3.2 Mẫu và mô tả biến
3.2.2 Mô tả biến
Biến phụ thuộc
FDI_dummyij đại diện cho khả năng xảy ra quyết định đầu tư của quốc gia chủ đầu tư (OECD) vào các quốc gia Đông Nam Á (2008 – 2012). Biến FDI_dummyij được đưa vào mơ hình nhằm mục đích nhằm phân tích tác động của tham nhũng đến việc thực hiện quyết định đầu tư của các quốc gia chủ đầu tư, do biến LnFDI đại diện cho lượng vốn FDI không đánh giá được quy mô hấp thụ FDI của các quốc gia nhận vốn FDI, vì mức hấp thụ FDI giữa các quốc gia là khác nhau, được sử dụng tương tự như trong nghiên cứu của Josef, Zdenek và M. Frabricio (2012), Qian và cộng sự (2012).
LnFDI đại diện cho lượng vốn FDI song phương từ các nước OECD chảy vào quốc gia nhận Đông Nam Á trong giai đoạn 2008 – 2012. Tuy nhiên nguồn vốn FDI song phương giữa hai quốc gia thu thập được tính theo đơn vị triệu USD với các giá trị tương đối lớn, do vậy bài viết tiến hành lấy logarit tự nhiên các số liệu này với mục đích làm giảm sự biến động của số liệu. Đây cũng chính là ưu điểm lấy logarit tự nhiên mà các nghiên cứu thường sử dụng để khắc phục các biến có giá trị tương đối lớn Cuervo-Cazurra (2008), Judge và cộng sự (2011), Karhunen và Svetlana Ledyaeva (2012), Qian và cộng sự (2012), Godinez và Liu (2014).
Biến độc lập
CPI (Corruption Perceptions Index) đại diện cho mức độ tham nhũng tại các quốc gia Đơng Nam Á (2008 – 2012). Vì sự khó khăn trong việc đo lường tham nhũng, các tổ chức quốc tế đã thông qua khảo sát dưới các đối tượng khác nhau và đưa ra ba loại bao gồm các chỉ số cơ bản để đánh giá mức độ tham nhũng của một quốc gia.
Loại đầu tiên là dựa trên khảo sát của các chuyên gia cá nhân (thường là mỗi quốc gia được đánh giá bởi một chuyên gia) và đưa ra hai chỉ số gồm, chỉ số kinh doanh quốc tế (Business International Index - BI), chỉ số này được sử dụng trong
nghiên cứu của Mauro (1995), Wei (2000). Và chỉ số đánh giá rủi ro theo nhóm quốc tế (International Country Risk Group Index - ICRG) chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu của Ades và Di Tella (1999 ), Wei (2000).
Loại thứ hai là dựa trên đối tượng khảo sát là các công ty ở mỗi quốc gia và bằng cách tính điểm trung bình dựa trên câu trả lời của các công ty ở mỗi quốc gia được sử dụng như là các giá trị của chỉ số tham nhũng của quốc gia đó. So với các loại hình đầu tiên, loại này sẽ làm giảm tính chủ quan của cá nhân trả lời. Chỉ số phổ biến nhất của loại hình này bao gồm các chỉ số Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu (Global Competitiveness Report Index - GCR) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và Báo cáo Phát triển Thế giới (World Development Report Index - WDR) của Ngân hàng Thế giới (WB). Cả hai chỉ số GCR và WDR được sử dụng trong nghiên cứu của Kaufmann và Wei (1999).
Loại thứ ba là tổng hợp dựa trên thông tin từ các chỉ số trên bằng cách lấy trung bình hoặc sử các phương pháp thống kê khác nhau. Chỉ số được biết đến rộng rãi nhất của loại này là chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), một tổ chức phi chính phủ dành riêng cho việc đánh giá tham nhũng.
Một trong những số đó thì chỉ số nhận thức về tham nhũng CPI được xem là bảng xếp hạng uy tín về mức độ tham nhũng của các quốc gia trên thế giới. Trong thời gian gần đây, các nghiên cứu thực nghiệm đều sử dụng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) một cách phổ biến như Habib và Zurawicki (200, 2002), Cuervo-Cazurra (2008), Judge và cộng sự (2011), Karhunen & Svetlana Ledyaeva (2012), Josef, Zdenek và M. Frabricio (2012), Qian và cộng sự (2012), Godinez & Liu (2014). Chỉ số này được tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) thực hiện và công bố hàng năm trong các báo cáo thường niên của mình. Theo đó, chỉ số này áp dụng cho các đối tượng khảo sát là công dân, nhà đầu tư tại các nước thông qua bảng câu hỏi đóng mở
nhằm lấy ý kiến khảo sát về tình trạng tham nhũng trong khu vực cơng ở nước đó như thế nào. Chỉ số này có ưu điểm và lợi ích nhất định như việc khảo sát được tiếp cận đa chiều với nhiều đối tượng, qua đó sẽ phát họa một bức tranh tổng quát về tham nhũng.
