Nguồn tài nguyên cát ở tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài nguyên cát và mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền khai thác cát của doanh nghiệp tại tỉnh bình định (Trang 46)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Nguồn tài nguyên cát ở tỉnh Bình Định

Nguồn cát xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định chủ yếu tích tụ ven các sơng lớn của tỉnh như sông Lại Giang, sông Kôn, sông Hà Thanh, sông Kim Sơn, sông La Tinh và sông La Vỹ.

Cát xây dựng trong tỉnh Bình Định gồm 02 loại: (i) Cát bãi bồi, chủ yếu ven các sơng lớn của tỉnh và cát bãi bồi lịng một số sơng suối nhỏ chi lưu của các dịng sông này, loại cát này chiếm chủ yếu trong sử dụng xây dựng tại Bình Định; (ii) Cát có nguồn gốc biển gió, đặc biệt ở dọc ven biển phía đơng tỉnh, tuy nhiên hầu hết cát bị nhiễm mặn nên không sử dụng được trong xây dựng, chỉ một bộ phận cát có nguồn gốc biển gió phân bố trong phần sâu đất liền đã được rửa mặn nhờ mưa gió hoặc sơng hồ nước ngọt lân cận mới có thể sử dụng cho xây dựng.

4.2. Công tác quản lý tài nguyên cát ở tỉnh Bình Định

Bình Định đã ban hành Quy định quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, trong đó phân định cụ thể thẩm quyền và trách nhiệm của từng sở, ngành liên quan, từng cấp chính quyền địa phương (UBND cấp huyện, cấp xã) khi thực thi nhiệm vụ quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh (UBND tỉnh Bình Định, 2009, 51/2009/QĐ-UBND).

4.2.1. Quy hoạch tài nguyên cát

Đây là một nội dung trong Quy hoạch thăm dị, khai thác, sử dụng khống sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 thuộc thẩm quyền quản lý và cấp phép của UBND tỉnh (UBND tỉnh Bình Định: 2009, 582/QĐ- UBND; 2011, 215/QĐ-UBND; 2013, 4046/QĐ-UBND; 2015, 4746/QĐ-UBND).

Ranh giới Quy hoạch khống sản cát trên địa bàn tỉnh Bình Định thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh (UBND tỉnh Bình Định, 2013, 4046/QĐ-UBND) khơng chồng chéo với Quy hoạch thăm dị, khai thác, chế biến khống sản làm vật liệu xây dựng của Trung ương (Thủ tướng Chính phủ, 2012, 45/QĐ-TTg).

Bình Định có trữ lượng tài ngun cát dự báo khoảng 40,965 triệu m3 tại 33 mỏ với diện tích 8.815 ha, tập trung ở 6 dòng sông lớn là: sông Kôn, sông Lại Giang, sông Hà Thanh, sông Kim Sơn, sông La Tinh và sông La Vỹ ở địa bàn 9 huyện và thị xã An Nhơn (UBND tỉnh Bình Định, 2013, 4046/QĐ-UBND).

Bảng 4.1: Số liệu quy hoạch khoáng sản cát đến 2020, định hướng 2030 TT Huyện/ Thị xã Số điểm mỏ Diện tích TT Huyện/ Thị xã Số điểm mỏ Diện tích

(ha) Trữ lượng dự báo (triệu m3) 1 An Lão 3 252 1,265 2 Hoài Ân 10 677 3,07 3 Hoài Nhơn 2 712 3,49 4 Phù Mỹ 2 132 0,67 5 Phù Cát 3 2.727 13,55 6 An Nhơn 5 384 1,48 7 Tuy Phước 3 246 0,89 8 Tây Sơn 2 1.251 4,54 9 Vân Canh 1 709 1,59 10 Vĩnh Thạnh 2 1.725 10,42 Tổng 33 8.815 40,965

Nguồn: UNBD tỉnh Bình Định, 2013, 4046/QĐ-UBND

Hình 4.1: Diện tích quy hoạch khai thác cát (ha)

