Thảo luận kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công đến phát triển nguồn nhân lực tỉnh cà mau (Trang 48 - 50)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI CHẤT

4.3.3. Thảo luận kết quả hồi quy

Dựa vào bảng kết quả hệ số hồi quy trong bảng 4.4 ta thấy: Mức thu nhập (INCOME) có hệ số hồi quy là (+) 1,116 cho thấy mức thu nhập có quan hệ cùng chiều với chất lượng nguồn nhân lực và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, trung bình khi mức thu nhập tăng thêm 1 triệu đồng thì tỷ lệ nhập học tăng thêm 1,116%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Agustin Molina (2013).

(+) 5,462. Như vậy, Tỷ lệ đầu tư cơng cho giáo dục đào tạo trên GDP có quan hệ cùng chiều với chất lượng nguồn nhân lực và trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, trung bình khi Tỷ lệ đầu tư cơng cho giáo dục đào tạo trên GDP tăng 1% thì tỷ lệ nhập học tăng thêm 5,462%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Baldacci (2008) Sử Đình Thành (2015).

Tỷ lệ chi tiêu thường xuyên cho giáo dục đào tạo trên GDP (EDUSE) có hệ số hồi quy là (+) 3,929. Như vậy, Tỷ lệ chi tiêu thường xuyên cho giáo dục đào tạo trên GDP có quan hệ cùng chiều với chất lượng nguồn nhân lực và trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, trung bình khi Tỷ lệ chi tiêu thường xuyên cho giáo dục đào tạo trên GDP tăng 1% thì tỷ lệ nhập học tăng thêm 3,929%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Baldacci (2008) Sử Đình Thành (2015).

Tỷ trọng của GDP ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP (AGRI) có hệ số hồi quy là -1,146. Như vậy, khi tỷ trọng của GDP ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP có quan hệ ngược chiều với chất lượng nguồn nhân lực và trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, trung bình khi tỷ trọng của GDP ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP giảm 1% thì tỷ lệ nhập học tăng thêm 1,146%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Agustin Molina (2013).

Mingat và Tan (1992) khi nghiên cứu các quốc gia khác nhau cho rằng tỷ lệ tăng dân số dưới 15 tuổi có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhập học. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này thì tỷ lệ tăng dân số dưới 15 tuổi (P) có hệ số hồi quy là -0,100, ngược với kỳ vọng dấu và khơng có ý nghĩa thống kê nên khơng có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Sở dĩ có sự khác nhau là do Mingat và Tan (1992) nghiên cứu ở nhiều quốc gia, mỗi quốc gia có cấu trúc dân số dưới 15 tuổi khác nhau nên có sự khác nhau. Trong khi mẫu nghiên cứu của đề tài là trong phạm vi tỉnh Cà Mau, cấu trúc dân số dưới 15 tuổi khá đồng nhất, ít có sự biến động theo thời gian, do vậy khơng có ảnh hưởng.

Tỷ lệ giáo viên (QTY) có hệ số hồi quy là (+) 1,305. Như vậy, Tỷ lệ giáo viên có quan hệ cùng chiều với chất lượng nguồn nhân lực và trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, trung bình khi Tỷ lệ giáo viên/100 học sinh tăng 1% thì tỷ lệ nhập

học tăng thêm 1,305%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hanushek (2013). Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Cà Mau theo thứ tự tầm quan trọng từ cao đến thấp là (1) Tỷ lệ đầu tư công cho giáo dục đào tạo trên GDP (EDUSI); (2) Tỷ lệ chi tiêu thường xuyên cho giáo dục đào tạo trên GDP (EDUSE); (3) Tỷ lệ giáo viên (QTY); (4) Tỷ trọng của GDP ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP (AGRI) và (5) Mức thu nhập (INCOME).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công đến phát triển nguồn nhân lực tỉnh cà mau (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)