Tuy nhiên một điểm yếu của sử dụng chỉ số này là việc lựa chọn ngẫu nhiên người được hỏi cũng như những yếu tố chỉ trích và khích lệ không mong muốn trong nội dung của bảng hỏi xây dựng. Vì chỉ số này dựa vào các cuộc thăm dò nên các kết quả là chủ quan và kém tin cậy đối với các nước có ít nguồn thơng tin hơn, ngồi ra khái niệm tham nhũng cũng như nhận thức về tham nhũng như đã đề cập ở trên lại rất khác nhau đối với từng xã hội, nền tư pháp khác nhau, đối với một số nước là cho, quà tặng, đối với một số nước lại là hối lộ hoặc ở một số nước khoản tiền nhận được cho là tiền thưởng, tiền ủng hộ trong khi một số quốc gia lại cho rằng đó là tiền tham nhũng. Hơn nữa, vì chỉ số nhận thức được xây dựng từ nhận thức của người dân nên khó có thể thay đổi cảm nhận của người dân trong thời gian ngắn chính vì vậy sự thay đổi chỉ số CPI giữa hai năm liên tiếp tại một quốc gia dường như không đáng kể. Chỉ số này được Tổ chức Minh bạch Quốc tế sắp xếp điểm số từ 0 tương ứng với mức tham nhũng cao đến 10 là khơng có tham nhũng.
Chênh lệch tham nhũng (Corruption distance - Corrdis) được tính tốn về mặt số học bằng cách lấy chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của nước chủ đầu tư trừ đi chỉ số cảm nhận tham nhũng của nước nhận đầu tư. (Judge và cộng sự, 2011; Karhunen & Svetlana Ledyaeva, 2012; Josef, Zdenek và M. Frabricio, 2012; Qian và cộng sự, 2012; Godinez và Liu, 2014). Khi đó chênh lệch tham nhũng sẽ có hai loại: chênh lệch dương và chênh lệch âm. Tuy nhiên, với giới hạn mẫu chọn của bài nghiên cứu (các quốc gia OECD và các quốc gia Đông Nam Á) nên chênh lệch tham nhũng được xét trong bài viết là chênh lệch dương, tương ứng với mức độ tham nhũng của nước chủ đầu tư thấp hơn nước tiếp nhận đầu tư. Chênh lệch tham nhũng dao động từ 0-10.
Biến kiểm soát
Các biến kiểm soát được đưa vào gồm các biến: chỉ số luật pháp, quan liêu, chỉ số cơ sở hạ tầng, chỉ số tự do kinh tế, GDP, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Việc đưa các biển kiểm sốt này vào góp phần làm tăng độ giải thích của mơ hình đồng thời các biến kiểm sốt này cũng được các nghiên cứu trước đó sử dụng để phân tích tác động đến nguồn vốn FDI.
Chỉ số luật pháp (LAW) được lấy từ bộ dữ liệu quản trị của Ngân hàng thế giới (World Governance Indicators – WGI). Chỉ số này đo lường nhận thức về mức độ tự tin và tuân thủ theo các quy tắc của xã hội và đặc biệt là chất lượng thực thi hợp đồng, quyền sở hữu, cảnh sát, tòa án cũng như khả năng phạm tội và bạo lực. Chỉ số này có điểm số nằm trong khoảng giữa -2.5 đến 2.5, với giá trị cao hơn cho thấy hệ thống pháp luật tốt hơn. (Asiedu and Esfahani, 2001; Duanmu, 2011; Godinez và Liu, 2014).
Quan liêu (Bureaucracy) đo lường căn cứ theo số ngày trung bình thực hiện các quy trình, thủ tục trong việc thành lập một doanh nghiệp của nước nhận đầu tư (Godinez và Liu, 2014). Mức độ quan liêu được lấy từ nguồn số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB).
Chỉ số cơ sở hạ tầng (Infrastructure) sẽ giúp xác định sự thành công của hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Đầu tư hệ thống vệ sinh môi trường, năng lượng, nhà ở và giao thơng vận tải góp phần cải thiện cuộc sống và giúp giảm nghèo. Bên cạnh đó, sự phát triển cơng nghệ thơng tin và truyền thông mới cũng thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện dịch vụ giao thương và các dịch vụ khác, mở rộng cho sự phát triển giáo dục, hỗ trợ tiến bộ xã hội và văn hóa. Theo số liệu thống kê của World Bank (WB), có nhiều chỉ tiêu đánh giá cơ sở hạ tầng của một quốc gia. Internet là một thành phần cơ bản của cơ sở hạ tầng thông tin ngày nay. Trong bài viết sử dụng dữ liệu thu thập dựa trên số người sử dụng Internet đại diện cho cơ sở hạ tầng của nước nhận đầu tư (Godinez và Liu; 2014). Chỉ số cơ sở hạ tầng lấy từ nguồn dữ liệu của Ngân hàng
thế giới (WB). Nghiên cứu của Jordaan (2004) cho rằng quốc gia có cơ sở hạ tầng phát triển tốt và có chất lượng cao sẽ làm tăng khả năng thu hút nguồn vốn FDI.
