Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Cà Mau là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL (ĐBSCL) và nằm trọn trên bán đảo Cà Mau, phần đất liền có toạ độ từ 8030’ đến 9010’ vĩ độ Bắc, 10408’ đến 10505’ kinh độ Đơng. Phía bắc tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu; Phía Đơng và phía Nam tiếp giáp với Biển Đơng; Phía Tây tiếp giáp với vịnh Thái Lan.
Diện tích phần đất liền của tỉnh là 5.329,5 km2; bằng 13,13% diện tích vùng ĐBSCL và bằng 1,58% diện tích cả nước.
Tỉnh Cà Mau được phân chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Cà Mau và các huyện: Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển. Về địa lý kinh tế trong đất liền, tỉnh Cà Mau nằm trong tiểu vùng Cà Mau - Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang, là 1 trong 4 tiểu vùng kinh tế của ĐBSCL, là địa bàn đang được quy hoạch xây dựng thành vùng kinh tế động lực của ĐBSCL (đô thị trung tâm Cần Thơ, trung tâm điện lực Ơ Mơn; cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Kiên Giang, công nghiệp tàu thủy, công nghiệp chế biến thủy sản, cụm khí điện đạm Cà Mau, du lịch sinh thái Hà Tiên, Phú Quốc, Châu Đốc, rừng ngập Cà Mau…).
4.1.1.2. Thời tiết - khí hậu
Khí hậu tỉnh Cà Mau mang đặc trưng khí hậu của vùng ĐBSCL, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao (nhiệt độ trung bình 26,50C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 4 khoảng 27,60C; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng Giêng khoảng 250C), tạo điều kiện phát triển đa dạng cây con trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản (Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 – 2020).
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm; tháng có lượng mưa cao nhất là từ tháng 8 đến tháng 10.
4.1.1.3. Thủy văn, địa hình
Về thủy văn, địa bàn tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ thủy triều biển Đông (bán nhật triều không đều) và của Vịnh Thái Lan (nhật triều không đều). Biên độ triều biển Đông tương đối lớn, từ 3-3,5 m vào ngày triều cường; trong khi triều Vịnh Thái Lan thấp hơn, trung bình từ 0,5 – 1m.
Địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, trong đất liền khơng có núi đá (ngồi biển cũng chỉ có một số cụm đảo gần bờ), cao trình phổ biến từ 0,5-1m so với mặt nước biển, các khu vực trầm tích sơng hoặc sơng - biển hỗn hợp có địa hình cao hơn; các khu vực trầm tích biển - đầm lầy hoặc đầm lầy có địa hình thấp hơn (trung bình và thấp trũng) chiếm tới 89%.
Địa hình của tỉnh Cà Mau bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sơng rạch chằng chịt, có nhiều sơng rạch là lợi thế về giao thông đường thủy, nhưng là hạn chế rất lớn đối với phát triển giao thông đường bộ, phát sinh nhiều cầu cống, là một trong những ngun nhân chính làm giao thơng đường bộ của tỉnh chậm phát triển.