252 677 712 132 2727.0 384 246 1251.0 709 1725.0 0 1000 2000 3000

An Lão Hồi Ân Hồi

Hình 4.2: Trữ lượng quy hoạch cát dự báo (triệu m3)

Nguồn: UNBD tỉnh Bình Định, 2013, 4046/QĐ-UBND

Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định cơng suất thiết kế cát làm vật liệu xây dựng đến năm 2020 đạt 1.595 nghìn m3 (UBND tỉnh Bình Định, 2014, 286/QĐ-UBND) với 10 dự án khuyến khích đầu tư khai thác cát mới được đề ra theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Bình Định đến năm 2020 bao gồm:

Hình 4.3: Cơng suất phát triển vật liệu cát 2016-2020 (nghìn m3/năm)

Nguồn: UBND tỉnh Bình Định, 2014, 286/QĐ-UBND

4.2.2. Khu vực khơng đấu giá quyền khai thác khống sản cát

Bình Định khoanh định 124 khu vực khơng đấu giá quyền khai thác khống

1.265 3.07 3.49 0.67 13.55 1.48 0.89 4.54 1.59 10.42 0 5 10 15

An Lão Hoài Ân Hoài

Nhơn Phù Mỹ Phù Cát NhơnAn PhướcTuy SơnTây CanhVân ThạnhVĩnh

20 150 150 65 20 80 70 840 200 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900

An Lão Hoài Ân Hoài

sản với tổng diện tích 7.676,26 ha của năm loại khống sản bao gồm: (i) Đá xây dựng, (ii) Cát xây dựng và khuôn đúc, (iii) Laterit, (iv) Titan sa khống và (v) Vàng. Trong đó, cát xây dựng và khn đúc có 45 khu vực được khoanh định khơng đấu giá quyền khai thác với diện tích 857,25 ha chiếm 11,2%.

Hình 4.4: Diện tích khoanh định khơng đấu giá quyền khai thác (ha)

Nguồn: UBND tỉnh Bình Định, 2015, 2421/QĐ-UBND

4.2.3. Đấu giá quyền khai thác khống sản

Bình Định đã ban hành Quy chế đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh (UBND tỉnh Bình Định, 2016, 16/2016/QĐ-UBND) và Quy định phí tham gia đấu giá quyền khai thác khống sản (UBND tỉnh Bình Định, 2015, 27/2015/QĐ-UBND).

Bình Định cũng đã có chủ trương khảo sát các điểm mỏ khống sản có triển vọng và điều kiện khai thác thuận lợi về giao thơng, giải phóng mặt bằng, ít ảnh hưởng đến môi trường, khu dân cư để lập kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh với năm điểm mỏ cần khảo sát, trong đó có hai điểm mỏ cát tại huyện Tây Sơn (UBND tỉnh Bình Định, 3166/UBND-KT ngày 29/7/2016). Hiện tại Sở Tài nguyên và Mơi trường đang chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, UBND các huyện nơi có mỏ

1.446,25; 18,8% 857,25; 11,2% 78.76, 1% 5.280; 68,8% 14; 0,2% Đá xây dựng Cát xây dựng và khn đúc Laterit Titan sa khống Vàng

khống sản tiến hành khảo sát trước khi trình UNBD tỉnh kế hoạch đấu giá, do đó tính đến ngày 31/7/2016, Bình Định chưa tổ chức được phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản nào.

4.2.4. Cấp phép khai thác cát

Giai đoạn 2014-7/2016, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 44 doanh nghiệp hoạt động khai thác cát, trong đó có 02 doanh nghiệp đang có hoạt động khai thác ở 02 điểm mỏ cát, các doanh nghiệp còn lại đều khai thác tại 01 điểm mỏ cát.

Thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, hiện nay các doanh nghiệp khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh phải thực hiện thăm dò đánh giá trữ lượng mỏ làm tiền đề lập dự án đầu tư khai thác lâu dài, đây cũng là cơ sở để tính tiền cấp quyền khai thác khống sản cát của cơ quan nhà nước.

Đến ngày 31/7/2016, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 29 giấy phép cịn hiệu lực đang hoạt động khai thác cát, 8 doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác, 3 doanh nghiệp đang ngừng khai thác để thực hiện thủ tục thăm dò trữ lượng để cấp phép khai thác lâu dài (từ hai năm trở lên), 2 doanh nghiệp đang ngừng khai thác để thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép.

Hình 4.5: Loại hình doanh nghiệp hoạt động khai thác cát (2014-7/2016)

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả (2016)

Bên cạnh đó, để cung ứng kịp thời nguồn vật liệu thi công xây dựng các dự

0 0 0 5 0 0 1 19 0 1 1 17 0 5 10 15 20 DN 100% vốn nước ngồi DN có vốn nhà nước Hợp tác xã Doanh nghiệp tư nhân

2016 2015 2014

đèo Cù Mơng, UBND tỉnh Bình Định đồng ý cho 3 nhà thầu là Công ty cổ phần tập đồn Phúc Lộc (UBND tỉnh Bình Định, 10/6/2014, 2351/UBND-KTN), Cơng ty cổ phần đầu tư Nắng Ban Mai (UBND tỉnh Bình Định, 07/4/2016, 1244/UBND-KT), Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ (UBND tỉnh Bình Định, 13/7/2016, 2887/UBND-TH) được phép khai thác cát tại 4 vị trí đã được UBND tỉnh thống nhất trong thời gian lập hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản cát với điều kiện doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ bao gồm: (i) hồn thành việc bồi thường giải phóng mặt bằng, (ii) ký gửi tạm các khoản tiền phải nộp vào ngân sách, tiền ký quỹ mơi trường, (iii) có văn bản cam kết hoàn thành hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản cát trong thời hạn 90 ngày làm việc theo quy định, phải đăng ký thời gian khai thác với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nơi có mỏ khống sản.

Hình 4.6: Sơ đồ quy trình cấp phép khai thác cát

Thống nhất vị trí thăm dị

Thực hiện thăm dị

Phê duyệt báo cáo kết quả thăm dò

Lập - Phê duyệt Thiết kế mỏ

Lập - Phê duyệt Hồ sơ môi trường

Thuê đất, Giao đất trên thực địa Tính tiền cấp quyền khai thác Khai thác cát Thủ tục cấp giấy phép khai thác

Hình 4.7: Số liệu cấp phép hoạt động khai thác cát (2014-7/2016)

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả (2016)

Trong giai đoạn 2014-7/2016, UBND tỉnh Bình Định đã cấp phép tổng trữ lượng khai thác đạt 2.934.152,5 m3 cát trên diện tích 136,85 ha với cơng suất khai thác cấp phép 557.372 m3/năm.

Hình 4.8: Trữ lượng cát đã cấp phép (2014-7/2016)

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả (2016)

29, 63% 2, 4,3%

2, 4,3%

8, 17,5%

3, 6,6% 2, 4,3% Còn hiệu lực đang khai thác Cho phép khai thác trước, lập hồ sơ sau (đang khai thác) Cho phép khai thác trước, lập hồ sơ sau (chưa khai thác) Đang thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác Ngừng khai thác để thực hiện thăm dò Ngừng khai thác để gia hạn giấy phép khai thác 502338.0 1196651.0 1235163.500 217372.0 179500.0 160500.0 - 200000.0 400000.0 600000.0 800000.0 1000000.0 1200000.0 1400000.0 2014 2015 2016 Trữ lượng cấp phép (m3) Cơng suất khai thác (m3/năm)

Hình 4.9: Trữ lượng cát cấp phép đang khai thác (2014-7/2016)

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả (2016)

