Bảng thống kê nhân sự nghỉ việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP phương đông (Trang 58)

Chỉ số nhân sự 2012 2013 2014

Tổng nhận sự 1876 1879 2267

Nhân sự xin thôi việc 126 153 210

OCB cho nghỉ 32 123 43

Nhân sự tuyển mới 345 279 641

Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc 6.72% 8.14% 9.26%

Nguồn: (Phòng Nhân Sự, 2012-2014)

Số lƣợng hoạt động trong tổ chức

Là số lượng hoạt động phát triển văn hoá của tổ chức, doanh nghiệp. Các hoạt động này vừa định hình nên hành vi, nhận thức và lối ứng xử vừa phát triển tổ chức theo hướng tốt nhất. Trong ngân hàng OCB đã có những hoạt động như: hoạt động đội nhóm trong các kỳ nghỉ thường niên, hoạt động văn nghệ, thể thao chào mừng

50

các dịp lễ, ngày sinh nhật Ngân hàng, hoạt động vì một mơi trường xanh, hoạt động thi đua như Sao Phương Đông, Nắng Phương Đông, Tôi là người Phương Đông…

Bảng 2.22: Bảng thống kê số lƣợng hoạt động trong Ngân hàng Số lƣợng hoạt động trong tổ chức 2012 2013 2014

Số lượng (đơn vị: hoạt động) 2 3 5

Nguồn: (Phòng Nhân Sự, 2012-2014)

2.3.5. Đánh giá hiện trạng hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

Như vậy, hệ thống các mục tiêu, chỉ số đo lường sau khi xây dựng đã được tính tốn cụ thể với các số liệu thực tế trong các năm 2012 – 2014, thể hiện ở phụ lục 07.

Kết hợp phụ lục 05 và phụ lục 07, ta lập bảng so sánh ở phụ lục 08 theo cách tính như sau:

Đối với chỉ tiêu tăng thì cách tính tỷ lệ hồn thành chỉ tiêu sẽ là:

Đối với chỉ tiêu giảm thì cách tính tỷ lệ hồn thành chỉ tiêu sẽ là:

Kết quả chi tiết thể hiện ở phụ lục 08. Theo đó, tỷ lệ hồn thành chỉ tiêu ở bốn phương diện của mơ hình là giá trị trung bình của tất cả các tỷ lệ hồn thành của từng chỉ tiêu trong từng phương diện. Và điểm số hoàn thành BSC là giá trị trung bình của bốn tỷ lệ hồn thành ở bốn phương diện. Tác giả đã tính được kết quả như sau:

Bảng 2.22: Bảng kết quả thực hiện dựa vào BSC

Phƣơng diện Chỉ tiêu Kết quả thực hiện 2012 2013 2014

Phương diện tài chính 100% 66.61% 76.13% 62.22%

Phương diện khách hàng 100% 67.09% 66.70% 73.96%

Phương diện quy trình nội bộ 100% 47.22% 67.41% 75.99%

Phương diện học tập – phát triển 100% 48.34% 62.31% 76.21%

51

Nhận xét, đánh giá

Tỷ lệ hoàn thành BSC tăng dần qua các năm 2012, 2013, và 2014 từ mức trung bình 57.31% lên 68.14% và đạt 72.09% trong năm 2014. Nghĩa là, tỷ lệ tăng trưởng lần lượt đạt 18.8% và 6% trong năm 2013, 2014. Mặc dù có sự tăng trưởng nhưng tỷ lệ vẫn ở mức thấp so với kế hoạch mục tiêu đề ra. Mặc dù các chỉ số tài chính giảm qua các năm nhưng tổng thể các chỉ số chung lại tăng qua các năm 2012-2014. Đó là bởi vì, Ngân hàng đã bắt đầu chú trọng hơn vào các chỉ số phi tài chính, có chiến lược lâu dài xây dựng nội lực vững mạnh trước.

Ở phương diện tài chính, tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ vẫn ở mức rất thấp. Lợi nhuận của Ngân hàng vẫn đến từ nguồn lãi vay, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay ở mức cao từ 16% đến 18% trên năm. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu tiệm cận mức 3% - ngưỡng cho phép tối đa của Ngân hàng Nhà nước (thông tư 36/2014/TT-NHNN). Do vậy, Ngân hàng cần định hướng dịch chuyển dần sang các nguồn thu từ dịch vụ, cải thiện hoạt động cung cấp dịch vụ, thắt chặt khách hàng mục tiêu. Trong giai đoạn này, Ngân hàng có lợi nhuận thuần khơng cao vì đã dành phần lớn lợi nhuận để trích lập dự phịng rủi ro tài chính trong các năm trước đó nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu về mức thấp, hoặc cơ cấu lại dư nợ đến từ lĩnh vực bất động sản – vốn đang gặp nhiều khó khăn.

