KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài nguyên cát và mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền khai thác cát của doanh nghiệp tại tỉnh bình định (Trang 77)

Chương 5 trình bày kết luận căn cứ trên kết quả nghiên cứu tại Chương 4; kết hợp hiện trạng thực tế trong công tác quản lý tài nguyên cát trên địa bàn tỉnh Bình Định đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên cát tại tỉnh Bình Định.

5.1. Kết luận

Nghiên cứu xác định được mức sẵn lịng trả tiền cấp quyền bình qn của chủ doanh nghiệp để khai thác 1m3 cát tại Bình Định là 2.355 đồng, thấp hơn mức thu hiện tại UBND tỉnh Bình Định đang áp dụng ở mức 2.520 đồng.

Kết quả nghiên cứu đã tìm được 11 biến độc lập có ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả tiền cấp quyền để khai thác cát của chủ doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định là: khu vực khai thác, trữ lượng được cấp phép, thời hạn khai thác, công suất khai thác thực tế, giá bán, chi phí khai thác, nơi bán, hình thức bán, mục đích sử dụng cát, độ tuổi và học vấn của chủ doanh nghiệp.

Giới tính của chủ doanh nghiệp không tác động đến mức sẵn lòng trả tiền cấp quyền khai thác cát của họ.

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm có độ tuổi [30-39] với [40-49] và độ tuổi [30-39] với [50-59]. Độ tuổi trẻ hơn có mức sẵn lịng trả bình quân cao hơn.

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở biến trình độ học vấn, cụ thể giữa học vấn THPT và học vấn Cao đẳng. Học vấn thấp hơn có mức sẵn lịng trả bình qn cao hơn.

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở biến nơi bán, cụ thể giữa hai nhóm: Ngay tại mỏ với Ngay tại mỏ và tại bãi trữ của khách hàng.

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở biến hình thức bán, cụ thể giữa hai nhóm: Chỉ quyết tốn vào cơng trình xây dựng của chính doanh nghiệp với nhóm

Kết quả nghiên cứu cho thấy chủ doanh nghiệp cần phải cải thiện năm vấn đề về thái độ và nhận thức khi sử dụng tài nguyên cát, bao gồm: (i) Ý thức kém về mức độ nghiêm trọng của thiệt hại môi trường (74%); (ii) Chưa quan tâm đến yêu cầu của thế hệ tương lai (81%); (iii) Thái độ thờ ơ với phục hồi môi trường (81%); (iv) Ý thức bảo vệ nguồn cát thấp (78%); (v) Chưa lưu ý đến các vấn đề hiện tại liên quan khi khai thác cát (78%).

Ở một khía cạnh khác, kết quả nghiên cứu cho thấy 90% chủ doanh nghiệp rất quan tâm hoặc có sự quan tâm đến các quy tắc xây dựng cơ bản mỏ. 100% chủ doanh nghiệp quan tâm (trong đó có đến 81% rất coi trọng) vấn đề tham vấn cộng đồng nơi có mỏ khống sản cát. Đa số doanh nghiệp (87%) lo ngại khối lượng cát khai thác được sẽ thấp hơn so với trữ lượng cát được cấp phép khai thác.

5.2. Khuyến nghị

Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài về các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả, nghiên cứu khuyến nghị một số chính sách liên quan đến cơng tác tính tiền cấp quyền trong khai thác cát để nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên cát trên địa bàn tỉnh Bình Định như sau:

Cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành hướng dẫn cụ thể về việc chưa thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với phần trữ lượng đã khai thác từ ngày 01/7/2011 đến ngày 31/12/2013 đối với các trường hợp giấy phép khai thác hết hạn và đã ngừng hoạt động trước ngày 01/01/2014 vì đây là vấn đề rất vướng nổi lên hiện nay khi triển khai tính và thu tiền cấp quyền khai thác cát mà văn bản hướng dẫn hiện hành của Tổng cục Địa chất khoáng sản chưa giải quyết triệt để (Tổng cục Địa chất khoáng sản, 1014/ĐCKS-KTĐCKS ngày 09/7/2014).

Bổ sung quy định hồn trả số tiền cấp quyền khai thác khống sản cát đã nộp ngân sách khi doanh nghiệp khơng thể khai thác cát vì khơng thực hiện xong công tác bồi thường để thuê đất hoặc một số người dân địa phương tự phát ngăn cản không cho khai thác cát.

