Kết quả dựa trên dữ liệu phân tích cho 34 quốc gia OECD và 7 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012.
Bảng 4.6 trình bày ngắn gọn kết hồi quy mơ hình Random Effects Logistic và Random Effects (REM) tương ứng với hai cách đo lường khác nhau của biến phụ thuộc, mơ hình Random Effects Logistic được áp dụng với biến phụ thuộc là biến FDI_dummy nhận giá trị 0 và 1 (với giá trị 1 là có thực hiện đầu tư), mơ hình REM được áp dụng để ước lượng biến phụ thuộc là giá trị dòng vốn FDI.
0 .2 .4 .6 .8 1 -2 0 2 4 6 8 corrdis
fdi_dummy Fitted values
0 2 4 6 8 10 0 2 4 6 8 corrdis lnfdi Fitted values
Bảng 4. 6 Kết quả mơ hình hồi quy
Mơ hình 1 Mơ hình 2
Biến quan sát FDI_dummy LnFDI
CPI 0.2349 0.2839 0.2938 0.3217 Corrdiss 0.0752 0.1116 -0.7760*** 0.1685 Law -0.5872 0.9855 2.3090** 1.0326 Bereaucracy 0.0018 0.0113 0.0064 0.0100 Internet 0.0219* 0.0132 -0.0185 0.0143 Ecfreedom 0.0646 0.0628 -0.0516 0.0400 Inflation 0.0027 0.0149 0.0244 0.0221 Unemployment 0.0125 0.0967 -0.0958** 0.0466 LnGDP 0.0980** 0.0295 0.213*** 0.0421 Hệ số tự do -7.6082* 4.3236 7.1723* 3.0526 Số quan sát 1190 441 R-squares 0.2080 Wald Chi2 103.27 113.20 Prob > chi2 *** *** Log likelihood -663.58988
(*), (**), (***) có ý nghĩa thống kê tại mức α = 1%, 5% và 10% Nguồn: Kết quả tính tốn từ Stata
Từ bảng kết quả cho thấy, tại mơ hình (1), trong giai đoạn 2008 – 2012, mức độ tham nhũng và chênh lệch tham nhũng có tác động dương với khả năng xảy ra quyết
định đầu tư FDI của các nước OECD vào các quốc gia Đông Nam Á với hệ số hồi quy lần lượt là 0.2349; 0.0752, nhưng lại không mang ý nghĩa thống kê. Trong trường hợp này, quyết định thực hiện đầu tư của các quốc gia OECD phụ thuộc vào quy mô thị trường (LnGDP) và cơ sở hạ tầng đại diện bằng tỷ lệ người sử dụng Internet của các quốc gia nhận đầu tư. Cụ thể, khi quy mô thị trường của nước nhận đầu tư tăng 1% thì quyết định thực hiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng 0.098% (tại mức ý nghĩa 5%). Và khi chỉ số cơ sở hạ tầng tại quốc gia nhận đầu tư tăng 1 đơn vị thì khả năng thực hiện đầu tư của các công ty đa quốc gia sẽ tăng 2.19% (tại mức ý nghĩa 10%). Ngoài ra các biến kiểm sốt cịn lại (Law, Bereaucracy, Ecfreedom, Inflation, Unemploy) không mang ý nghĩa thống kê.
Quy mô thị trường (LnGDP) và cơ sở hạ tầng có tác động tích cực đến quyết định đầu tư của các công ty đa quốc gia vào các nước Đông Nam Á. Đồng quan điểm trên, nghiên cứu của Qian và cộng sự (2012) cho rằng cho thấy rằng khoảng cách tham nhũng không phải là một yếu tố được coi là quyết định đến việc thực hiện giao dịch của các nước công nghiệp với các nước đang phát triển, trong trường hợp này quyết định đầu tư và mức độ đầu tư FDI phụ thuộc và quy mô thị trường, điều kiện tự nhiên, khoảng cách địa lý, độ mở của nển kinh tế ở quốc gia nhận đầu tư. Điều này có thể giải thích tại sao một số nước đang phát triển như Trung Quốc, Brazil và Ấn vẫn thu hút số lượng lớn nhà đầu tư nước ngồi từ các nước cơng nghiệp đầu tư vào mặc dù các quốc gia này cũng có mức nhận thức tham nhũng cao.
Hơn nữa trong các nghiên cứu của Akcay (2001), Rodriguez và cộng sự (2006), Wang và cộng sự (2012) cho rằng nguồn vốn FDI chảy vảo các nước đang phát triển được lý giải ngồi vấn đề thể chế, yếu tố chính tác động đến thu hút các nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng, mức thuế cơng ty, chi phí lao động và độ mở của nền kinh tế.