Ở phương diện khách hàng, tỷ lệ khách hàng mới tăng khác qua các năm, mức trung bình 20%/năm. Tuy nhiên, tỷ lệ khách hàng cũ còn giao dịch vẫn ở mức rất thấp, chỉ từ 30% đến 40%. Vì thế, Ngân hàng chỉ cần đưa ra các chương trình hành động đủ tốt để thu hút lượng khách hàng cũ thực hiện giao dịch là đã tăng đáng kể nguồn doanh thu cho Ngân hàng. Các biện pháp như tri ân khách hàng, tặng quà khách hàng thân thiết, gửi thiệp mừng sinh nhật… cùng với các chương trình lãi suất lãi vay hấp dẫn có thể lơi kéo lượng lớn khách hàng quay trở lại giao dịch.

Xét mối tương quan các phương diện qua các năm thì có sự tăng trưởng mạnh mẽ ở hai phương diện quy trình nội bộ và học tập – phát triển tương ứng với mức tăng trung bình lần lượt là 27% và 25%. Trong khi đó, mức tăng trưởng của tỷ lệ hồn thành ở phương diện tài chính giảm 1%, và mức tăng trưởng của tỷ lệ hoàn

52

thành ở phương diện khách hàng là 6%. Điều đó chứng tỏ, Ngân hàng đã chú trọng đầu tư vào các hoạt động quy trình nội bộ, đào tạo, phát triển nguồn lực, chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai.

Ở phương diện quy trình nội bộ thì mức tăng trưởng các sản phẩm, dịch vụ; mức tăng trưởng tiện ích trên kênh trực tuyến luôn ở mức cao 50% - 100% mỗi năm; thời gian giải quyết yêu cầu của khách hàng giảm dần. Các kênh phân phối như đơn vị kinh doanh, máy ATM, máy POS có mức tăng trưởng trung bình. Tỷ lệ mua hàng tập trung tăng mạnh ở năm 2014, sẽ góp phần làm giảm chi phí mua hàng, chi phí vận hành. Tỷ lệ khách hàng được chăm sóc có mức tăng trưởng khá.

Ở phương diện học tập – phát triển thì tỷ lệ các khố đào tạo chun mơn trên từng nhân viên tăng mạnh (do thành lập trung tâm đào tạo năm 2013 với mục đích tăng cường năng lực chuyên môn, năng lực quản lý đến cán bộ Ngân hàng). Tuy vậy, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc lại tăng lên. Nguyên nhân có thể là do tổng mức thu nhập bình quân nhân viên thấp, và tăng trưởng thấp qua các năm (ở mức trung bình dưới 10%/năm). Từ đó cho thấy, Ngân hàng cần mạnh mẽ hơn trong vấn đề tiền lương, cải thiện thu nhập dựa trên năng suất làm việc nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa giảm tỷ lệ thay đổi nhân sự vừa đảm bảo các chỉ tiêu kinh doanh.

Đồng thời việc đặt ra và hồn thành được các mục tiêu cịn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố từ mơi trường bên ngồi cũng như nguồn lực của Ngân hàng. Tác giả đã thực hiện phân tích cơ bản các yếu tố mơi trường đã ảnh hưởng đến kết quả trên.

2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh

2.4.1. Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi

2.4.1.1. Kính tế, chính trị, xã hội

Năm 2012 (Tổng cục thống kê, 2012)

Kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ cơng ở Châu Âu chưa được giải quyết. Trước bối cảnh bất lợi đó, mục tiêu tổng quát của năm 2012 được Chính phủ xác định trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 là

53

“Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế”. Để ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

Năm 2013 (Tổng cục Thống kê, 2013)

Kinh thế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ cơng vẫn cịn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế tồn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Ở trong nước, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể...

Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã kịp thời ban hành hai Nghị quyết quan trọng là Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới cịn nhiều khó khăn, thách thức, để thực hiện tốt các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu của năm, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương thực hiện tích cực và đồng bộ các giải pháp,

54

chủ động khắc phục khó khăn để từng bước ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được trong năm vừa qua thể hiện sự nỗ lực cố gắng rất lớn của cả hệ thống chính trị, của tồn qn và tồn dân ta.

Năm 2014 (Tổng cục thống kê, 2014)

Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thối tồn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu. Điểm nổi bật trong những tháng cuối năm là giá dầu mỏ trên thị trường thế giới giảm sâu và vẫn tiếp tục giảm.

