Tác động của tín dụng NHCSXH đến thu nhập của hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động tín dụng ngân hàng chính sách xã hội đến thu nhập của hộ nghèo huyện phú tân, tỉnh cà mau (Trang 46 - 50)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG NHCSXH ĐẾN THU NHẬP HỘ NGHÈO

4.3.3. Tác động của tín dụng NHCSXH đến thu nhập của hộ nghèo

4.3.3.1. Lựa chọn mơ hình hồi quy

Kết quả phân tích tại bảng 4.10 cho thấy, khi chưa vay vốn NHCSXH thì thu nhập của nhóm so sánh là 2,65 triệu đồng/người/năm; thu nhập của nhóm hưởng lợi là 2,75 triệu đồng/người/năm. Chênh lệch thu nhập giữa nhóm so sánh và nhóm hưởng lợi khi chưa có chính sách là 0,10 triệu đồng/người/năm.

Bảng 4.10: Thu nhập của hộ nghèo trước và sau khi vay vốn NHCSXH

Đvt: Triệu đồng

Stt Tiêu chí Khi chưa có

chính sách

Sau khi có chính sách

1 Thu nhập của nhóm so sánh 2,65 4,19

2 Thu nhập của nhóm hưởng lợi 2,75 4,93

3 Chênh lệch thu nhập (2-1) 0,10 0,74

4 Thay đổi thu nhập trước và sau khi

có chính sách (DID) ***0,64

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2016 Ghi chú: *** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

Sau khi vay vốn từ NHCSXH thì thu nhập của nhóm hộ so sánh là 4,19 triệu đồng/người/năm và thu nhập của nhóm hưởng lợi là 4,93 triệu đồng/người/năm; chênh lệch giữa nhóm hưởng lợi và nhóm so sánh tại thời điểm sau khi có chính sách là 0,64 triệu đồng/người/năm và mức chênh lệch này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

Như vậy, sau khi có chính sách vay vốn NHCSXH thì thu nhập của hộ nghèo tăng lên thêm 0,74 – 0,10 = 0,64 triệu đồng/người/năm và thu nhập tăng thêm này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (1995); Phạm Vũ Lửa Hạ (2003) và Nguyễn Trọng Hoài (2005).

Tuy nhiên, thu nhập của của hộ nghèo không chỉ phụ thuộc vào tín dụng mà cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác (đã nêu tại mơ hình nghiên cứu – chương 3),

đề tài thiết lập thêm các mơ hình hồi quy, với mức ý nghĩa thống kê u cầu là 5%. Mơ hình 1: Bao gồm các biến như Thời gian (T); Tham gia chính sách (D); biến tương tác giữa thời gian và tham gia chính sách (D*T); Quy mơ hộ; Tuổi của chủ hộ; Giới tính của chủ hộ; Dân tộc; Trình độ; Tỷ lệ thu nhập phi nơng nghiệp; Diện tích đất canh tác; Giao thơng, tỷ lệ người phụ thuộc. Mơ hình 2: chỉ giữ lại các biến có ý nghĩa thống kê và phù hợp với kỳ vọng về dấu từ mơ hình 1.

Bảng 4.11: Phân tích hồi quy tác động của tín dụng NHCSXH và các yếu tố kinh tế xã hội đến thu nhập của hộ

Biến độc lập Mơ hình 1 Mơ hình 2 VIF

Tín dụng

(D=1: hộ có vay vốn; D=0: hộ khơng vay vốn) 0,025 2,05

Thời gian

(T=1: năm 2015; T=0: năm 2012) ***1,364 ***1,409 2,04

Tín dụng*Thời gian (D*T) ***0,585 ***0,498 3,00

Giới tính của chủ hộ (1= nam; 0 = nữ) 0,074 1,19

Dân tộc (1 = Kinh, Hoa; 0 = khác) 0,035 1,15

Khu vực sinh sống

(1=thành thị; 0 = nông thôn) *0,276 **0,370 1,19

Tuổi của chủ hộ (năm) 0,008 1,04

Quy mô hộ (người) ***0,363 1,25

Tỷ lệ người phụ thuộc (%) *0,467 1,04

Số năm đi học bình quân đầu người (năm) 0,092 1,14

Diện tích đất canh tác bình quân đầu người

(1.000m2/người) ***0,246 ***0,272 1,13

Điều kiện giao thông

(1=thuận lợi; 0 = không thuận lợi) ***1,070 ***1,058 1,13 Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp (%) ***0,836 ***1,278 1,13

