TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động tín dụng ngân hàng chính sách xã hội đến thu nhập của hộ nghèo huyện phú tân, tỉnh cà mau (Trang 36 - 39)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Tân là một huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Cà Mau, phía Đơng giáp huyện Cái Nước, phía Tây giáp biển Đơng, phía Nam giáp huyện Năm Căn, phía Bắc giáp huyện Trần Văn Thời. Diện tích tự nhiên là 46.187,5 ha.

Huyện Phú Tân được thành lập theo Nghị định của Chính phủ số 138/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2003, do tách ra từ huyện Cái Nước. Huyện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn huyện lị Cái Đôi Vàm và 8 xã: Nguyễn Việt Khái, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thuận, Rạch Chèo, Tân Hải, Tân Hưng Tây, Việt Thắng.

4.1.1.2. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu của huyện Phú Tân thuộc vùng nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, với hai mùa khô và mùa mưa tương phản. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10; mùa khô bắt đầu tư tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau. Mùa mưa ở Phú Tân thường đến sớm hơn và chấm dứt sớm hơn các huyện phía Bắc của tỉnh Cà Mau.

Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 1.900 mm, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 và 10, chiếm khoảng 90% lượng nước mưa (khoảng 1.500 - 1.600 mm). Lượng mưa phân bố không đều trong năm: mùa mưa chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ khơng khí trung bình xấp xỉ 27oC, chế độ nắng khá dồi dào, trung bình 2.700 giờ/năm, từ 7- 8 giờ/ngày. Số giờ nắng trung bình nhiều nhất vào các tháng đầu mùa khơ (tháng 1, 2, 3), ít nắng nhất vào các tháng giữa mùa mưa (tháng 7, 8, 9).

Hướng gió cũng thay đổi theo mùa: gió mùa mưa và mùa khơ. Vào mùa khơ, gió chủ yếu thịnh hành theo hướng Đơng Bắc. Phú Tân ít có bão, tuy nhiên đôi khi ảnh hưởng bão và áp thấp nhiệt đới, có mưa lớn xảy ra.

Nhiệt độ khơng khí ổn định là một ưu thế của khí hậu, thuận lợi để tăng năng suất sinh học và cây trồng nơng nghiệp. Tuy nhiên, chế độ khí hậu tương phản theo mùa đã gây khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp và đời sống con người, đặc biệt là thiếu nguồn nước ngọt trong mùa khô.

4.1.1.3. Kinh tế - xã hội

Năm 2015 tồn huyện có 24.473 hộ với 105.548 khẩu. Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hướng. Từ cơ cấu ngư - nông - lâm nghiệp chiếm 59,51%, công nghiệp - xây dựng 22,88%, dịch vụ 17,61% vào năm 2004, đến năm 2015 cơ cấu ngư - nông - lâm nghiệp chỉ cịn 36,05%, cơng nghiệp - xây dựng tăng lên 34,60% và dịch vụ tăng lên 29,35%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 30,5 triệu đồng/năm, cao gấp 3,79 lần so với năm 2004 (UBND huyện Phú Tân).

Cơng tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo từ 25,01% năm 2004 giảm còn 5,32% năm 2015.

4.1.1.4. Xây dựng hạ tầng giao thơng, thủy lợi

Phú Tân có xuất phát điểm rất hạn chế về kết cấu hạ tầng lúc mới được tái lập, huyện đã nổ lực đầu tư và cho đến nay đã có chuyển biến tích cực, nhất là về giao thông, thủy lợi, điện,… Hệ thống giao thông phát triển nhanh, từ chỗ phần lớn phải lưu thông chủ yếu bằng đường thủy, đến nay đã có đường đến trung tâm huyện, trung tâm các xã. Huyện đã bố trí vốn ngân sách và huy động nhân dân đóng góp đầu tư xây dựng trên 499 km đường giao thông nông thôn và 426 cây cầu nông thôn nối liền từ xã đến ấp, liên ấp, tổng nguồn vốn đầu tư trên 262,3 tỷ đồng (trong đó nhân dân đóng góp khoảng 40%).

Nhằm bảo vệ các cơng trình giao thơng, bảo vệ đất ven sông, đất ở trước sự xâm thực của thủy triều, tác động của các phương tiện giao thông thủy, huyện Phú Tân đã tập trung bảo vệ, duy tu, sửa chữa, kè chống sạt lở các cơng trình đường bộ trên địa bàn huyện. Các xã, thị trấn đã đầu tư và vận động nhân dân duy tu, sửa chữa được 32 tuyến đường giao thông với chiều dài là 19.980m; kè chống sạt lở

được 61 tuyến với chiều dài 125.756m, trong đó: kè bằng bê tông được 14.697m, kè bằng cây gỗ địa phương 55.850m và trồng cây chống sạt lở được 55.209m; duy tu, sửa chữa được 30/32 cây cầu chủ yếu là hư nhịp giữa.