Theo Aizenman và Noy (2005) cho rằng, "...hình thức đầu tư FDI theo chiều ngang có xu hướng thay thế thương mại, trong khi đầu tư FDI theo chiều dọc có xu hướng tạo ra thương mại". Vì vậy, nếu FDI theo chiều dọc là nổi bật hơn thì sự cởi mở thương mại cao của một quốc gia nước ngoài sẽ tác động thu hút nhiều hơn FDI. Đồng thời phần lớn các quốc gia Đông Nam Á là các nước đang phát triển, do đó năng lực cạnh tranh của các công ty nội địa kém hơn so với các công ty đa quốc gia. Điều này càng làm cho sức hấp dẫn của thị trường của các nước nhận đầu tư thu hút sự chú ý của các công ty đa quốc gia nhiều hơn.
Một cuộc tranh luận đã giả định rằng các nhà đầu tư nước ngoài được xem như là người chơi của cuộc đua và người chơi buộc phải chấp nhận thích nghi với môi trường tổ chức để đạt được sự thành cơng. Có bằng chứng trong các tài liệu nghiên cứu cho thấy rằng khi các công ty đa quốc gia có chiến lược kinh doanh tốt, xây dựng được hình ảnh quốc tế có tầm ảnh hưởng mạnh và khẳng định được phong cách riêng trong kinh doanh (Chuck và Tadesse, 2006; Ahlquist và Prakash, 2010) nếu lý do này chiếm ưu thế, thì có thể thấy rằng các nhà đầu tư nước ngồi từ nước tham nhũng thấp sẽ có thể chống lại môi trường thể chế kém tại nước nhận đầu tư bằng cách là tiến hành kinh doanh theo cách riêng của họ. Nhiều tập đồn đa quốc gia đã xây dựng được hình ảnh cơng ty có sức ảnh hưởng lớn. Các chi phí liên quan trong môi trường kinh doanh khơng phù hợp ở nước ngồi có thể được giảm bằng các biện pháp kinh doanh với lợi nhuận ngắn hạn. Một số nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy thái độ và niềm tin quản lý của công ty đa quốc gia được quyết định định bởi văn hóa và mơi trường thể chế của chính quốc gia họ (Erramilli, 1996).
Các doanh nghiệp từ môi trường thể chế khác nhau có thể phát triển nhiều kỹ năng khác nhau và năng lực để có thể tồn tại và phát triển thịnh vượng trong môi trường thay đổi. Theo quan điểm của Pfeffer và Salancik (1978), một quốc gia nhận đầu tư tương đối tham nhũng, các nhà đầu tư nước ngồi từ các nước ít tham nhũng có
thể có động lực để tìm kiếm sự hợp tác địa phương để được tiếp thu kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết để vận hành kinh doanh tại môi trường địa phương tương tự. Hay nghiên cứu của Habib và Zurawicki (2002) cho rằng chính các kỹ năng tiếp thu trong quản lý tham nhũng ở nước đầu tư có thể phát triển lợi thế cạnh tranh cho phép các công ty đa quốc gia có thể phát huy và khơng bị ngăn cản bởi tình trạng tham nhũng ở nước nhận đầu tư.
Đồng thời theo nghiên cứu của nghiên cứu của Akin & Kose (2008) cho thấy nguồn vốn FDI chảy vào Châu Á đã tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực cho sự hội nhập quốc tế của các quốc gia trong trên thế giới. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia tại Châu Á có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất cũng như tăng lượng vốn FDI inflows. Điều này đã góp phần quan trọng làm ảnh hưởng đến nền kinh tế đang phát triển của các quốc gia khác trong khu vực.
Căn cứ vào kết quả hồi quy và lập luận trên đã giải thích vì sao các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có mức độ tham nhũng cao nhưng nguồn vốn FDI vào các nước này vẫn không ngừng gia tăng.
