Theo quy định về ngoại hối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý về góp vốn bằng ngoại tệ trong doanh nghiệp thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 45 - 49)

6) Kết cấu bài:

2.2. 2 Hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

2.2.3.2. Theo quy định về ngoại hối

Theo Điều 12 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định “Vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải được chuyển sang đồng Việt Nam để thực

hiện đầu tư”. Tuy nhiên, tại thời điểm này do pháp luật chưa có quy định về hoạt

động chuyển tiền ngoại tệ góp vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam do đó hoạt động chuyển tiền tràn lan thông qua nhiều loại tài khoản ( tài khoản vãng lai, tài khoản cá nhân, tài khoản nợ.) dẫn đến khó khăn cho cơ quan quản lý.

Do bản chất hoạt động góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn của nhà đầu tư nước ngồi chính là việc sử dụng ngoại tệ để đầu tư vào thị trường Việt Nam vì vậy hoạt động này sẽ bị các văn bản pháp lý về quản lý ngoại hối điều chỉnh cụ thể là Văn bản hợp nhất Pháp lệnh ngoại hối năm 2013, Quyết định số 88/2010/QĐ-TTg ban hành ngày 18/6/2009 của Thủ tướng chính phủ về ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi trong doanh nghiệp Việt Nam và Thơng tư 131/2010/TT-BTC hướng dẫn quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, Thông tư 05/2014/TT-NHNN của Ngân

hàng nhà nước hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005 đã khuyến khích hoạt động đầu tư nước ngồi vào Việt Nam. Tuy nhiên khơng có định rõ cách thức góp vốn, mua cổ phần, góp vốn bằng ngoại tệ của nhà đầu tư nước ngoài vì vậy ngày 13 tháng 12 năm 2005 Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 28/2005/PL- UBTVQH11 trong đó quy định “Vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải được chuyển sang

đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư”. Do hoạt động chuyển tiền vào nước ta thời

điểm này vẫn chưa được kiểm tra soát chặt chẽ. Việc rửa tiền, bn ngoại tệ vẫn cịn là điều bất cập. Vì vậy ngày 18/6/2009 Thủ tướng ban hành Quyết định số 88/2010/QĐ-TTg nhằm điều chỉnh hoạt động đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ của nhà đầu tư nước ngoài. Theo Điều 6 Quyết định 88/2010/QĐ-TTg điều kiện để thực hiện hoạt động góp vốn mua cổ phần là phải mở tài khoản vốn đầu tư cụ thể :

 Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức:

Có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này.

 Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân:

Có tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngồi và các hoạt động khác có liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này.

Quyết định 88/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được xem như là một bước đi đầu tiên trong việc điều chỉnh hoạt động ngoại hối trong nước. Tuy

nhiên, các điều khoản trong Quyết định còn nhiều quy định chưa cụ thể tại thời điểm bấy giờ về tên tài khoản, chưa có sự phân biệt giữa tài khoản góp vốn mua cổ phần là loại tài khoản gì? Nó là tài khoản giao dịch bình thường hay là tài khoản vốn đầu tư và nếu là tài khoản vốn đầu tư thì nó có phải là tài khoản vốn trực tiếp hày gián tiếp. Ngày 06/9/2010, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 131/2010/TT- BTC hướng dẫn thực hiện quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi trong các doanh nghiệp Việt Nam trong đó tại Điều 5 quy định:

+ Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức khi tham gia góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam phải: Có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này. Việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài khoản vốn đầu tư phải phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

+ Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân khi tham gia góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam phải: Có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thơng qua tài khoản này. Việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài khoản vốn đầu tư phải phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

Ngày 18/3/2013, Ủy Ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh ngoại hối sửa đổi số 06/2013/UBTVQH13 sửa đổi điều 12 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005: “Nhà đầu tư nước ngồi là người khơng cư trú phải mở tài khoản đầu tư gián tiếp

bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Vốn đầu tư gián

qua tài khoản này”. Vào ngày ngày 11 tháng 07 năm 2013, Văn phòng Quốc hội đã ban hành văn bản hợp nhất Pháp lệnh ngoại hối số 07/VBHN-VPQH.

Ngày 12 tháng 3 năm 2014, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư số Thông tư 05/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Tại Khoản 1 Điều 4 quy định: “Mọi hoạt động đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngồi phải được thực hiện thơng qua 01 (một) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp mở tại 01 (một) ngân hàng được phép”.

Điều 5 Thông tư 05/2014/TT-NHNN quy định : Tài khoản vốn đầu tư gián tiếp được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu chi liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam sau đây:

a) Thu từ bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép;

b) Thu từ chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, bán chứng khốn và các giấy tờ có giá khác, nhận cổ tức, lãi từ trái phiếu và giấy tờ có giá phát sinh bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngồi tại Việt Nam…

Ví dụ: B nhà đầu nước ngoài sử dụng 30.000 USD thực hiện mua phần vốn

góp của A. Hoạt động giao dịch của B và A chỉ được công nhận khi: B mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp và thực hiện chuyển đổi tiền 30.000 USD vào tài khoản đầu tư gián tiếp trên và nội dung chuyển tiền là chuyển nhượng vốn góp, cổ phần.

Tóm lại, hoạt động góp vốn bằng ngoại tệ thơng qua hình thức đầu tư gián tiếp – chuyển nhượng vốn góp, cổ phần khi thỏa điều kiện sau đây:

3. Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chuyển đổi ngoại tệ sang Việt Nam đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy chế pháp lý về góp vốn bằng ngoại tệ trong doanh nghiệp thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)