Cho phép một giám đốc điều hành mỏ có thể điều hành hoạt động khai thác cát của nhiều hơn một giấy phép khai thác cát bởi lý do đặc thù là các mỏ cát lịng sơng ở khu vực bãi bồi có diện tích và trữ lượng rất nhỏ, cấu trúc mỏ và công nghệ khai thác đơn giản để hỗ trợ doanh nghiệp khai thác cát tiết kiệm chi phí khi thực hiện thủ tục đăng ký giám đốc điều hành mỏ.

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Kết quả khảo sát phụ thuộc nhiều vào cách đặt vấn đề của người điều tra, cách chọn câu trả lời của cá nhân chưa đúng nhất với giá trị thực tế nên một số mẫu khảo sát có độ tin cậy cịn hạn chế.

Có thể bộ phận kỹ thuật hiện trường, tài chính kế tốn của doanh nghiệp chưa cung cấp đầy đủ, chính xác nhất thơng tin đến chủ doanh nghiệp dẫn đến chủ doanh nghiệp được khảo sát trả lời ước chừng theo cảm tính những thơng tin định lượng trong phiếu khảo sát.

Sau khi xác định mức sẵn lịng chi trả tiền cấp quyền bình qn khi khai thác 1m3 cát tại Bình Định là 2.355 đồng/m3, để có thể thu hút khu vực tư tiếp tục đầu tư khai thác hiệu quả hơn nguồn tài nguyên cát, tiến tới áp dụng hình thức đấu giá công khai quyền khai thác thay cho hình thức cấp phép như hiện nay thì việc xác định chi phí đầu tư để hình thành một mỏ cát thuận lợi về giao thơng, ít ảnh hưởng đến môi trường ven sông và đời sống người dân trong khu vực có mỏ cát là rất quan trọng. Đây là nội dung đề tài tiếp theo có thể nghiên cứu nhằm định hướng cho doanh nghiệp khai thác cát trong tương lai gần để cung ứng đủ nhu cầu cát xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh

1. Barry Field. Environmental Economics: An introduction. 1994, p.21.

2. Ezebilo, E. (2013). Willingness to pay for improved residential waste management in a developing country. Int. J. Environ. Sci. Technol 10:413-

422.

3. L.H.P. Gunaratne (2010), Policy Options for Sustainable River Sand Mining in Sri Lanka, the Economy and Environment Program for Southeast Asia

(EEPSEA), ISBN: 978-981-08-7709-5.

4. Munasinghe, M. (1993). Environmental Economics and Sustainable Development. World Bank Environment Paper no.3.

Tiếng Việt

5. Bộ Tài chính (2010), Thơng tư số 105/2010/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên.

6. Bộ Tài chính (2011), Thơng tư số 129/2011/TT-BTC quy định mức thu, chế độ

thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động khống sản.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính (2014), Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 22/2012/NĐ-CP.

8. Bộ Tài chính (2015), Thơng tư số 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên.

9. Chính phủ (2007), Nghị định số 127/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng.

10. Chính phủ (2011), Nghị định số 74/2011/NĐ-CP về phí bảo vệ mơi trường đối

với khai thác khống sản.

11. Chính phủ (2012), Nghị định số 22/2012/NĐ-CP về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

12. Chính phủ (2013), Nghị định số 203/2013/NĐ-CP về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khống sản.

13. Chính phủ (2016), Nghị định số 12/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ mơi trường đối

với khai thác khống sản.

14. Cục Thống kê tỉnh Bình Định (2015), Niên giám thống kê năm 2015.

15. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 1, Tập 2, NXB Hồng Đức.

16. Liên Sở Tài chính - Xây dựng (2012, 2013, 2014, 2015, 2016), Thông báo công bố giá vật liệu xây dựng.

17. N.Gregory Mankiw (2003), Nguyên lý Kinh tế học, Trường Đại học Tổng hợp

Harvard.

18. Nguyễn Văn Song và cộng sự (2011), Xác định mức sẵn lòng chi trả của các hộ nông dân về dịch vụ thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa bàn huyện Gia Lâm - Hà Nội, Tạp chí Khoa học và phát triển 2011: Tập 9, số

5: 853-860.

19. Nguyễn Văn Ngãi và cộng sự (2012), Mức sẵn lòng trả cho nhu cầu du lịch của người dân thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học 2014, số 3.