Dựa vào bảng kết quả từ mơ hình (2) cho thấy rằng, trong giai đoạn 2008 – 2012, chi số cảm nhận tham nhũng CPI có hệ số hồi quy 0.2938 nghĩa là khi mức độ tham nhũng giảm 1 đơn vị thì lượng vốn FDI chảy vào các nước Đông Nam Á sẽ tăng 29.38% nhưng không mang ý nghĩa thống kê. Mặt khác, chênh lệch tham nhũng có tác động tiêu cực với mức độ lượng vốn FDI được đầu tư. Khi chênh lệch tham nhũng giữa quốc gia đầu tư và quốc gia nhận đầu tư tăng 1 đơn vị thì lượng vốn FDI chảy vào các quốc gia Đông Nam Á sẽ giảm 77.6% tại mức ý nghĩa 1%. Điều này có thể được giải thích, đối với các cơng ty đa quốc gia, FDI như là một cam kết lâu dài của nước chủ đầu tư với nước được nhận đầu tư. Do đó, để có thể hoạt động tại một nước tham nhũng, các nhà đầu tư nước ngồi phải thực hiện các biện pháp để đối phó với tham nhũng cho một khoảng thời gian dài. Và dựa trên phân tích lý thuyết chi phí giao dịch,
tham nhũng cao dẫn đến chênh lệch tham nhũng tăng, sẽ làm gia tăng các chi phí đối phó với tham nhũng, trong dài hạn khi mà chi phí vượt quá lợi ích mà các nhà đầu tư mong đợi, điều này sẽ tăng rủi ro và làm cản trở dòng vốn FDI. Tương tự như kết quả nghiên cứu của Godinez và Liu (2014), nghiên cứu gợi ý rằng không chỉ mức độ tham nhũng mà cả chênh lệch tham nhũng và hướng của nó (dương hoặc âm) có thể tác động cản trở đến dịng vốn FDI. Và trong nghiên cứu của mình, Habib và Zurawicki (2002) cũng tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa chênh lệch tham nhũng và FDI.
Ngồi ra, quy mơ thị trường và chỉ số đánh giá thực thi pháp luật cũng có ảnh hưởng đến lượng vốn FDI chảy vào các nước Đông Nam Á, quy mơ thị trường (LnGDP) càng tăng thì càng làm tăng mức độ đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, hơn nữa, nếu việc thực thi pháp luật, tuân thủ theo các quy tắc của xã hội và đặc biệt là chất lượng thực thi hợp đồng, tịa án, quyền sở hữu (Law) càng tốt thì lượng vốn FDI chảy vào các nước Đông Nam Á sẽ tăng, tương tự như kết quả nghiên cứu của Cristina Mihaela Amarandei (2013), Rahim M. Quazi và cộng sự (2014). Cụ thể, khi quy mô thị trường tăng 1 đơn vị thì lượng vốn FDI chảy vào các quốc gia Đông Nam Á sẽ tăng 21.29% (tại mức ý nghĩa 1%) và khi việc tuân thủ luật pháp tăng 1 đơn vị lượng vốn FDI đầu tư tại các quốc gia này sẽ tăng 23.09% (tại mức ý nghĩa 5%).
Mặt khác, tỷ lệ thất nghiệp cũng là một chỉ số cho thấy tình trạng sức khỏe của nền kinh tế một quốc gia. Dựa vào bảng kết quả cho thấy khi tỷ lệ thất nghiệp tăng 1 đơn vị thì lượng vốn FDI mà các quốc gia Đông Nam Á nhận được sẽ giảm 9.58% (tại mức ý nghĩa 5%). Điều này phù hợp với các lý thuyết kinh tế hiện đại, thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm, hàng hóa và dịch vụ khơng có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. Cuối cùng, các biến kiểm soát cịn lại ở mơ hình (2) (Bereaucracy, Internet, Ecfreedom, Inflation) đều khơng có ý nghĩa thống kê.
4.4 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình 4.4.1 Kiểm định đa cộng tuyến
Để xác định có hay khơng sự tồn tại của đa cộng tuyến giữa các biến trong mơ hình hồi quy, ta tiến hành kiểm định hệ số phóng đại phương sai (VIF – Variance Inflation Factor) như đề xuất trong nghiên cứu của Kenedy (1992), O‘Brien (2007) khi kiểm tra dữ liệu bảng cho thấy các biến có tương quan khá cao với nhau, ngồi biến chỉ số luật pháp Law có hệ số VIF = 21.54 là cao nhưng hệ số VIF trung bình của các biến đạt 6.55 < 10 nên vẫn có thể được chấp nhận (Phụ lục B).
4.4.2 Kiểm định phƣơng sai thay đổi
Bài viết sử dụng kiểm định Breusch and Pagan để kiểm định phương sai thay đổi của mơ hình với giả thiết H0: var(u) =0 - phương sai của sai số qua các thực thể là không đổi. Kết quả kiểm định của mơ hình là p – value > 0.05 nên chấp nhận giả thiết H0. Vậy mơ hình khơng bị phương sai thay đổi. (Phụ lục B).