Hình 4.10: Trữ lượng cát cấp phép đang ngừng, chưa khai thác (2014-7/2016)

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả (2016)

4.2.5. Cơng tác tính tiền cấp quyền khai thác cát

Bình Định đã thành lập Hội đồng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của doanh nghiệp được UBND tỉnh cấp phép khai thác (UBND tỉnh Bình Định, 2014, 2020/QĐ-UBND), Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm Chủ tịch hội đồng, các ủy viên đến từ Sở Tài Chính, Cục thuế tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

365742.0 1055631.0 956131.500 182372.0 179500.0 143500.0 - 200000.0 400000.0 600000.0 800000.0 1000000.0 1200000.0 2014 2015 2016 Trữ lượng cấp phép (m3) Công suất khai thác (m3/năm) 136596.0 141020.0 279032.0 35000.0 - 17000.0 - 50000.0 100000.0 150000.0 200000.0 250000.0 300000.0 2014 2015 2016 Trữ lượng cấp phép (m3) Công suất khai thác (m3/năm)

Hội đồng này có nhiệm vụ tính, thẩm định số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp một cách khách quan, chính xác và trình UBND tỉnh phê duyệt theo hướng dẫn tại Nghị định về tính tiền cấp quyền của Chính phủ (Chính phủ, 2013, 203/2013/NĐ-CP).

Trong giai đoạn 2014-7/2016, Bình Định ban hành 33 quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác cát cho các mỏ cát thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh với tổng số tiền được phê duyệt là 9,26 tỷ đồng, trong đó số tiền cấp quyền phải nộp trong giai đoạn 2014-2016 là 9,12 tỷ đồng.

Đơn vị tính: triệu đồng

Hình 4.11: Kết quả tính tiền cấp quyền khai thác cát (2014-7/2016)

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả (2016)

4.2.6. Truyền thơng phổ biến pháp luật khống sản

Bên cạnh cơng tác tính tiền cấp quyền, việc truyền thơng phổ biến pháp luật hoạt động khống sản đến cộng đồng doanh nghiệp khai thác cát và người dân địa phương nơi có mỏ cát đang khai thác cũng được UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo tiến hành. Trong năm 2014, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị giới thiệu, giải đáp nội dung Nghị định của Chính phủ về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khống sản (Chính phủ, 2013, 203/2013/NĐ-CP).

3189.0 .0 .0 3630.0 .0 .0 1912.0 330.0 62.0 .0 1000.0 2000.0 3000.0 4000.0 Đang khai thác Chưa khai thác Gia hạn giấy phép 2016 2015 2014

Đặc biệt, kể từ tháng 8/2016 Bình Định tổ chức: (i) các buổi đối thoại với doanh nghiệp định kỳ mỗi tháng hai lần (vào ngày thứ 6 của tuần thứ 02 và tuần thứ 04) nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong q trình thực hiện chính sách và thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực tài nguyên mơi trường (UBND tỉnh Bình Định, 173/TB-UBND ngày 03/8/2016); (ii) triển khai thực hiện chuyên mục “Công dân hỏi - Giám đốc Sở trả lời” nhằm tăng cường sự tham gia, giám sát của người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện cải cách hành chính, thực thi cơng vụ của cơ quan hành chính cơng (UBND tỉnh Bình Định, 2016, 2840/QĐ-UBND).

4.2.7. Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng về tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khống sản, Bình Định đã ban hành văn bản giao UBND cấp huyện “Tăng cường kiểm tra hoạt động khống sản, có biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương theo thẩm quyền. Hàng năm xây dựng phương án và dự trù kinh phí bảo vệ khống sản chưa khai thác trên địa bàn. Kiểm tra, giám sát UBND cấp xã trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân bao che hoạt động khoáng sản trái phép; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh khi để xảy ra tình trạng khai thác khống sản trái phép” (UBND tỉnh Bình Định, 2961/UBND-KTN ngày 26/6/2015). Hiện tại, các huyện thị xã thành phố đang triển khai chỉ đạo này của UBND tỉnh.

