Thái độ, nhận thức về sử dụng tài nguyên cát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài nguyên cát và mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền khai thác cát của doanh nghiệp tại tỉnh bình định (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Thái độ, nhận thức về sử dụng tài nguyên cát

Kết quả khảo sát cho thấy có năm vấn đề về thái độ và nhận thức khi sử dụng tài nguyên cát mà doanh nghiệp cần phải cải thiện để giải quyết bài tốn bảo vệ mơi trường và khai thác cát bền vững là: (i) Ý thức kém về mức độ nghiêm trọng của thiệt hại môi trường (74%); (ii) Chưa quan tâm đến yêu cầu của thế hệ tương lai (81%); (iii) Thái độ thờ ơ với công tác phục hồi môi trường (81%); (iv) Ý thức bảo vệ nguồn cát thấp (78%) và (v) Chưa lưu ý đến các vấn đề hiện tại liên quan khi khai thác cát (78%).

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có những hoạt động tích cực trong khn khổ báo cáo đánh tác tác động mơi trường khi khai thác cát đó là: (i) Có đến 55% chủ doanh nghiệp rất quan tâm đến các quy tắc để xây dựng cơ bản một mỏ khai thác cát, 35% quan tâm ở mức độ thấp hơn, còn lại 10% là chưa quan tâm; (ii) Công tác họp tham vấn cộng đồng rất được doanh nghiệp coi trọng, 100% chủ doanh nghiệp quan tâm đến nội dung này, trong đó đến 81% chủ doanh nghiệp khẳng định rất coi trọng việc họp tham vấn cộng đồng.

(87%) lo ngại khối lượng cát khai thác được sẽ thấp hơn trữ lượng cát cấp phép. Việc cân nhắc giữa công tác bảo vệ môi trường và phát triển hạ tầng cũng là nội dung thu hút sự chú ý của doanh nghiệp khi có đến 71% chủ doanh nghiệp rất quan tâm và thêm 16% quan tâm ở mức độ thấp hơn.

Hình 4.12: Thái độ, nhận thức về sử dụng tài nguyên cát

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (2016)

4.6. Xác định mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền để khai thác 1m3 cát trên địa bàn tỉnh Bình Định

Theo kết quả khảo sát về mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền để khai thác 1m3 cát của chủ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định, mức sẵn lòng chi trả trung bình là 2.355 đồng, thấp nhất 2.000 đồng, cao nhất 2.600 đồng. Bảng 4.6: Mức sẵn lòng chi trả TT WTP Giá trị (đồng/m3) 1 Trung bình 2.355 2 Thấp nhất 2.000 3 Cao nhất 2.600

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (2016)

45 13 52 10 52 45 13 0 10 23 35 26 71 29 29 16 19 35 32 52 22 19 19 26 71 81 55 0 20 40 60 80 100 120

Lưu ý vấn đề hiện tại liên quan Lo ngại tỷ lệ khai thác/trữ lượng Ý kiến về yêu cầu bảo vệ nguồn cát Thái độ về phục hồi môi trường Quan tâm yêu cầu của thế hệ tương lai Ý kiến về độ nghiêm trọng của thiệt hại MT BVMT và phát triển hạ tầng Họp tham vấn cộng đồng Biết quy tắc xây dựng cơ bản mỏ

Có đến 74,1% chủ doanh nghiệp được khảo sát sẵn lòng trả thấp hơn mức tiền cấp quyền UBND tỉnh Bình Định đang áp dụng (2.520 đồng/m3); mức thấp nhất mà doanh nghiệp sẵn lòng trả thấp hơn mức quy định đến 20,6%. Chỉ có 6,5% chủ doanh nghiệp sẵn lòng trả cao hơn mức quy định hiện hành (cao hơn gần 3,1%) và doanh nghiệp nhấn mạnh rằng đây là mức chịu đựng cao nhất của doanh nghiệp. Còn lại 19,4% chủ doanh nghiệp sẵn lòng trả đúng bằng mức tiền cấp quyền theo quy định hiện hành.

Hình 4.13: Thống kê mô tả biến phụ thuộc (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (2016)

Kết quả này có mối tương quan thuận với ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp khai thác cát ở Bình Định về mức tính tiền cấp quyền để khai thác 1m3 cát tại tỉnh, đó là: 100% chủ doanh nghiệp cho rằng mức tiền cấp quyền hiện nay là cao hoặc vừa chứ khơng thấp, trong đó có đến 71% khẳng định là cao.

Hình 4.14: Ý kiến về mức tiền cấp quyền để khai thác 1m3 cát (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (2016)

74.100 19.3548 6.4516 .0 20.0 40.0 60.0 80.0 Dưới 2.520 2.520 2.600 0 29 71 0 20 40 60 80

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài nguyên cát và mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền khai thác cát của doanh nghiệp tại tỉnh bình định (Trang 59 - 62)