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN 5.1 Kết luận
Luận văn đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tác động của chênh lệch tham nhũng cũng như các biến số kinh tế vĩ mơ đến dịng vốn FDI từ các quốc gia đầu tư thuộc tổ chức OECD đầu tư vào các quốc gia đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trong khi chênh lệch tham nhũng không ảnh hưởng đến quyết định đầu tư FDI của các quốc gia OECD, nhưng sẽ là yếu tố gây cản trở lượng vốn FDI chảy vào các quốc gia Đơng Nam Á. Bên cạnh đó, có thể nói, lợi thế địa điểm giúp các công ty đa quốc gia tận dụng tối đa lợi ích mà bỏ qua chi phí liên quan đến việc đối phó với tham nhũng và các cơng ty đa quốc gia có thể có tiềm lực tài chính mạnh hơn các cơng ty nội địa nên sẽ sẵn sàng bỏ ra chi phí nhiều hơn nhằm thúc đẩy nhanh việc khai thác các dự án đầu tư, tuy nhiên về lâu dài nếu chi phí giao dịch càng tăng điều này sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư.
Ngồi ra, quy mơ thị trường, cơ sở hạ tầng và việc tuân thủ luật pháp của quốc gia nhận đầu tư có ảnh hưởng tích cực đến quyết định đầu tư và lượng vốn đầu tư tại các quốc gia Đơng Nam Á.
Tóm lại, luận văn đã cung cấp một góc nhìn khác về cách tham nhũng ảnh hưởng đến FDI. Không chỉ tham nhũng mà khoảng cách tham nhũng giữa quốc gia đầu tư và quốc gia nhận đầu tư cũng có ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn FDI. Các kết quả nghiên cứu của luận văn ủng hộ ý tưởng cho rằng tham nhũng ở nước nhận đầu tư và chênh lệch tham nhũng giữa các quốc gia làm cản trở nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi.
5.2 Hàm ý chính sách
Tham nhũng là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của một quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển. Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), tham nhũng gây ra tổn hại cho thể chế chính trị và nền kinh tế, về cơ bản làm bóp méo chính sách cơng, dẫn đến sự phân bổ sai nguồn lực, ảnh hưởng đến cấu trúc xã hội, giảm lòng tin của nhân dân với thể chế lãnh đạo chính trị.
Đối với quốc gia chủ đầu tƣ
Chủ đầu tư sẽ quyết định đầu tư ra nước ngồi dưới hình thức FDI khi bản thân họ có các lợi thế sở hữu và FDI sẽ giúp họ tận dụng được lợi thế nội bộ hóa các tài sản riêng này. Chủ đầu tư có thể nghĩ đến việc đầu tư ra nước ngồi dưới hình thức FDI khi họ sở hữu một hoặc một số lợi thế cạnh tranh, lợi thế này giúp các chủ đầu tư khắc phục được những bất lợi trong cạnh tranh với các cơng ty của nước nhận đầu tư trong chính lãnh thổ của nước nhận đầu tư, đặc biệt lợi thế cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp vượt qua các khó khăn về chi phí hoạt động ở nước ngồi. Muốn tồn tại ở nước ngoài, các chủ đầu tư phải tìm cách để có thu nhập cao hơn hoặc tiết kiệm được chi phí khác để bù lại chi phí hoạt động ở nước ngồi. Muốn vậy chủ đầu tư phải có một số lợi thế khơng bị chia sẻ với các đối thủ cạnh tranh. Các lợi thế này là lợi thế riêng biệt của doanh nghiệp (cơng nghệ, giảm chi phí nhờ hoạt động với quy mơ lớn).
Đồng thời để kích thích hoạt động đầu tư ra nước ngồi, Chính phủ của các nước chủ đầu tư có thể có các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các chủ đầu tư nước mình:
Tham gia kí kết các hoạt động song phương và đa phương về đầu tư hoặc liên quan đến đầu tư.
Chính phủ đứng ra bảo hiểm cho các hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Việc đầu tư ra nước ngồi có tạo ra rủi ro cho các nhà đầu tư, nếu Chính phủ các nước đứng ra bảo hiểm cho các rủi ro này thì các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn khi tiến hành đầu tư ra nước ngồi.
Khuyến khích chuyển giao cơng nghệ. Chính phủ các nước có thể hỗ trợ vốn, trợ giúp về kỹ thuật, dành các ưu đãi cho các dự án FDI ở nước ngồi có kèm theo chuyển