Ở trong nước, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu cịn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp... Trước bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định nhằm tiếp tục ổn định vĩ mơ, tháo gỡ khó khăn và cải thiện mơi trường kinh doanh, tạo đà tăng trưởng, bảo đảm công tác an sinh xã hội cho toàn dân. Trọng tâm là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/8/2014 của Chính phủ về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; Chỉ thị số

55

25/CT-TTg ngày 13/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước những tháng cuối năm 2014.

Như vậy, nhờ các giải pháp, chỉ đạo kịp thời của chính phủ giai đoạn 2012- 2014, nền kinh tế tăng trưởng đều đặn, lạm phát giảm mặc dù cịn nhiều khó khăn vướng mắc chưa được gỡ bỏ như tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp rất khó khăn, nợ xấu vẫn duy trì cao, sức mua thấp…Ngành ngân hàng nói chung và ngân hàn TMCP Phương Đơng nói riêng vẫn phải hoạt động trong tư thế cầm chừng, kiểm sốt tối đa nợ xấu, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp làm ăn tốt.

2.4.1.2. Thị trường, đối thủ cạnh tranh

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, vừa là một thực thể kinh doanh, vừa là một công cụ để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ điều tiết vĩ mơ nền kinh tế. Vì vậy, ngành ngân hàng luôn là lĩnh vực chịu tác động sớm của các chính sách điều tiết vĩ mô và chịu giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước trong việc bảo vệ sự an tồn của hệ thống tiền tệ.

Tính chất cạnh tranh giữa các Ngân hàng đang mạnh lên, và điều này địi hỏi các ngân hàng cần phải có chiến lược kinh doanh phù hợp mới có thể giữ được thị phần, và tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Các ngân hàng thương mại cổ phần đang trở nên mạnh hơn về thị trường tín dụng và thị trường tiền gửi. Hàng rào gia nhập ngành được hình thành dựa trên 02 yếu tố: (1) Qui định pháp lý, điều kiện cần, để thành lập ngân hàng về vốn, chủ thể thành lập và trong quá trình hoạt động các ngân hàng chịu sự điều tiết mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ dự trữ bắt buộc tỷ lệ an toàn vốn, và cả tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng mỗi năm ..., và (2) Qui mô - số lượng khách hàng tối thiểu cần có được để đạt được mức cân bằng chi phí cố định.

Hơn nữa, mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước đến năm 2017 chỉ còn lại khoảng 20 ngân hàng thương mại cổ phần. Điều đó cho thấy q trình đào thải, sát nhập các ngân hàng chưa bao giờ nguội, bắt buộc các ngân hàng phải tự điều chỉnh phương thức hoạt động, phù hợp với tiêu chuẩn nếu không muốn bị sát nhập lại. Tức là các ngân hàng thuần túy cung cấp dịch vụ tín dụng truyền thống sẽ khơng thể có được

56

kết quả kinh doanh vượt trội so với ngân hàng còn lại trong ngành. Các ngân hàng trong ngành sẽ tiến tới việc cạnh tranh theo cách: (1) khác biệt sản phẩm, (2) thực hiện việc marketing nhằm nhấn mạnh chất lượng dịch. Khác biệt sản phẩm gồm cải thiện chất lượng dịch vụ và tạo ra nhiều sản phẩm có thêm đặc tính mới (ví dụ như cho vay tín dụng cá nhân không cần thế chấp là một hướng đi tạo thị trường mới khác với thị trường ngân hàng truyền thống, khi cho vay cần có tài sản đảm bảo).

Với quy mơ tài sản, vốn chủ sở hữu, huy động vốn, cấp tín dụng, Ngân hàng TMCP Phương Đơng được xếp vào nhóm ngân hàng quy mơ trung bình (nhóm có vốn điều lệ nhỏ hơn 5,000 tỷ đồng). Khi đó, chi phí sử dụng vốn của Ngân hàng sẽ cao hơn so với các ngân hàng có vốn lớn (lãi suất tiền gửi cho người dân cao hơn để hấp dẫn người dân gửi tiền), dẫn đến mất lợi thế về vốn.

2.4.1.3. Khách hàng

OCB xác định phân khúc khách hàng mục tiêu là: các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân có nguồn thu nhập khá, độ tuổi trung bình thấp, am hiểu cơng nghệ để từ đó có thể đem lại những sản phẩm dịch vụ khác biệt, tạo lợi thế riêng biệt cho các dịng sản phẩm của mình (như gói dịch vụ liên kết độc quyền với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP phương đông (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)