6) Kết cấu bài:
1.6. Nguyên tắc góp vốn
1.6.2 Thỏa thuận và thống nhất ý chí
Góp vốn xuất phát từ hợp đồng giao kết giữa các thành viên vì thế mà góp vốn được thực hiện dựa trên sự thoả thuận và thống nhất giữa các thành viên. Các thành viên góp vốn thoả thuận với nhau về giá trị và tỷ lệ góp vốn, về hình thức góp vốn, thời gian góp, phương thức chuyển giao vốn góp và quyền lợi giữa các thành viên góp vốn khi cơng ty hình thành.
Giá trị và tỷ lệ vốn góp là một nội dung rất quan trọng của thoả thuận góp vốn, nó tuỳ thuộc vào loại tài sản và sự định giá tài sản. Thống nhất được giá trị vốn góp là cơ sở để xác định tỷ lệ vốn góp của mỗi thành viên trong tổng số vốn điều lệ và cùng là cơ sở để phân định quyền và nghĩa vụ của các thành viên.
Thoả thuận góp vốn về hình thức vốn góp là xác định góp vốn bằng tải sản nào, đó là tài sản đặc định hay tài sản có thể thay thế; các thành viên có thể thay đổi loại tài sản góp vốn hay khơng.
Các bên cũng thoả thuận về phương thức chuyển giao vốn góp tức là chuyển giao quyền sở hữu tài sản vào cơng ty. Phương thức chuyển giao vốn góp phụ thuộc vào hình thức vốn góp (loại tài sản mà thành viên cam kết góp). Nếu là tài sản phải đăng ký thì phải thực hiện thủ tục chuyển giao đăng ký cho công ty, nếu là tài sản khơng cần đăng ký thì chuyển giao cho cơng ty.
Thời hạn góp vốn của các thành viên công ty chính là khoảng thời gian để các thành viên hồn tất nghĩa vụ góp vốn. Thời điểm góp vốn của cơng ty được quy định rất rõ trong điều lệ công ty và các văn bản pháp luật liên quan.
Rõ ràng đây là những vấn đề mà nhất thiết phải thoả thuận giữa các thành viên góp vốn chứ không thể do bất kỳ một bên nào đơn phương quyết định được. Khơng thành viên nào có thể ấn định cho thành viên khác phải góp vốn hoặc được góp bao nhiêu, bằng tài sản gì, điều đó là vi phạm sự tự do, tự nguyện của thành viên khác. Thoả thuận là yếu tố cơ bản nhất tác động đến quyền lợi của các bên, chính thoả thuận là hình thức quan trọng để các bên được bình đẳng trong việc thoả mãn nhu cầu và lợi ích của minh.
Mặt khác, sự thoả thuận đó phải đi đến thống nhất của tất cả các thành viên, đó phải là sự thống nhất tuyệt đối. Góp vốn khơng thể áp dụng nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số vì khi một bên khơng cùng ý kiến với các bên cịn lại thì có quyền khơng tham gia ký kết và như vậy hợp đồng giữa các thành viên góp vốn dự kiến ban đầu khơng được ký kết, cơ sở cho việc thực hiện hành vi góp vốn khơng hình thành. Hơn nữa trong góp vốn thành lập công ty nhất thiết phải có thoả thuận và thống nhất ý chí giữa các thành viên bởi những nghĩa vụ cần thực hiện sau khi giao kết hợp đồng góp vốn chỉ có chính thành viên đó mới có khả năng thực hiện mà khơng ai có thể thay thế. Bởi một trong những yêu cầu khi góp vốn là thành viên góp vốn phải đưa tài sản của mình vào cơng ty mới thành lập và chỉ có thành viên là chủ sở hữu của tài sản đồng ý thì mới có thể chuyển giao được.
Thoả thuận để thống nhất các vấn đề của góp vốn là quyền của các thành viên nhưng những thoả thuận đó phải khơng xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của người khác và trong phạm vi pháp luật cho phép. Ở Pháp, nếu các thành viên sang lập công ty cổ phần đồng ý cho một ai góp vốn bằng cơng sức (industrie) thì thoả thuận này sẽ khơng có giá trị pháp lý bởi Bộ luật Thương mại Pháp không chấp nhận cho cổ đông được góp bằng industrie để thành lập cơng ty cổ phần. Để thành
lập công ty ở TNHH ở Việt Nam, các thành viên có thể thoả thuận thời hạn hoàn thành việc góp vốn tuy nhiên khơng được quá 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây chính là giới hạn mà pháp luật đặt ra, buộc các thành viên khi thoả thuận góp vốn khơng được thoả thuận trái với quy định.
Việc thoả thuận và thống nhất này có thể được thể hiện dưới hai hình thức là bằng văn bản và khơng bằng văn bản. Hình thức bằng văn bản là hình thức phổ biến và có tính chứng cứ cao hơn với thoả thuận miệng, nó có thể là bản cam kết hoặc là hợp đồng góp vốn.