Chính sách và giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn q5 thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 64 - 66)

TP HCM giai đoạn 2016 – 2025

3.3.2. Chính sách và giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận

vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

- Chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế, chi phí khám chữa bệnh, tiền ăn khi điều trị bệnh nội trú, đảm bảo về quyền lợi khám chữa bệnh cho người nghèo, cận nghèo; thực hiện chính sách hỗ trợ điều trị bệnh hiểm nghèo, nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe phụ nữ; phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em và nâng cao chế độ ăn uống hợp dinh dưỡng cho gia đình, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, thực hiện phong trào ni dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc, khám sức khỏe tiền hôn nhân, khám sàng lọc thai nhi, hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim, tiền ăn, tiền đi lại cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh... theo chính sách chung của Thành phố. Tiếp tục đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khoẻ toàn dân, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong; triển khai thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế với chương trình giảm nghèo bền vững. Bên cạnh nguồn ngân sách, phát huy phong trào vận động, đóng góp của các tổ chức đồn thể (quỹ Vì người nghèo, các quỹ xã hội từ thiện), các nhà tài trợ, các hoạt động xã hội của doanh nghiệp… để thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe, giảm chiều nghèo thiếu hụt về y tế cho nhân dân nói chung và người nghèo, cận nghèo nói riêng.

- Chính sách hỗ trợ về giáo dục: Vận dụng Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ về quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021, tiếp tục thực

hiện chính sách hỗ trợ miễn, giảm học phí, chi phí học tập, tiền ăn trưa cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đang học tại các trường mầm non… thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; đồng thời, thực hiện chính sách hỗ trợ hàng tháng cho học sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo bỏ học trở lại lớp học. Vận động các đơn vị trường học thực hiện miễn hoặc giảm ít nhất 50% các khoản đóng góp khác của nhà trường đối với học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, vận động học sinh bỏ học đến trường, không để trường hợp các em hộ nghèo, hộ cận nghèo trong độ tuổi phải bỏ học hoặc nghỉ học vì lý do mưu sinh của gia đình, đặc biệt là sinh viên đang theo học các lớp Trung cấp nghề, Cao đẳng, Đại học... Phấn đấu 100% học sinh nghèo, cận nghèo trong độ tuổi được đến trường. Song song với việc đẩy mạnh tổ chức vận động nguồn quỹ Vì người nghèo, các chương trình khuyến học, khuyến tài của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, các nhà tài trợ để hỗ trợ học bổng hàng năm cho học sinh nghèo, cận nghèo của quận. Đẩy mạnh vận động và có chính sách hỗ trợ nâng cao trình độ học vấn cho đối tượng thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về chỉ số giáo dục bằng các hình thức tổ chức học tập tại Trung tâm giáo dục thường xuyên quận, đảm bảo thực hiện theo chỉ tiêu phổ cập giáo dục hàng năm ở từng phường, định hướng nghề nghiệp đối với học sinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hợp lý, tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về tín dụng cho học sinh, sinh viên nghèo.

- Chính sách hỗ trợ về nhà ở: Xây dựng kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng, sửa

chữa chung cư xuống cấp gắn với việc thực hiện xây dựng phường văn minh đô thị, khu phố sạch - an toàn, phát động phong trào sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng và dùng các nguồn năng lượng sạch trong sinh hoạt gia đình… để tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống. Tổ chức rà soát, nắm chắc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về diện tích nhà ở để tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ phù hợp điều kiện của địa phương, của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cơ sở huy động nguồn lực của Nhà nước, cộng đồng xã hội, của gia đình và bản thân hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tiếp tục thực hiện chính sách xây dựng, sửa chữa nhà ở, chống dột, chống ngập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo cịn khó khăn về nhà ở. Triển khai thực hiện chương trình nhà ở xã hội, cho vay vốn từ nguồn Quỹ tín

dụng Ngân hàng chính sách xã hội để hộ nghèo, hộ cận nghèo tự sửa chữa nhà ở, cải thiện chất lượng sống, đồng thời có điều kiện tạo ra thu nhập thông qua việc sử dụng mặt bằng để sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ cho thuê.

- Chính sách hỗ trợ về pháp lý: Mở rộng mạng lưới, khuyến khích các tổ chức

xã hội tham gia các hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí, tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp luật, hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, kịp thời và chủ động tiếp cận các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước để tự vươn lên thốt nghèo, đồng thời góp phần nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật.Tăng cường cung cấp các thông tin về kiến thức, kỹ năng để phát triển kinh tế gia đình cùng với các chính sách an sinh xã hội góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết về giảm nghèo đa chiều cho nhân dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo, tạo sự an tâm để tự tin, chủ động tự vươn lên thoát nghèo, hạn chế tư tưởng trông chờ ỷ lại của hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn q5 thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)