20. Nguyễn Thế Chinh, Giáo trình kinh tế và quản lý mơi trường.

21. Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Viê ̣t Nam (2009), Luật Thuế tài nguyên.

22. Quốc hội Nước Cộng hịa XHCN Viê ̣t Nam (2010), Luật Khống sản.

23. Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Viê ̣t Nam (2014), Luật Bảo vệ môi trường.

24. R.Kerry Turner, David Pearce và Ian Bateman (1995), Kinh tế môi trường. TT Nguyên cứu kinh tế và xã hội về mơi trường tồn cầu Đại học East Anglia và Đại học Luân Đôn.

25. Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội Nước Cộng hòa XHCN Viê ̣t Nam (2010), Nghị quyết ban hành biểu mức thuế suất tài nguyên, số 928/2010/UBTVQH12.

26. Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội Nước Cộng hòa XHCN Viê ̣t Nam (2013), Nghị quyết ban hành biểu mức thuế suất tài nguyên, số 712/2013/UBTVQH13.

27. Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội Nước Cộng hòa XHCN Viê ̣t Nam (2015), Nghị quyết ban hành biểu mức thuế suất tài nguyên, số 1084/2015/UBTVQH13.

28. UBND thành phố Đà Nẵng (2015), Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên năm 2016 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

29. UBND tỉnh Quảng Nam (2013), Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh.

30. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2013), Quyết định số 37/2013/QĐ-UBND ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh.

31. UBND tỉnh Bình Định (2011), Quyết định số 43/2011/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh.

32. UBND tỉnh Bình Định (2013), Quyết định số 4046/QĐ-UBND phê duyệt điều

chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dị, khai thác, sử dụng khống sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 thuộc thẩm quyền quản lý và cấp phép của UBND tỉnh.

33. UBND tỉnh Bình Định (2013), Quyết định số 50/2013/QĐ-UBND ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh.

34. UBND tỉnh Bình Định (2014), Quyết định số 286/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

35. UBND tỉnh Bình Định (2016), Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Bình Định.

36. UBND tỉnh Phú Yên (2014), Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh.

37. UBND tỉnh Khánh Hòa (2016), Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh.

38. UBND tỉnh Ninh Thuận (2015), Quyết định số 74/2015/QĐ-UBND ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh.

39. UBND tỉnh Bình Thuận (2013), Quyết định số 72/2013/QĐ-UBND ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Phiếu khảo sát

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN

Các anh, chị thân mến !

Tôi là Nguyễn Trần Thiên Văn - học viên cao học chuyên ngành Quản lý công tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài “Quản lý tài nguyên cát và mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền khai thác cát của

doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định”. Đề tài hướng đến mục tiêu quản lý và khai thác tài

nguyên thiên nhiên hợp lý.

Rất mong anh/chị dành chút thời gian giúp tơi hồn thành phiếu khảo sát sau đây. Sự hỗ trợ và cộng tác của anh/chị có ý nghĩa rất quan trọng đối với đề tài. Xin lưu ý những ý kiến của anh/chị là phản ánh khách quan nhất của vấn đề được nêu lên, do vậy khơng có ý kiến nào là đúng hay sai. Tất cả các ý kiến của anh/chị đều có giá trị cho nghiên cứu và đều được đảm bảo bí mật.

Trân trọng cảm ơn !

Ngày điền thông tin vào phiếu khảo sát: ………….. /8/2016.

THÔNG TIN MỎ CÁT

Giấy phép khai thác số: …………/GP-UBND ngày …… / …… / ……….

hoặc Quyết định phê duyệt trữ lượng số: ……/QĐ-UBND ngày … / … / ………..

Địa điểm mỏ cát: …………………………………………………………………... Diện tích khai thác: ……………………….…..ha.

Trữ lượng địa chất được cấp phép khai thác: ………………….. m3 cát. Công suất khai thác: ………………………….m3 cát/năm.

Thời hạn khai thác: ………………………….. năm

PHẦN 1: THƠNG TIN CÁ NHÂN

(Anh/chị vui lịng chọn câu trả lời đúng nhất với anh/chị)

Câu 1. Giới tính của chủ doanh nghiệp ?  Nam  Nữ

Câu 2. Độ tuổi hiện tại của chủ doanh nghiệp ?