4.1.1.5. Y tế, giáo dục

Hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được coi trọng và phát huy hiệu quả. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường, tạo ra sự thay đổi rõ nét về cơ sở trường học; đến nay đã xây dựng thay thế toàn bộ các điểm trường bằng cây lá tạm và thực hiện chủ trương kiên cố hóa trường học, lớp học, đã xây dựng 420 phòng học kiên cố và 112 phòng học thuộc dự án hỗ trợ trẻ em có hồn cảnh khó khăn, tổng nguồn vốn đầu tư trên 111,7 tỷ đồng. Đến hết năm 2015 có 20/50 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 40% (UBND huyện Phú Tân, 2015).

Mạng lưới y tế được củng cố, tăng cường, cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Được đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa huyện với quy mô 100 giường bệnh; các xã, thị trấn có trạm y tế và các trạm y tế đều có bác sỹ phụ trách, có 4/9 trạm đạt chuẩn quốc gia; tồn huyện có 134 y sỹ, bác sỹ, dược sỹ, 68 cơ sở hành nghề y dược tư nhân; bình quân 2.563 người dân có 1 bác sỹ và 868 người dân có 1 giường bệnh.

4.1.2. Kết quả triển khai cho vay hộ nghèo của NHCSXH tại huyện Phú Tân

NHCSXH huyện Phú Tân thực hiện mục tiêu cho vay đối với hộ nghèo. Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội có 1 Phịng giao dịch đặt tại thị trấn Cái Đôi Vàm và 9 tổ cho vay lưu động đặt tại 9 xã, thị trấn trực thuộc huyện Phú Tân.

Năm 2015, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH tại huyện Phú Tân đạt 390,9 tỷ đồng, tăng 37,5 tỷ đồng (tăng 10,6%) so với 2014, với trên 17.680 khách hàng còn dư nợ; về chất lượng tín dụng, đến 31/12/2015, nợ quá hạn và nợ khoanh của NHCSXH chiếm 1,02% tổng dư nợ, trong đó, nợ quá hạn chiếm 0,39% (NHCSXH huyện Phú Tân, 2016).

Doanh số cho vay hộ nghèo năm 2015 đạt 97,2 tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm 2014, tạo điều kiện cho trên 5.600 lượt hộ nghèo được vay vốn, giúp cho trên

310 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; trên 1.280 lượt học sinh, sinh viên được vay vốn đi học; cho vay trên 720 hộ thuộc chương trình nước sạch, vệ sinh mơi trường. Bình quân mỗi hộ nghèo tại huyện Phú Tân được vay 17,4 triệu đồng (NHCSXH huyện Phú Tân, 2016).

4.1.3. Đánh giá những khó khăn, vướng mắc

Các chính sách về hỗ trợ nơng dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức vẫn còn nhiều hạn chế như số tiền cho vay quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay của các hộ nghèo trên địa bàn; Về thủ tục cho vay còn phức tạp, rườm rà. Cụ thể như việc xác nhận các đối tượng vay vốn của ngân hàng ở các xã tại địa bàn huyện Phú Tân chưa thống nhất, nơi thì q chặt, có nơi thì q lỏng lẻo chưa thật sự công bằng cho các đối tượng vay vốn (Phịng Nơng nghiệp huyện Phú Tân, năm 2015).

Về phía người nghèo vẫn còn tâm lý e ngại khi vay vốn tại ngân hàng, thói quen dựa vào bạn bè, người thân trong gia đình để vay mượn hoặc vay nặng lãi bên ngồi. Ngồi ra, năng lực tiếp cận tín dụng chính thức cịn hạn chế thể hiện ở trình độ dân trí thấp, tầm nhìn hạn hẹp và khơng có các phương thức quản lý và sử dụng vốn hiệu quả dẫn đến khó thốt nghèo.

Thời gian làm thủ tục cho vay còn dài trên 10 ngày làm việc. Đối với một số nơi chưa có điểm giao dịch của NHCSXH, vẫn cịn tình trạng phải tập hợp đủ số lượng người vay theo u cầu thì cán bộ tín dụng NHCSXH mới xuống giải ngân do đó ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của nhiều hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động tín dụng ngân hàng chính sách xã hội đến thu nhập của hộ nghèo huyện phú tân, tỉnh cà mau (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)