Hằng số ***-2,161 ***0,940

Giá trị kiểm định mô hình F-Value ***19,790 ***33,300

R2 0,502 0,377

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2016

Ghi chú: *** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ** có ý nghĩa thống kê ở mức 5%;* có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.

Kết quả phân tích hồi quy tại bảng 4.11 cho thấy. Đối với mơ hình 1: các biến độc lập là thời gian; biến tương tác giữa tín dụng và thời gian; khu vực sinh sống; diện tích canh tác bình qn đầu người; điều kiện giao thông; tỷ lệ thu nhập từ phi nơng nghiệp có ý nghĩa thống kê và phù hợp với kỳ vọng dấu, được đưa vào mơ hình 2. Biến độc lập là quy mô hộ và tỷ lệ người phụ thuộc có ý nghĩa thống kê nhưng không phù hợp với kỳ vọng về dấu nên khơng được đưa vào mơ hình 2. Các biến độc lập cịn lại gồm giới tính của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, dân tộc của hộ, số năm đi học bình qn đầu người, tỷ lệ người phụ thuộc khơng có ý nghĩa thống kê.

Đối với mơ hình 2: các biến độc lập là thời gian; biến tương tác giữa tín dụng và thời gian; diện tích canh tác bình qn đầu người; điều kiện giao thơng; tỷ lệ thu nhập từ phi nơng nghiệp có ý nghĩa thống kê và phù hợp với kỳ vọng về dấu; biến độc lập khu vực khơng có ý nghĩa thống kê.

Như vậy mơ hình được chọn để phân tích tác động của tín dụng NHCSXH đến thu nhập của hộ nghèo huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau gồm có 6 biến độc lập là thời gian; biến tương tác giữa tín dụng và thời gian; khu vực sinh sống; diện tích canh tác bình qn đầu người; điều kiện giao thông; tỷ lệ thu nhập từ phi nông nghiệp.

Các yếu tố khác như tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, dân tộc của hộ, số năm đi học bình quân đầu người, tỷ lệ người phụ thuộc không ảnh hưởng đến thu nhập của nơng hộ ở mức ý nghĩa 5%.

Mơ hình được chọn rất có ý nghĩa thống kê vì các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, độ phóng đại phương sai VIF <10, khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. Mức độ giải thích của mơ hình được biểu thị thơng qua hệ số R2. Kết quả hồi quy tính tốn được hệ số R2 là 0,377 = 37,7% – nghĩa là 6 biến độc lập trong mơ hình giải thích được 37,7% thay đổi trong thu nhập của hộ.

Phương trình hồi quy thu nhập đầu người của hộ được viết lại như sau:

Y = 0,940 + 1,409*T + 0,498*D*T + 0,370*KV + 0,272*DTDat + 1,058*Giaothong + 1,278*TNphiNong + ɛi (4.1)

Hay Thu nhập đầu người = 0,940 + 1,409*Thời gian + 0,498*Vay vốn*Thời gian + 0,370*Khu vực + 0,272*Diện tích canh tác bình quân đầu người +

1,058*Điều kiện giao thông + 1,278*Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp + ɛi (4.2)

4.3.3.2. Thảo luận kết quả hồi quy

Dựa vào bảng kết quả hệ số hồi quy trong phương trình 4.2 ta thấy thời gian (T) có hệ số hồi quy là (+) 1,409 cho thấy thời gian có quan hệ cùng chiều với thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 cao hơn so với năm 2012 là 1,409 triệu đồng/người. Nếu khơng tính đến yếu tố lạm phát thì thu nhập của hộ nghèo theo thời gian có sự cải thiện, điều này phù hợp với tình hình thực tế tại huyện Phú Tân nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung là theo thời gian thì thu nhập của hộ nghèo đã được nâng lên.