 Dưới 30  Từ 40 đến dưới 50  Từ 60 tuổi trở lên

 Từ 30 đến dưới 40  Từ 50 đến dưới 60

Câu 3. Trình độ học vấn cao nhất của chủ doanh nghiệp ?

PHẦN 2: PHẦN KHẢO SÁT

Câu 4. Thời điểm doanh nghiệp khai thác cát ở điểm mỏ này: ............................... Câu 5.Khu vực khai thác cát thuộc vùng kinh tế - xã hội ?

Đặc biệt khó khăn Khó khăn Thuộc vùng cịn lại

Câu 6. Khoảng cách từ đường chính đến mỏ cát: ............................... km. Câu 7. Số lao động tham gia khai thác cát ? ....................................... người. Câu 8. Chi phí hoạt động khai thác cát ?

8.1 Chi phí giấy phép: .............................................................. đồng.

8.2 Chi phí thuê đất: ................................................................. đồng/m2/năm. 8.3 Chi phí xây dựng cơ bản mỏ: ............................................................. đồng. 8.4 Chi phí vốn của máy đào: .................................................................. đồng. 8.5 Chi phí vốn của xe tải chở cát: ........................................................... đồng. 8.6 Chi phí lương và bảo hiểm nhân cơng: .............................................. đồng/năm. 8.7 Chi phí nhiên liệu: .............................................................................. đồng/năm. 8.8 Chi phí đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng trong khai thác cát: .......... đồng. 8.9 Chi phí thuế tài nguyên: ..................................................................... đồng/năm. 8.10 Chi phí bảo vệ mơi trường: .............................................................. đồng/năm. 8.11 Chi phí khác (bán hàng, …): ............................................................ đồng/năm.

Câu 9. Kết quả khai thác cát ?

9.1 Số m3 mỗi năm: ......................................................................... m3. 9.2 Giá bán bình quân 1m3 tại nơi bán: ........................................... đồng.

Câu 10. Nơi bán cát chủ yếu ?

 Ngay tại mỏ.

 Tại công trường xây dựng của khách hàng/của doanh nghiệp.  Tại kho/bãi trữ của khách hàng.

Câu 11. Hình thức bán cát chủ yếu ?

 Giao dịch trực tiếp với khách hàng cá nhân.  Ký hợp đồng mua bán với khách hàng tổ chức.

 Khác: ......................................................................................................................

Câu 12. Cát được sử dụng vào các mục đích ?

 Sản xuất gạch block, trác (xây) nhà ở.  Xây dựng bề mặt đường bộ.

 Xây dựng khu, cụm cơng nghiệp, cơng trình trọng điểm.  Chôn lấp xung quanh đường ống, đường dây viễn thông.

Khác: ........................................................................................................................

Câu 14. Thái độ, nhận thức về sử dụng tài nguyên ?

(Anh chị vui lòng chọn một trong ba mức độ sau đây) Mức độ 1: Không phải tất cả

Mức độ 2: Một chút quan tâm Mức độ 3: Rất quan tâm

Phát biểu Mức độ đồng ý

1 2 3

14.1 Lưu ý đến các vấn đề hiện tại liên quan đến khai thác cát sông

14.2 Lo ngại về tỷ lệ cát khai thác được so với trữ lượng cát 14.3 Các ý kiến đối với yêu cầu của pháp luật về bảo vệ nguồn

cát sông

14.4 Thái độ đối với việc phục hồi môi trường các điểm mỏ cát sông bị hư hỏng bởi cộng đồng khai thác cát

14.5 Quan tâm đến các yêu cầu của thế hệ tương lai

14.6 Các ý kiến về mức độ nghiêm trọng của thiệt hại môi trường 14.7 Thái độ đối với việc bảo vệ môi trường và sự phát triển cơ

sở hạ tầng

14.8 Tham dự các cuộc họp tham vấn cộng đồng

14.9 Biết các quy tắc và quy định về xây dựng một mỏ khai thác cát

Câu 15. Khoảng cách từ biên giới mỏ cát đến bờ sông ? .................................. m.

Câu 16. Anh/Chị có nhận thấy các tác động môi trường nào khác lên bờ sông ?

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Câu 17. Ý kiến của anh/chị về mức Tiền cấp quyền khai cát thác hiện nay là:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài nguyên cát và mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền khai thác cát của doanh nghiệp tại tỉnh bình định (Trang 77)