Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chênh lệch tham nhũng đến dòng vốn FDI từ OECD vào các quốc gia khu vực đông nam á (Trang 67 - 69)

Tham nhũng là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của một quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển. Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), tham nhũng gây ra tổn hại cho thể chế chính trị và nền kinh tế, về cơ bản làm bóp méo chính sách cơng, dẫn đến sự phân bổ sai nguồn lực, ảnh hưởng đến cấu trúc xã hội, giảm lòng tin của nhân dân với thể chế lãnh đạo chính trị.

Đối với quốc gia chủ đầu tƣ

Chủ đầu tư sẽ quyết định đầu tư ra nước ngồi dưới hình thức FDI khi bản thân họ có các lợi thế sở hữu và FDI sẽ giúp họ tận dụng được lợi thế nội bộ hóa các tài sản riêng này. Chủ đầu tư có thể nghĩ đến việc đầu tư ra nước ngồi dưới hình thức FDI khi họ sở hữu một hoặc một số lợi thế cạnh tranh, lợi thế này giúp các chủ đầu tư khắc phục được những bất lợi trong cạnh tranh với các công ty của nước nhận đầu tư trong chính lãnh thổ của nước nhận đầu tư, đặc biệt lợi thế cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp vượt qua các khó khăn về chi phí hoạt động ở nước ngồi. Muốn tồn tại ở nước ngoài, các chủ đầu tư phải tìm cách để có thu nhập cao hơn hoặc tiết kiệm được chi phí khác để bù lại chi phí hoạt động ở nước ngồi. Muốn vậy chủ đầu tư phải có một số lợi thế khơng bị chia sẻ với các đối thủ cạnh tranh. Các lợi thế này là lợi thế riêng biệt của doanh nghiệp (cơng nghệ, giảm chi phí nhờ hoạt động với quy mơ lớn).

Đồng thời để kích thích hoạt động đầu tư ra nước ngồi, Chính phủ của các nước chủ đầu tư có thể có các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các chủ đầu tư nước mình:

Tham gia kí kết các hoạt động song phương và đa phương về đầu tư hoặc liên quan đến đầu tư.

Chính phủ đứng ra bảo hiểm cho các hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Việc đầu tư ra nước ngồi có tạo ra rủi ro cho các nhà đầu tư, nếu Chính phủ các nước đứng ra bảo hiểm cho các rủi ro này thì các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn khi tiến hành đầu tư ra nước ngồi.

Khuyến khích chuyển giao cơng nghệ. Chính phủ các nước có thể hỗ trợ vốn, trợ giúp về kỹ thuật, dành các ưu đãi cho các dự án FDI ở nước ngồi có kèm theo chuyển giao công nghệ.

Đối với quốc gia nhận đầu tƣ.

Thứ nhất là khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư, bao gồm các quy định liên quan trực tiếp đến FDI và các quy định có ảnh hưởng gián tiếp đến FDI. Nhìn chung các nước chủ đầu tư nước ngồi thích đầu tư vào những nước có hệ thống pháp lý, cơ chế, chính sách đầy đủ, đồng bộ, minh bạch. Điều này đảm bảo an toàn cho sự an toàn vốn của nước chủ đầu tư.

Thứ hai là các yếu tố môi trường kinh tế. Nhiều nhà kinh tế cho rằng các yếu tố kinh tế của nước nhận đầu tư là những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định trong thu hút FDI.

Các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến các yếu tố như quy mơ thị trường và thu nhập bình qn đầu người, tốc độ tăng trưởng của thị trường, độ mở của nền kinh tế,…

Các chủ đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên liệu và tài nguyên sẽ chú trọng quan tâm đến vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động tay nghề, cơ sở hạ tầng (giao thông, mạng lưới viễn thông…).

Những yếu tố đề cập trên là nền tảng cho sự can thiệp của Chính phủ của các quốc gia trong việc cải thiện mơi trường đầu tư nhằm thu hút dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thứ ba là các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh, bao gồm các chính sách xúc tiến đầu tư, các biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư, giảm các tiêu cực bằng cách giải quyết tham nhũng, cải cách thu tục hành chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước,…

Tùy vào từng giai đoạn phát triển của một quốc gia và tùy vào điều kiện văn hóa chính trị xã hội của mỗi quốc gia mà tham nhũng sẽ có ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định khi mà yếu tố thể chế nhà nước chưa được hoàn thiện, với những nước tham nhũng cao, ví dụ một số nước châu Phi đã tìm cách thu hút FDI để phát triển nền kinh tế nội địa, có thể khơng phải chỉ tập trung vào FDI từ các nước công nghiệp; nhưng thay vào đó các quốc gia này có thể điều chỉnh chính sách của quốc gia để thu hút FDI nhiều hơn từ các nước đang phát triển khác với mức độ tham nhũng như tương tự, chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ đang nỗ lực để cân bằng vị trí đầu tư quốc tế của mình bằng cách đa dạng hóa nguồn dự trữ quốc tế.

Dựa trên nền tảng đó, trong từng giai đoạn phát triển, các quốc gia trong khu vực Đơng Nam Á ngồi việc tập trung nguồn lực để chống tham nhũng, bên cạnh đó Chính phủ của mỗi quốc gia cần chú trọng thiết kế các chiến lược thu hút đầu tư, hồn thiện chính sách kinh tế vĩ mơ, tích lũy vốn và phát triển khoa học cơng nghệ tạo động lực làm nền tảng cho sự phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chênh lệch tham nhũng đến dòng vốn FDI từ OECD vào các quốc gia khu vực đông nam á (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)