: Bên cạnh nguồn vốn quỹ Xóa đói giảm nghèo quận và Thành phố cấp bổ sung, hàng năm ngân sách quận ủy thác vốn tối thiểu 1 tỷ đồng/năm theo kế hoạch số 4068/KH-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và tăng nguồn vốn quỹ Xóa đói giảm nghèo quận (ủy thác Ngân hàng chính sách xã hội) 50 triệu đồng/năm từ nguồn tiết kiệm ngân sách nhằm tích lũy tạo nguồn đảm bảo nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thực hiện chuyển giao ủy thác nguồn vốn quỹ Xóa đói giảm nghèo sang Ngân hàng chính sách xã hội theo hướng dẫn của Thành phố. Phối hợp cùng Phịng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội Quận 8 và Quận 5 quản lý, bảo toàn và phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn quỹ Xóa đói giảm

nghèo, giải quyết trợ vốn tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các nguồn vốn để phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống.

Phối hợp và sử dụng các nguồn vốn tín dụng ưu đãi và tín dụng nhỏ hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo có khả năng lao động, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và tự vượt nghèo (quỹ Xóa đói giảm nghèo, quỹ Quốc gia về việc làm, quỹ tín dụng ngân hàng chính sách xã hội và các đồn thể, quỹ Vì người nghèo, quỹ tương trợ trong dân…); gắn việc cho vay vốn với hướng dẫn hộ nghèo, hộ cận nghèo cách làm ăn hiệu quả, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương và theo khả năng quy mơ, trình độ sản xuất từng hộ.

- Chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm (trong và ngoài nước):

Hàng năm Quận, tổ chức rà soát thực trạng, nhu cầu về việc làm, học nghề, học văn hóa, xuất khẩu lao động của hộ nghèo, hộ cận nghèo, tăng cường công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của đào tạo nghề là điều kiện cơ bản để thoát nghèo bền vững, tư vấn, hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu, giải quyết việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo gắn liền với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

+ Nắm chắc nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn để giới thiệu, ưu tiên nhận lao động nghèo, cận nghèo có đủ điều kiện vào làm việc.

+ Thực hiện các dự án sản xuất sử dụng nhiều lao động để thu hút lao động, tạo việc làm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả vay vốn Quỹ Xóa đói giảm nghèo để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh từ đó thu nhận lao động hộ nghèo, cận nghèo để dạy nghề và tạo việc làm ổn định.

+ Tổ chức dạy nghề có miễn, giảm học phí cho lao động hộ nghèo, cận nghèo và hộ vừa vượt chuẩn nghèo, tập trung những ngành nghề phù hợp dễ tìm việc làm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài quận. Đồng thời có kế hoạch phối hợp Cơng ty xuất khẩu lao động và chuyên gia Thành

phố (Suleco) tổ chức tư vấn giới thiệu lao động nghèo, cận nghèo có nhu cầu làm việc có thời hạn ở nước ngồi.

+ Tăng cường cơng tác hướng dẫn hỗ trợ nâng cao nhận thức, kiến thức kinh nghiệm cách sản xuất, làm ăn cho người nghèo, cận nghèo để tăng tích lũy, thoát chuẩn nghèo vươn lên khá; Vận động các hộ vượt chuẩn nghèo có kinh nghiệm làm ăn tham gia các Tổ tự quản giảm nghèo để làm nòng cốt hướng dẫn kinh nghiệm các làm ăn cho các hộ chưa vượt nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn q5 thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)