4.2.8. Thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác cát

Bình Định đã ban hành Quy chế phối hợp hậu kiểm đối với các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, quy định chi tiết sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác hậu kiểm thực hiện các hoạt động thăm dị, khai thác, chế biến khống sản; sử dụng đất đai và bảo vệ mơi trường khi hoạt động khống sản; thực thi pháp luật về tài chính và thuế (UBND tỉnh Bình Đinh, 2011, 632/QĐ-UBND).

Từ năm 2014 đến tháng 7/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành 04 đợt kiểm tra việc khai thác cát bao gồm: (i) Kiểm tra hoạt động khai thác cát của

24 tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh (UBND tỉnh Bình Định, 2014, 3798/UBND-KTN), (ii) Kiểm tra hoạt động khai thác cát trái phép trên sông Hà Thanh theo chỉ đạo của UBND tỉnh (UBND tỉnh Bình Định, 2015, 2220/UBND-VX), (iii) Kiểm tra khai thác cát trái phép trên địa bàn huyện Phù Mỹ, (iv) Kiểm tra hoạt động khai thác cát tại phía Nam sơng Lại Giang theo phản ánh của Báo Bình Định.

Qua kiểm tra đã ban hành 01 quyết định xử phạt hành chính hành vi khai thác cát khi giấy phép khai thác đã hết hạn, tiền phạt 15 triệu đồng.

Bảng 4.2: Xử phạt vi phạm hành chính trong khai thác cát (2014-7/2016)

TT Quyết định Ngày Hành vi Tiền phạt

(triệu đồng)

1 08/QĐ-XPHC 20/01/2014 Khai thác cát khi giấy phép khai

thác khoáng sản đã hết hạn 15

Nguồn: Tổng hợp số liệu của tác giả (2016)

4.2.9. Nhân sự trực tiếp tham mưu quản lý hoạt động khoáng sản

Biên chế của Phịng Tài ngun khống sản thuộc Sở Tài nguyên và Mơi trường Bình Định (cơ quan trực tiếp tham mưu quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định) giảm đều trong 3 năm 2014-2016; UBND tỉnh chưa bố trí thêm 01 biên chế cho vị trí việc làm Định giá tài nguyên đã được UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2016. Cụ thể:

Bảng 4.3: Nhân sự trực tiếp tham mưu hoạt động khống sản (2014-7/2016)

Năm Số cơng chức Thành phần Chun mơn Thiếu biên chế theo vị trí việc làm 2014 6 01 Trưởng phịng, 01 Phó phịng, 04 chun viên Đại học: Mỏ, Địa chất, Vật lý. 2015 5 01 Trưởng phịng, 01 Phó phịng, 03 chuyên viên 2016 4 01 Trưởng phịng, 01 Phó phịng, 02 chun viên 01 chun viên: Định giá tài nguyên Nguồn: Tổng hợp số liệu của tác giả (2016)

4.3. Đặc điểm cá nhân của chủ doanh nghiệp

Tỷ lệ nam giới làm chủ doanh nghiệp chiếm đa số trong nghiên cứu này. Cụ thể, trong tổng số 31 doanh nghiệp được khảo sát, có 27 chủ doanh nghiệp là nam (chiếm 87,1%), còn lại 04 chủ doanh nghiệp là nữ (chiếm 12,9%).

Độ tuổi của chủ doanh nghiệp phần lớn trong khoảng 40 tuổi đến 59 tuổi (chiếm 93,5%), trong đó số doanh nhân từ 50 tuổi trở lên chiếm hơn một nửa. Số doanh nhân dưới 40 tuổi có tỷ lệ rất khiêm tốn, chỉ chiếm 6,5% và khơng có doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài nguyên cát và mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền khai thác cát của doanh nghiệp tại tỉnh bình định (Trang 46)