Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của sở hữu nhà nước đến chi phí sử dụng nợ của các công ty cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Giả thuyết nghiên cứu

Để tìm hiểu tác động của sở hữu nhà nước với chi phí sử dụng nợ cũng như xem xét tác động này trong các trường hợp khác nhau: tình hình tài chính của cơng ty, tình trạng kiểm sốt vượt trội và sự phát triển thể chế ở các tỉnh mà công ty hoạt động, bài nghiên cứu đưa ra 4 giả thuyết sau:

Giả thuyết 1: Chi phí sử dụng nợ đối với các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát thấp hơn so với các doanh nghiệp tư nhân.

Các tài liệu tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của việc sở hữu của nhà nước nhưng hầu như đều ủng hộ cho những ưu điểm cho rằng việc nhà nước kiểm sốt doanh nghiệp sẽ góp phần làm cho chi phí sử dụng nợ thấp hơn trong các thị trường mới nổi.

Theo các nghiên cứu của Borisova và Megginson (2011, 2015), Shailer và Wang (2014) đều cho rằng việc sở hữu của nhà nước sẽ đi kèm với sự bảo lãnh ngầm của chính phủ, làm giảm rủi ro mà trái chủ gánh chịu và từ đó làm giảm chi phí sử dụng nợ. Chính vì vậy, bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết 1 cho rằng chi phí sử dụng nợ đối với các công ty do nhà nước kiểm soát sẽ thấp hơn so với các công ty do tư nhân kiểm soát. Bài nghiên cứu kiểm định giả thuyết này bằng cách sử dụng mẫu đầy đủ để tìm hiểu tác động của sở hữu nhà nước cũng như các yếu tố tác động đến chi phí sử dụng nợ của tất cả các cơng ty trong mẫu nghiên cứu (mơ hình 1).

Để kiểm định tác động của kiệt quệ tài chính, cổ đơng kiểm soát vượt trội và sự phát triển thể chế, dựa theo nghiên cứu của Gul và cộng sự (2009), tác giả sẽ thực

phương pháp này thay vì sử dụng phương pháp dùng mẫu duy nhất với các biến tương tác để kiểm định tác động này để có độ chính xác cao hơn đối với hệ số của các biến kiểm sốt mà có sự khác biệt giữa các nhóm được kiểm tra (theo nghiên cứu của Hardy 1993).

Giả thuyết 2: Mối quan hệ giữa chi phí sử dụng nợ và kiểm sốt của nhà nước bị chi phối bởi kiệt quệ tài chính.

Nghiên cứu của Shailer và Wang (2014) cho rằng các cơng ty bị xem như rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính khi các cơng ty có báo cáo lỗ trong một hoặc hai năm trước đó. Do đó để kiểm định giả thuyết 2, tác giả sử dụng biến giả kiệt quệ tài

chính để chia mẫu dữ liệu thành hai nhóm các cơng ty bị kiệt quệ tài chính và khơng bị kiệt quệ tài chính để xem xét tác động của sở hữu nhà nước đến chi phí sử dụng nợ có khác nhau giữa hai nhóm hay khơng (Mơ hình 2 và 3).

Giả thuyết 3: Mối quan hệ giữa chi phí sử dụng nợ và quyền kiểm sốt của nhà nước có thể bị tác động bởi mức độ kiểm sốt vượt trội của cổ đơng.

Theo nghiên cứu của Shailer và Wang (2014), Jian và Wong (2010), quyền kiểm soát vượt trội của cổ đơng sẽ làm tăng chi phí sử dụng nợ. Tuy nhiên, tác động này khác nhau giữa các công ty do nhà nước và tư nhân kiểm sốt. Do đó, để kiểm định

giả thuyết 3, chia mẫu theo trung bình của sự khác biệt giữa quyền kiểm sốt và

quyền dịng tiền của một cổ đơng kiểm sốt cuối cùng (Mơ hình 4 và 5).

Giả thuyết 4: Mối quan hệ giữa chi phí sử dụng nợ và việc kiểm sốt của nhà nước bị tác động bởi mức độ phát triển thể chế ở tỉnh.

Friedman và cộng sự (2003), Hail và Leuz (2006) đều cho rằng, hệ thống thể chế càng phát triển sẽ bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư tốt hơn, làm giảm chi phí giám sát và thực thi các hợp đồng tài chính và từ đó làm giảm chi phí sử dụng nợ. Do đó, bài nghiên cứu cho rằng tác động của sở hữu nhà nước đến chi phí sử dụng nợ phụ thuộc vào yếu tố địa phương mà công ty đang hoạt động. Để kiểm tra giả thuyết 4, bài nghiên cứu sử dụng trung bình của mức độ phát triển của tỉnh mà công ty đăng

IR = Chi phí lãi vay

Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn

mức độ phát triển cao và một nhóm các cơng ty hoạt động ở tỉnh có mức độ phát triển thấp (Mơ hình 6 và 7).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của sở hữu nhà nước đến chi phí sử dụng nợ của các công ty cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)