Yếu tố tương tác giữa vay vốn và thời gian (D*T), có hệ số là (+) 0,498 thể hiện tác động của việc vay vốn lên thu nhập của hộ bằng phương pháp phân tích khác biệt. Việc vay vốn NHCSXH có quan hệ cùng chiều với thu nhập bình qn đầu người của hộ nghèo và trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, nếu hộ nghèo có vay vốn (nhóm hưởng lợi) sẽ có thu nhập cao hơn so với nhóm hộ nghèo khơng có vay vốn (nhóm so sánh) là 0,498 triệu đồng/người. Như vậy, tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã có tác dụng làm tăng thu nhập của hộ nghèo. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài (2005), Nguyễn Văn Châu (2009), Nguyễn Thanh Hùng (2015) cho rằng tín dụng ưu đãi của nhà nước sẽ làm tăng thu nhập của hộ nghèo.

Khu vực sinh sống của hộ nghèo (KV) có hệ số hồi quy là (+) 0,370 cho thấy khu vực sinh sống càng thuận lợi thì thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo sẽ được cải thiện, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu hộ nghèo sinh sống ở khu vực có điều kiện thuận lợi sẽ có thu nhập cao hơn 0,370 triệu đồng/người. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Nicholas Minot, Bob Baulch (2003) và World Bank (1995) cho rằng hộ nghèo sống gần cơ sở hạ tầng tốt hơn sẽ có mức sống cao hơn và có khả năng tận dụng những ưu thế của thị trường hơn những hộ cịn lại.

cho thấy diện tích canh tác bình qn đầu người có quan hệ cùng chiều với thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu diện tích canh tác bình qn đầu người tăng thêm 1.000m2/người thì thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 0,272 triệu đồng/người. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của R. Khandker (2009), GayaTri Datar (2009), Nguyễn Trọng Hồi (2005) khi cho rằng diện tích đất canh tác cải thiện thu nhập của hộ.

Điều kiện giao thơng (Giaothong) có hệ số hồi quy là (+) 1,058 cho thấy giao thơng thuận lợi sẽ làm thu nhập bình qn đầu người của hộ nghèo và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu hộ sống ở khu vực có điều kiện giao thông thuận lợi sẽ làm cho thu nhập tăng thêm 1,058 triệu đồng/người. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Nicholas Minot, Bob Baulch (2003) cho rằng nghèo đói ở Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện giao thơng.

Tỷ lệ thu nhập phi nơng nghiệp có hệ số hồi quy là (+) 1,278 cho thấy tỷ lệ thu nhập phi nơng nghiệp có quan hệ cùng chiều với thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp tăng thêm 1% thì thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 1,278 triệu đồng/người. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Dorter Verner (2005), R.Khandker (2009) chỉ ra rằng những hộ gia đình có người làm việc trong lĩnh vực phi nơng nghiệp hay làm việc hưởng lương sẽ có mức sống cao hơn những hộ chỉ làm nông nghiệp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo xếp theo tầm quan trọng từ cao đến thấp là: (1) Tỷ trọng thu nhập phi nông nghiệp; (2) Thời gian; (3) Điều kiện giao thơng; (4) Tín dụng ưu đãi của NHCSXH; (5) Khu vực sinh sống (thành thị hay nơng thơn) và (6) Diện tích đất canh tác bình qn đầu người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động tín dụng ngân hàng chính sách xã hội đến thu nhập của hộ nghèo huyện phú tân, tỉnh cà mau (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)