Chỉ số tự do kinh tế (Economic Freedom - EcFreedom) đươc sử dụng để đo lường chính sách tự do kinh doanh ở các quốc gia trên thế giới, được Quỹ Di sản (The Heritage Foundation) công bố hằng năm, được tính điểm từ 0 đến 100, trong đó 100 điểm đại diện cho mức độ tự do cao nhất. Chỉ số này đại diện cho độ mở cửa thương mại, mức độ phát triển tài chính và chính sách nới lỏng tiền tệ. Chỉ số tự do kinh tế càng cao thì thị trường tự do hơn và ít có sự can thiệp của Chính phủ, nguồn vốn FDI có chiều hướng gia tăng. (Marta Bengoa, Blanca Sanchez-Robles, 2002; Azman-Saini và cộng sự, 2010; Duanmu, 2011; Godinez và Liu, 2014).
Tỷ lệ lạm phát (Inflation) được đo bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi trong chỉ số tiêu dùng của nước nhận đầu tư (Berry và cộng sự, 2010; Godinez và Liu, 2014; Nicholas Bailey và Sali Li, 2015) và được cung cấp từ Ngân hàng Thế giới (WB).
Logarit tổng sản phẩm quốc gia (LnGDP) sử dụng để đo lường quy mô thị trường của nước nhận đầu tư (Buckley và cộng sự, 2007; Godinez và Liu, 2014) được lấy từ Ngân hàng Thế giới (WB).
Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment) được tính theo tỷ lệ phần trăm số lượng lao động khơng có việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội tại nước nhận đầu tư (Godinez và Liu, 2014; Agyenim Boateng, 2015). Tỷ lệ thất nghiệp được lấy từ bộ số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB).
Bảng 3. 1 Tóm tắt các biến trong mơ hình
Tên biến Đo lƣờng Nguồn dữ liệu Biến phụ thuộc
Nguồn vốn FDI chảy từ nước đầu tư đến nước nhận đầu tư (LnFDI)
Lấy logarit tự nhiên nguồn FDI giữa hai nước (triệu USD).
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
FDI_dummy
Khả năng xảy ra quyết định đầu tư: 0= khơng có đầu tư, 1=xảy ra đầu tư.
Tính tốn từ dịng vốn FDI song phương của từng cặp quốc gia dựa vào nguồn Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD). Biến độc lập Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) Từ 0 = tham nhũng cao đến 10 = khơng có tham nhũng. Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International – TI). Chênh lệch tham nhũng (Corrdis) Hiệu số giữa chỉ số cảm nhận tham nhũng giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư (0-10).
Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency
International – TI).
Biến kiểm soát
Chỉ số luật pháp
Thước đo nhận thức về mức độ tự tin và tuân thủ theo các quy tắc của xã hội và đặc biệt là chất lượng thực thi hợp đồng, quyền sở hữu, cảnh sát, tòa án cũng
World Bank Governance Datasets.
như khả năng phạm tội và bạo lực (-2.5 - 2.5).
Quan liêu (Bureaucracy)
Căn cứ theo số ngày hiện các quy trình, thủ tục trong việc thành lập một doanh nghiệp của nước nhận đầu tư.
World Bank Governance Datasets.
Cơ sở hạ tầng (Infrastructure)
Chỉ số phát triển đô thị dựa trên
số người sử dụng Internet. World Bank Datasets.
Chỉ số tự do kinh tế (EcFreedom)
Bao gồm tự do tài chính, thương mại và chính sách tiền tệ, luật pháp, tài khóa, quy mơ Chính phủ.
Quỹ Di sản (The Heritage Foundation).
Lạm phát (Inflation) Phần trăm thay đổi trong chỉ số
giá tiêu dùng. World Bank Datasets.
Quy mô thị trường (LnGDP)
Lấy logarit tự nhiên GDP của
nước nhận đầu tư. World Bank Datasets.
Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment)
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao
động khơng có việc làm. World Bank Datasets.
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện nghiên cứu định lượng bằng cách sử dụng các hai phương pháp:
Đầu tiên, bài viết thực hiện phương pháp thống kê mô tả. Dựa trên các số liệu thu thập từ các nguồn như Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), WorldBank (WB), Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ Di sản (The Heritage Foundation). Luận văn tiến hành so sánh sự thay đổi dịng vốn FDI và tình trạng tham nhũng của các quốc gia
qua các năm, góp phần đưa ra những đánh giá toàn diện cho sự ảnh hưởng của tham nhũng tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
Tiếp theo, bài viết thực hiện phân tích hồi quy dữ liệu bảng để lượng hóa tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI, gồm hai bước: Trong bước đầu tiên, bài viết xác định khả năng có xảy ra việc quyết định đầu tư FDI của các quốc gia OECD vào các nước Đông Nam Á hay không dựa trên mơ hình hồi quy Random Effects Logistic. Và ở bước hai, một khi quyết định đầu tư được thực hiện bài viết sẽ sử dụng mơ hình Random Effects (REM) để kiểm tra yếu tố quyết định số lượng FDI được đầu tư.